Điều 17 Nghị định 149/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
1. Sau khi kết thúc đào tạo, huấn luyện, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này có trách nhiệm thành lập Hội đồng sát hạch để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, huấn luyện, cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
2. Trường hợp cơ quan quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 15 Nghị định này tổ chức đào tạo, huấn luyện thì sau khi kết thúc đào tạo, huấn luyện, phải có văn bản đề nghị; danh sách người tham gia đào tạo, huấn luyện, trong đó ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, số định danh cá nhân, chức vụ; kèm theo 03 ảnh màu chụp kiểu chân dung cỡ 03 cm x 04 cm, mặc trang phục theo quy định (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ) gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này để tổ chức kiểm tra, sát hạch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này có trách nhiệm thành lập Hội đồng sát hạch để kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, huấn luyện, cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
3. Thành lập Hội đồng sát hạch
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an ra quyết định thành lập Hội đồng sát hạch, bao gồm: Lãnh đạo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là Chủ tịch hội đồng; đại diện Phòng hướng dẫn quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; đại diện cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị đào tạo, huấn luyện; đại diện cơ quan tổ chức đào tạo, huấn luyện (nếu có) là thành viên hội đồng;
b) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thành lập Hội đồng sát hạch, bao gồm: Lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội là Chủ tịch hội đồng; đại diện Đội đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và con dấu; đại diện cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị đào tạo, huấn luyện; đại diện cơ quan tổ chức đào tạo, huấn luyện (nếu có) là thành viên hội đồng.
4. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra lý thuyết
Cá nhân được đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải làm bài thi trắc nghiệm trong thời gian 40 phút; bài thi trắc nghiệm gồm 30 câu hỏi về các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; số điểm tối đa bài thi trắc nghiệm là 30 điểm;
b) Kiểm tra thực hành
Cá nhân được đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải thực hiện kỹ năng, thao tác, tháo lắp, bảo dưỡng, sử dụng. Thời gian kiểm tra căn cứ vào thực tế, Hội đồng sát hạch trực tiếp đánh giá kết quả kiểm tra;
c) Kiểm tra bắn đạn thật đối với người được đào tạo, huấn luyện về sử dụng súng quân dụng, súng thể thao; người được kiểm tra phải bắn 03 viên đạn thật tính điểm tại trường bắn theo quy định.
5. Đánh giá kết quả kiểm tra
Người được đào tạo, huấn luyện đạt yêu cầu khi có kết quả kiểm tra lý thuyết từ 25 điểm trở lên; đạt yêu cầu kiểm tra thực hành; kiểm tra bắn đạn thật tính điểm 03 viên từ 15 điểm trở lên (nếu có).
Nghị định 149/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- Số hiệu: 149/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Minh Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 5. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục làm mất tính năng, tác dụng và xác nhận tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật
- Điều 7. Biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao
- Điều 8. Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
- Điều 9. Điều kiện kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí
- Điều 10. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí
- Điều 12. Đối tượng đào tạo, huấn luyện, cấp giấy chứng nhận sử dụng, vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; huấn luyện, cấp chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 13. Nội dung, thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 14. Tiêu chuẩn cán bộ đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 15. Thẩm quyền đào tạo, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; huấn luyện, cấp chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an
- Điều 16. Thủ tục đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 17. Kiểm tra, sát hạch để cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 18. Cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ