Điều 47 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
1. Bổ nhiệm trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức:
a) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của cơ quan, tổ chức mà chức vụ công chức đang giữ ở cơ quan, tổ chức cũ tương đương hoặc cao hơn chức vụ công chức dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, tổ chức thì tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chuyển đổi chức vụ theo vị trí việc làm mới tương ứng;
b) Trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức của cơ quan, tổ chức mà chức vụ công chức đang giữ ở cơ quan, tổ chức cũ thấp hơn chức vụ công chức dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức mới thì việc bổ nhiệm được thực hiện theo quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.
2. Cơ quan cấp trên trực tiếp chủ trì thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp sau:
a) Bổ nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức mới được thành lập;
b) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó cơ quan, tổ chức chỉ có một lãnh đạo là người đứng đầu hoặc là cấp phó của người đứng đầu;
c) Trường hợp thực hiện quy trình bổ nhiệm mà thời điểm đó nội bộ lãnh đạo cơ quan, tổ chức mất đoàn kết, nhiều người vi phạm kỷ luật, nếu thực hiện quy trình bổ nhiệm sẽ thiếu khách quan;
d) Trường hợp vì thiên tai, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác mà cơ quan, tổ chức không còn người lãnh đạo, quản lý.
3. Trường hợp cơ quan, tổ chức chưa kiện toàn người đứng đầu, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm việc giao quyền hoặc giao phụ trách cơ quan, tổ chức cho đến khi bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Thời gian giao quyền, giao phụ trách không tính vào thời gian giữ chức vụ khi được bổ nhiệm.
4. Trường hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm chế độ tập sự lãnh đạo, quản lý và thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý theo chủ trương của Đảng thì quy trình bổ nhiệm thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức thí điểm.
Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- Số hiệu: 138/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/11/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1155 đến số 1156
- Ngày hiệu lực: 01/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Căn cứ tuyển dụng công chức
- Điều 4. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 5. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
- Điều 6. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức
- Điều 7. Hội đồng tuyển dụng công chức
- Điều 8. Hình thức, nội dung và thời gian thi
- Điều 9. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức
- Điều 10. Đối tượng xét tuyển công chức
- Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển công chức
- Điều 12. Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
- Điều 13. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
- Điều 14. Trình tự tổ chức tuyển dụng
- Điều 15. Thông báo kết quả tuyển dụng công chức
- Điều 16. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng
- Điều 17. Quyết định tuyển dụng và nhận việc
- Điều 18. Tiếp nhận vào làm công chức
- Điều 19. Xếp ngạch, bậc lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 20. Chế độ tập sự
- Điều 21. Hướng dẫn tập sự
- Điều 22. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
- Điều 23. Bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự
- Điều 24. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự
- Điều 25. Bố trí, phân công công tác
- Điều 26. Điều động công chức
- Điều 27. Biệt phái công chức
- Điều 28. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái
- Điều 29. Chuyển ngạch công chức
- Điều 30. Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức
- Điều 31. Xét nâng ngạch công chức
- Điều 32. Phân công tổ chức thi nâng ngạch công chức
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức
- Điều 34. Xây dựng Đề án thi nâng ngạch công chức
- Điều 35. Hội đồng thi nâng ngạch công chức
- Điều 36. Hồ sơ nâng ngạch công chức
- Điều 37. Hình thức, nội dung và thời gian thi nâng ngạch
- Điều 38. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch
- Điều 39. Thông báo kết quả thi nâng ngạch
- Điều 40. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 41. Thời hạn giữ chức vụ
- Điều 42. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
- Điều 43. Trách nhiệm trong công tác bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 44. Thẩm quyền bổ nhiệm
- Điều 45. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý
- Điều 46. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương
- Điều 47. Bổ nhiệm trong trường hợp khác
- Điều 48. Hồ sơ bổ nhiệm
- Điều 49. Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
- Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
- Điều 51. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
- Điều 52. Thủ tục bổ nhiệm lại
- Điều 53. Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
- Điều 54. Hồ sơ bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
- Điều 55. Đối tượng, phạm vi luân chuyển
- Điều 56. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển
- Điều 57. Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển
- Điều 58. Kế hoạch luân chuyển
- Điều 59. Quy trình luân chuyển
- Điều 60. Hồ sơ công chức luân chuyển
- Điều 61. Thời gian luân chuyển
- Điều 62. Nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển
- Điều 63. Bố trí công chức sau luân chuyển
- Điều 64. Chế độ, chính sách đối với công chức luân chuyển
- Điều 65. Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
- Điều 66. Miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý
- Điều 67. Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm
- Điều 68. Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức
- Điều 69. Trách nhiệm rà soát, phát hiện người có tài năng trong hoạt động công vụ
- Điều 70. Chính sách chung đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ
- Điều 71. Nội dung quản lý công chức
- Điều 72. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 73. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 74. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 75. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức
- Điều 76. Chế độ báo cáo về công tác quản lý công chức