Chương 4 Nghị định 149/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ QUÂN DỤNG, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao;
b) Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đối với kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền;
c) Ban hành biểu mẫu phục vụ công tác đăng ký, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý;
d) Tổ chức đăng ký, cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền;
đ) Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;
e) Quy định việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan quy định việc trang bị, quản lý, sử dụng, sửa chữa, vận chuyển, phân loại, thanh lý, làm mất tính năng, tác dụng, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an;
g) Tổ chức thực hiện việc thu hồi, phân loại, bảo quản, chuyển loại, thanh lý, tiêu hủy đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an giao nộp;
h) Biên soạn nội dung, chương trình huấn luyện; tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và cấp giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an;
i) Kiểm tra việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an;
k) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong Công an nhân dân;
l) Thống kê, tổng hợp tình hình, kết quả về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền;
m) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh hoặc khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới, cửa khẩu, vùng trời, vùng biển, đảo theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;
b) Quy định việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và cấp, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
d) Tiếp nhận, xử lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng do cơ quan Công an thu hồi từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân bàn giao hoặc vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân giao nộp;
đ) Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền;
e) Phối hợp với Bộ Công an trong việc sửa chữa, chuyển loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
g) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong phạm vi quản lý.
Điều 21. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ quân dụng trong nghiên cứu khoa học và công nghệ; phối hợp thẩm định và công bố tiêu chuẩn kho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông phối hợp với các bộ, ngành tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh.
4. Các bộ, ngành có đối tượng thuộc diện được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện việc trang bị, quản lý, bảo quản, sử dụng, sửa chữa, vận chuyển, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; cung cấp số liệu phục vụ thống kê nhà nước; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc nội dung quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
3. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh hoặc khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Nghị định 149/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- Số hiệu: 149/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Minh Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 5. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục làm mất tính năng, tác dụng và xác nhận tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật
- Điều 7. Biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao
- Điều 8. Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng
- Điều 9. Điều kiện kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí
- Điều 10. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp được kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí
- Điều 12. Đối tượng đào tạo, huấn luyện, cấp giấy chứng nhận sử dụng, vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; huấn luyện, cấp chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 13. Nội dung, thời gian, địa điểm, kinh phí tổ chức đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 14. Tiêu chuẩn cán bộ đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 15. Thẩm quyền đào tạo, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; huấn luyện, cấp chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an
- Điều 16. Thủ tục đào tạo, huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 17. Kiểm tra, sát hạch để cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ
- Điều 18. Cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ