Điều 20 Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi
1. Hóa đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện. Hình thức thông báo thanh toán tiền điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
2. Trường hợp thiết bị đo đếm điện không chính xác so với tiêu chuẩn quy định, tiền điện phải thanh toán theo quy định tại Điều 23 Luật điện lực, Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực và được xác định như sau:
a) Nếu xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện năng thực tế đã thu vượt hoặc được truy thu tiền điện năng còn thiếu của bên mua điện;
b) Nếu không xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện chạy nhanh, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện đã thu vượt trội theo thời hạn tính toán là 01 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện không bao gồm kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số.
3. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian hệ thống thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng làm cho công tơ điện ngừng hoạt động, tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện. Số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ thời điểm công tơ ngừng hoạt động được lưu lại trong bộ nhớ của công tơ điện hoặc từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất trong trường hợp công tơ điện không lưu lại được thời điểm ngừng hoạt động đến ngày hệ thống thiết bị đo đếm điện được phục hồi hoạt động.
4. Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian công tơ điện bị mất thì tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện, số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất đến ngày công tơ điện được lắp đặt và hoạt động trở lại.
5. Khuyến khích thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng, tại địa điểm thu tiền điện của bên bán điện.
6. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải tranh chấp về thanh toán tiền điện theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Luật điện lực là Sở Công Thương hoặc cơ quan, tổ chức khác do hai bên thỏa thuận.
Nghị định 137/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi
- Số hiệu: 137/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/10/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 717 đến số 718
- Ngày hiệu lực: 10/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Tổ chức điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực
- Điều 3. Quản lý, thực hiện quy hoạch phát triển điện lực
- Điều 4. Nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
- Điều 5. Trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện
- Điều 6. Xây dựng, cải tạo lưới điện
- Điều 7. Điều kiện đấu nối công trình điện lực vào lưới điện quốc gia
- Điều 8. Hỗ trợ đầu tư phát triển điện lực ở nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo
- Điều 9. Quản lý nhu cầu điện
- Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhu cầu điện
- Điều 11. Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
- Điều 12. Bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện
- Điều 13. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện
- Điều 14. Ngừng, giảm mức cung cấp điện
- Điều 15. Chất lượng điện năng
- Điều 16. Đo đếm điện năng
- Điều 17. Ghi chỉ số công tơ điện
- Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ công tơ điện của bên mua điện
- Điều 19. Kiểm định thiết bị đo đếm điện bị khiếu nại
- Điều 20. Thanh toán tiền điện
- Điều 21. Quyền được vào khu vực quản lý của bên mua điện
- Điều 22. Mua bán điện với nước ngoài
- Điều 23. Trách nhiệm báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện và báo cáo tài chính
- Điều 24. Phê duyệt giá điện và phí
- Điều 25. Giá điện hai thành phần
- Điều 26. Giá phát điện và giá bán buôn điện
- Điều 27. Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn
- Điều 28. Điều kiện chung để cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 29. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phát điện
- Điều 30. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động truyền tải điện
- Điều 31. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phân phối điện
- Điều 32. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán buôn điện
- Điều 33. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động bán lẻ điện
- Điều 34. Điều kiện cấp giấy phép xuất, nhập khẩu điện
- Điều 35. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực quốc gia
- Điều 36. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 37. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn quy hoạch thủy điện
- Điều 38. Phân hạng về quy mô của công trình đối với lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng và tư vấn giám sát thi công công trình điện
- Điều 39. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy thủy điện
- Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình nhà máy nhiệt điện
- Điều 41. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp
- Điều 42. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện
- Điều 43. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy nhiệt điện
- Điều 44. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp
- Điều 45. Sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 46. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 47. Lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 48. Điều tiết hoạt động điện lực
- Điều 49. Kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Điều 50. Hiệu lực thi hành
- Điều 51. Trách nhiệm thi hành