CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/2013/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục,
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
1. Mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với cá nhân là 50 triệu đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại Khoản 5 Điều 9; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 11; Khoản 1 và các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 13; Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16; Khoản 1 Điều 20 và
Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
1. Buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập không đúng thẩm quyền.
2. Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.
3. Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học có nội dung không phù hợp, xuyên tạc, kích động bạo lực, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi viết thêm, sửa nội dung bài thi, học bạ, sổ điểm, phiếu điểm hoặc các tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học.
5. Buộc đảm bảo quyền lợi của thí sinh đối với hành vi làm mất bài thi.
6. Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại; trường hợp không thể trả lại được thì nộp về ngân sách nhà nước số tiền do hành vi vi phạm mà có.
7. Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau bằng số lượng đã tuyển vượt; buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoạt động giáo dục;
8. Buộc bổ sung môn học hoặc nội dung giáo dục còn thiếu theo chương trình giáo dục quy định.
9. Buộc bổ sung đầy đủ điều kiện về đội ngũ nhà giáo, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng giáo dục hoặc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học.
10. Buộc hủy bỏ kết quả thi, kết quả đánh giá môn học, kết quả bảo vệ luận văn, luận án không đúng quy định; chấm lại bài thi, đánh giá lại kết quả môn học, tổ chức bảo vệ lại luận văn, luận án.
11. Buộc hủy bỏ phôi văn bằng chứng chỉ đã in không đúng nội dung quy định.
12. Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với cơ sở giáo dục đã tuyển trái phép, bị giải thể, bị tước giấy phép, bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
MỤC 1. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Điều 5. Vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường trung cấp chuyên nghiệp;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường cao đẳng, trường đại học.
3. Phạt tiền đối với hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục theo các mức phạt sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường trung cấp chuyên nghiệp;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng, trường đại học, học viện.
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc cơ sở giáo dục đại học.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 6. Vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp chuyên nghiệp;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hoạt động giáo dục mầm non;
c) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động giáo dục trung cấp chuyên nghiệp;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hoạt động giáo dục đại học.
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục mầm non;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục phổ thông;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 7. Vi phạm quy định về dạy thêm
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
MỤC 2. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TUYỂN SINH
Điều 8. Vi phạm quy định về thông báo, tư vấn tuyển sinh, xác định chỉ tiêu tuyển sinh
Điều 9. Vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh
a) Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tuyển sai dưới 10 người học;
b) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 đến dưới 20 người học;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 20 người học trở lên.
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai dưới 10 người học;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 đến dưới 30 người học;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 30 người học trở lên.
3. Xử phạt đối với hành vi tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, đại học sai đối tượng theo các mức phạt sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai dưới 10 người học;
b) Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 đến dưới 30 người học;
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai đến dưới 5 người học;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 5 đến dưới 10 người học;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng so với chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc được giao theo các mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 5% đến dưới 10%;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.
MỤC 3. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG, LIÊN KẾT
Điều 11. Vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình giáo dục
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với vi phạm từ 5 tiết đến dưới 10 tiết;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 10 tiết đến dưới 15 tiết;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 15 tiết trở lên.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 12. Vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về đào tạo liên thông theo các mức phạt sau đây:
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về liên kết đào tạo theo các mức phạt sau đây:
c) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi liên kết đào tạo cấp bằng chính quy;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
MỤC 4. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Điều 13. Vi phạm quy định về thi
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.
3. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy chế thi theo các mức phạt sau đây:
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác;
đ) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi;
e) Từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi làm mất bài thi.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm ở trường trung cấp chuyên nghiệp;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm ở cơ sở giáo dục đại học.
MỤC 5. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, CẤP VÀ SỬ DỤNG VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ
Điều 15. Vi phạm quy định về quản lý, cấp văn bằng, chứng chỉ
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ theo các mức phạt sau đây:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 16. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.
MỤC 6. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO VÀ NGƯỜI HỌC
Điều 17. Vi phạm quy định về sử dụng nhà giáo
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo không đủ tiêu chuẩn ở trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học.
Điều 18. Vi phạm quy định về bảo đảm tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu trong các cơ sở giáo dục
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ giáo viên, giảng viên cơ hữu trên tổng số giáo viên, giảng viên trong cơ sở giáo dục theo các mức phạt cụ thể như sau:
1. Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở cơ sở giáo dục phổ thông;
2. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở trường trung cấp chuyên nghiệp;
3. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm ở cơ sở giáo dục đại học.
Điều 20. Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học
Điều 21. Vi phạm quy định về kỷ luật người học, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học
Điều 22. Vi phạm quy định về phổ cập giáo dục
Điều 24. Vi phạm quy định về học phí, lệ phí và các khoản thu khác
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 26. Vi phạm quy định về kiểm định chất lượng giáo dục
b) Từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp.
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN, THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Điều 27. Thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này khi đang thi hành công vụ;
b) Công chức khi đang thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa là 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa là 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Chương I Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa là 100.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Chương I Nghị định này.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa là 500.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này.
2. Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa là 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Chương I Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa là 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Chương I Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa là 70.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Chương I Nghị định này.
5. Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa là 100.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Chương I Nghị định này.
Điều 30. Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 49/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- 2Nghị định 40/2011/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định số 49/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- 3Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
- 4Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
- 5Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 6Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 7Nghị định 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
- 8Nghị định 148/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
- 9Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 10Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 11Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- 12Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- 1Nghị định 49/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- 2Nghị định 40/2011/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định số 49/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- 3Nghị định 65/2015/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật
- 4Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- 5Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 4Luật giáo dục đại học 2012
- 5Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 6Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
- 7Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
- 8Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 9Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 10Nghị định 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
- 11Nghị định 148/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
- 12Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- 13Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 14Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- Số hiệu: 138/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/10/2013
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 03/11/2013
- Số công báo: Từ số 719 đến số 720
- Ngày hiệu lực: 10/12/2013
- Ngày hết hiệu lực: 10/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực