Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/2022/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2022 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐIỆN ẢNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh.
Nghị định này quy định chi tiết điểm d và điểm e khoản 2 Điều 5; khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 14; điểm a và điểm c khoản 3 Điều 19; khoản 2 Điều 20; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 21; khoản 2 Điều 22; khoản 2 Điều 38; khoản 2 Điều 42 Luật Điện ảnh, gồm các nội dung sau:
1. Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam.
2. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong hoạt động điện ảnh.
3. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước để phục vụ nhiệm vụ chính trị được thực hiện bằng phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng hoặc đấu thầu; quy trình thực hiện lựa chọn dự án sản xuất phim.
4. Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em phổ biến trong rạp chiếu phim.
5. Miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
6. Tỷ lệ thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với phim nước ngoài, khung giờ phát sóng phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ phát sóng phim cho trẻ em trên các kênh truyền hình trong nước.
7. Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng.
8. Thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng.
9. Thực hiện biện pháp kỹ thuật cần thiết và hướng dẫn để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em tự kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phổ biến trên không gian mạng phù hợp với độ tuổi xem phim; để người sử dụng dịch vụ báo cáo về phim vi phạm quy định của Luật Điện ảnh.
10. Cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; phản ánh, khiếu nại, tố cáo của người sử dụng dịch vụ.
11. Triển khai các giải pháp kỹ thuật, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gỡ bỏ, ngăn chặn phim vi phạm.
12. Trách nhiệm ngăn chặn truy cập phim vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông.
13. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo về việc chiếu phim công cộng.
14. Điều kiện cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức liên hoan phim, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam.
15. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động điện ảnh tại Việt Nam và ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động điện ảnh tại Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điện ảnh.
1. Chủ đầu tư dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Chủ đầu tư) là cơ quan, đơn vị được quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Điện ảnh.
2. Cơ quan, đơn vị quản lý dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Cơ quan quản lý dự án) là cơ quan, đơn vị thuộc chủ Chủ đầu tư có chức năng quản lý, tham mưu, tư vấn giúp Chủ đầu tư quản lý dự án sản xuất phim, được Chủ đầu tư giao nhiệm vụ thực hiện.
3. Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng là ứng dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sử dụng để quản lý hoạt động phân loại phim của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng.
1. Cơ quan, tổ chức Nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị bằng các hình thức mua hoặc nhận tặng cho kịch bản phim, phim.
2. Cơ quan, tổ chức Nhà nước mua kịch bản phim, phim bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục đánh giá tư tưởng, nghệ thuật kịch bản phim, phim nhận chuyển giao như sau:
a) Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này thành lập Hội đồng đánh giá tư tưởng, nghệ thuật kịch bản phim, phim. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận để đi đến thống nhất, Hội đồng có ít nhất từ 05 thành viên (là số lẻ) bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim;
- Các Ủy viên khác của Hội đồng gồm đại diện cơ quan nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim; biên kịch, đạo diễn, các nhà chuyên môn về điện ảnh có kinh nghiệm, uy tín nghề nghiệp và các chức danh khác phù hợp do cơ quan nhận chuyển giao lựa chọn;
- Thư ký của Hội đồng do cơ quan nhận chuyển giao quyết định.
b) Thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá kịch bản phim, phim, chấm điểm theo thang điểm 10, bội số là 0,5 theo tiêu chí sau:
- Xuất sắc: Chấm các điểm 9,0 đến 10 đối với kịch bản phim, phim có nội dung tư tưởng sâu sắc, giá trị nhân văn cao, khái quát được những vấn đề lớn của đời sống xã hội, có phát hiện độc đáo về cuộc sống và con người; ngôn ngữ điện ảnh, kỹ thuật cao, đặc sắc;
- Tốt: Chấm các điểm 7,5 đến 8,5 đối với kịch bản phim, phim có nội dung tư tưởng tốt, có tính nhân văn và giá trị xã hội; ngôn ngữ điện ảnh, kỹ thuật tốt, tạo được sức hấp dẫn;
- Khá: Chấm các điểm 6,0 đến 7,0 đối với kịch bản phim, phim có nội dung tư tưởng tốt, có ý nghĩa xã hội nhất định; ngôn ngữ điện ảnh, kỹ thuật còn hạn chế;
- Trung bình: Chấm các điểm từ 5,5 trở xuống đối với kịch bản phim, phim có nội dung tư tưởng, ngôn ngữ điện ảnh, kỹ thuật còn nhiều hạn chế.
c) Điểm số của thành viên Hội đồng chấm cho kịch bản phim, phim là cơ sở để tư vấn cho người đứng đầu cơ quan nhận chuyển giao đánh giá tư tưởng, nghệ thuật kịch bản phim, phim.
d) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận chuyển giao căn cứ vào tư vấn của Hội đồng tư vấn để quyết định mua hoặc nhận tặng cho kịch bản phim, phim và chỉ mua bản phim, phim theo tiêu chí đánh giá Khá trở lên (có số điểm trung bình cộng từ 6,0 trở lên).
đ) Việc định giá (nếu có) trước khi tiếp nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa tổ chức, cá nhân chuyển giao và cơ quan, tổ chức nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim.
4. Trường hợp nhận chuyển giao kịch bản phim, phim trong hoạt động quan hệ quốc tế do người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiếp nhận chuyển giao quyết định.
5. Trong trường hợp kịch bản phim, phim sử dụng ngôn ngữ, tiếng nước ngoài, cơ quan, tổ chức tiếp nhận chuyển giao có trách nhiệm tổ chức dịch, biên tập và làm phụ đề để sử dụng.
1. Cơ quan, tổ chức Nhà nước tổ chức thực hiện nhiệm vụ dịch, biên tập và làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp.
2. Việc dịch, biên tập và làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam phải bảo đảm:
a) Hiệu quả, chất lượng và đúng mục đích;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
1. Đầu tư công nghệ tiên tiến phục vụ các hoạt động điện ảnh và công tác quản lý nhà nước.
2. Số hóa phim, kịch bản, dữ liệu, tài liệu khác và xây dựng hệ thống hạ tầng lưu trữ của các cơ sở lưu trữ phim và các cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh.
3. Xây dựng, đầu tư hệ thống hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ công tác lưu trữ, thống kê dữ liệu hoạt động điện ảnh.
4. Nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hệ thống dữ liệu lớn, thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển điện ảnh.
5. Hiện đại hóa công nghệ và đầu tư thiết bị kỹ xảo, thiết bị kỹ thuật đồng bộ chuyên dụng, bảo đảm đủ điều kiện sản xuất phim, phát hành, phổ biến phim theo công nghệ hiện đại.
Điều 7. Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
Phim sản xuất sử dụng ngân sách nhà nước là sản phẩm văn hóa đặc thù, gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến khi hoàn thành. Việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước quy định như sau:
1. Đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam thực hiện phương thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.
2. Đối với phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình:
a) Thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
b) Thực hiện phương thức đấu thầu đối với các dự án sản xuất phim theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam.
Điều 8. Quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước
Căn cứ kế hoạch sản xuất phim đã được phê duyệt và kết quả thẩm định kịch bản của Hội đồng thẩm định kịch bản sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư và cơ quan quản lý dự án tổ chức lựa chọn dự án sản xuất phim như sau:
1. Đối với phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng:
a) Cơ sở điện ảnh sản xuất phim có kịch bản được tuyển chọn lập Hồ sơ dự án sản xuất phim gửi cơ quan quản lý dự án trình Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, gồm:
- Hồ sơ theo quy định của pháp luật về giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước.
- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, kế hoạch, tiến độ sản xuất.
- Dự toán chi phí sản xuất phim (đối với phương thức giao nhiệm vụ) hoặc phương án giá đặt hàng sản xuất phim (đối với phương thức đặt hàng), bao gồm:
Tổng dự toán chi phí sản xuất phim;
Danh mục trang thiết bị kỹ thuật (nêu rõ mã ký hiệu, tính năng, thông số kỹ thuật) phục vụ dự án sản xuất phim (bao gồm trang thiết bị có sẵn và thuê, mướn);
Chi phí tiền công, tiền lương.
- Phương án phát hành, phổ biến phim.
- Văn bản cam đoan về quyền tác giả đối với kịch bản phim.
- Hồ sơ đối với phim truyện và phim kết hợp nhiều loại hình gồm có:
Kịch bản, kịch bản phân cảnh và phương án sản xuất phim;
Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim, giám đốc sản xuất phim.
- Hồ sơ đối với phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình gồm có:
Kịch bản, kịch bản phân cảnh các cụm bối cảnh quay;
Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, họa sĩ (đối với phim hoạt hình), quay phim, giám đốc sản xuất phim.
b) Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước do chủ đầu tư thành lập, tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kết quả thẩm định của Hội đồng để tư vấn cho chủ đầu tư xem xét, quyết định lựa chọn dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, quyết định lựa chọn phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng; trong trường hợp lựa chọn phương thức đặt hàng, việc quyết định giá tối đa, giá cụ thể theo quy định của pháp luật về giá;
c) Cơ quan quản lý dự án ký hợp đồng đặt hàng sản xuất phim với cơ sở điện ảnh hoặc trình chủ đầu tư quyết định giao nhiệm vụ cho cơ sở điện ảnh có dự án sản xuất phim được lựa chọn.
2. Đối với phương thức đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và hồ sơ quy định như sau:
- Hồ sơ theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, kế hoạch, tiến độ sản xuất.
- Dự toán chi phí sản xuất phim bao gồm:
Tổng dự toán chi phí sản xuất phim;
Danh mục trang thiết bị kỹ thuật (nêu rõ mã ký hiệu, tính năng, thông số kỹ thuật) phục vụ dự án sản xuất phim (bao gồm trang thiết bị có sẵn và thuê, mướn);
Chi phí tiền công, tiền lương.
- Phương án phát hành, phổ biến phim và phương án phân chia lợi nhuận.
Dự kiến chi phí phát hành;
Dự kiến doanh thu phát hành.
- Văn bản cam đoan về quyền tác giả đối với kịch bản phim.
- Hồ sơ đối với phim truyện và phim kết hợp nhiều loại hình gồm có:
Kịch bản, kịch bản phân cảnh và phương án sản xuất phim;
Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, quay phim, giám đốc sản xuất phim.
- Hồ sơ đối với phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình gồm có:
Kịch bản, kịch bản phân cảnh các cụm bối cảnh quay;
Danh sách một số chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh gồm đạo diễn, biên kịch, họa sĩ (đối với phim hoạt hình), quay phim, giám đốc sản xuất phim.
1. Phim Việt Nam phải được chiếu trong hệ thống rạp chiếu phim, đặc biệt vào các đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ.
3. Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim được thực hiện theo lộ trình sau:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm.
4. Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 13 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ, cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 23 giờ.
1. Người cao tuổi, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật được giảm ít nhất 20% giá vé xem phim khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim.
2. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé; người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé xem phim khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim.
1. Phim Việt Nam được phát sóng trên các kênh truyền hình trong nước phải được:
a) Tăng thời lượng chiếu vào các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại;
b) Chiếu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại.
2. Phim Việt Nam được ưu tiên phát sóng vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ.
3. Thời lượng phát sóng phim Việt Nam trên các kênh truyền hình được thực hiện theo lộ trình sau:
a) Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 15% thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với tổng thời lượng phát sóng phim trên các kênh truyền hình trong nước, loại trừ dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên không gian mạng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình;
b) Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với tổng thời lượng phát sóng phim trên các kênh truyền hình trong nước, loại trừ dịch vụ truyền hình theo yêu cầu trên không gian mạng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình.
4. Phim cho trẻ em được ưu tiên phát sóng vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ. Thời lượng phát sóng phim cho trẻ em dưới 16 tuổi đạt ít nhất 5% so với tổng số thời lượng phát sóng phim trên các kênh truyền hình trong nước.
Điều 12. Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng
1. Điều kiện thực hiện phân loại phim để phổ biến trên không gian mạng bao gồm:
a) Có hội đồng phân loại phim hoặc có phần mềm kỹ thuật hoặc có cơ chế để thực hiện việc phân loại phim theo quy định về phân loại phim của Việt Nam và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại phim;
b) Có phương án sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Công cụ quản trị phải hỗ trợ việc phân loại phim theo từng tiêu chí và hiển thị linh hoạt ngay sau khi phim được cập nhật thay đổi về phân loại;
c) Có phương án kỹ thuật và quy trình thực hiện tạm dừng phổ biến, gỡ bỏ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi có yêu cầu gỡ bỏ phim, bộ phận vận hành phải thực hiện quy trình để triển khai thao tác gỡ bỏ phim trên công cụ quản trị.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng:
a) Tài liệu cung cấp đầu mối, thông tin liên hệ để tiếp nhận, xử lý yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Báo cáo thuyết minh các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận đủ điều kiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng:
a) Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng nộp 01 bộ hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận báo cáo, trả lời bằng văn bản và đăng tải công khai tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện phân loại phim trên không gian mạng trên Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng; trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng có trách nhiệm gửi thông báo những nội dung thay đổi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, nếu không đồng ý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng phải thực hiện lại trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đủ điều kiện thực hiện phân loại phim phổ biến trên không gian mạng có kết quả phân loại phim không phù hợp với kết quả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện khi kiểm tra:
a) Thực hiện sửa đổi, cập nhật kết quả phân loại phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Được coi là chưa bảo đảm điều kiện thực hiện phân loại phim khi kết quả phân loại, hiển thị kết quả phân loại không phù hợp với kết quả phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quá 05 lần trong vòng 01 tháng đối với Loại P, Loại T18, Loại T16, Loại T13 và 02 lần trong 06 tháng đối với Loại C thì phải thực hiện phân loại phim theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Luật Điện ảnh;
Sau thời hạn 03 tháng, thực hiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này để tiếp tục triển khai phân loại phim.
Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng thông báo danh sách phim sẽ phổ biến và kết quả phân loại phim thông qua Hệ thống dữ liệu về phân loại phim trên không gian mạng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi phổ biến phim trên không gian mạng.
1. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng phải thiết lập các biện pháp kỹ thuật cần thiết để cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em có khả năng dùng các biện pháp kỹ thuật đó để kiểm soát, quản lý, bảo đảm trẻ em xem phim phù hợp với độ tuổi bằng một trong các biện pháp sau:
a) Xây dựng cơ chế tài khoản đa người dùng bao gồm tài khoản dành riêng cho đối tượng trẻ em, trong đó: các tài khoản phải có mật khẩu bảo vệ, có cơ chế xác nhận khi chuyển tài khoản, có cơ chế báo cáo cho chủ tài khoản về lịch sử xem và hành vi của tài khoản trẻ em;
b) Khi truy cập phim gắn nhãn không dành cho trẻ em được truy cập sẽ có thông báo hiển thị xác nhận về độ tuổi truy cập;
c) Biện pháp có tính chất tương tự khác.
2. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng phải thiết lập các biện pháp kỹ thuật cần thiết, hiển thị phần báo cáo nội dung không phù hợp trong màn hình trình chiếu nội dung hoặc nội dung không phù hợp với phân loại độ tuổi người dùng được dán nhãn để người sử dụng dịch vụ khiếu nại, phản ánh, báo cáo phim vi phạm đối với chính doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức khi người sử dụng dịch vụ có lý do để phản hồi trong các trường hợp sau:
a) Có nội dung và hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh;
b) Biện pháp kỹ thuật quy định tại khoản 1 Điều này vi phạm quy định pháp luật có liên quan;
c) Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết:
a) Công khai hướng dẫn cách sử dụng các biện pháp kỹ thuật tại khoản 1 và 2 Điều này trên các ứng dụng hoặc trang thông tin điện tử phổ biến phim trên không gian mạng của mình;
b) Bảo đảm các biện pháp kỹ thuật quy định tại khoản 1 và 2 Điều này phải rõ ràng, minh bạch, dễ sử dụng;
c) Xử lý phản ánh, khiếu nại, báo cáo của người sử dụng dịch vụ chậm nhất trong 48 giờ kể từ khi nhận được phản ánh, khiếu nại, báo cáo nếu phản ánh, khiếu nại, báo cáo có căn cứ cụ thể, rõ ràng và kèm theo thông tin liên hệ của người sử dụng dịch vụ.
1. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng phải cung cấp các thông tin sau cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
a) Tên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức;
b) Đầu mối liên hệ: tên cơ quan, tổ chức hoặc người đại diện tại Việt Nam, địa chỉ email, điện thoại liên hệ.
2. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức phổ biến phim trên không gian mạng sau khi tiếp nhận yêu cầu phải thực hiện dừng, gỡ bỏ phim vi phạm chậm nhất trong 24 giờ đối với các phim có nội dung bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong vòng 03 đến 05 ngày đối với các nội dung vi phạm khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Triển khai các giải pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn, gỡ bỏ phim vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Ngăn chặn, gỡ bỏ phim vi phạm chậm nhất trong 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Các nội dung của phim vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông
Tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông phải bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Trường hợp phát hiện phim phổ biến trên không gian mạng có nội dung vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp có mạng viễn thông thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn truy cập phim vi phạm pháp luật. Biện pháp ngăn chặn chỉ được gỡ bỏ sau khi các vi phạm đã được xử lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn chặn việc truy cập phim vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời gian hoàn thành chậm nhất không quá 03 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
3. Các nội dung của phim vi phạm liên quan đến xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận thông báo của các nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận thông báo của các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống, vũ trường, cửa hàng, cửa hiệu và địa điểm công cộng khác.
Cơ quan, tổ chức Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Điện ảnh khi tổ chức liên hoan phim, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có đăng ký kinh doanh hoặc có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điện ảnh hoặc được cấp có thẩm quyền giao hoặc được phê duyệt tổ chức.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động điện ảnh. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa đáp ứng được điều kiện này thì phải kết hợp với cơ quan, tổ chức tại khoản 1 Điều này có người đứng đầu đáp ứng đủ tiêu chuẩn có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động điện ảnh.
3. Có năng lực tài chính bảo đảm cho công tác tổ chức liên hoan phim, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam.
4. Có đề án tổ chức liên hoan phim, liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề, giải thưởng phim, cuộc thi phim, chương trình phim và tuần phim tại Việt Nam gửi cùng thông báo cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Luật Điện ảnh.
Điều 20. Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh
1. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đại diện chủ sở hữu.
2. Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh được hình thành từ các nguồn sau:
a) Vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh do ngân sách nhà nước cấp. Việc cấp vốn thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ;
b) Huy động đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn thu nhập hợp pháp khác;
c) Tiền lãi từ tiền gửi của Quỹ tại ngân hàng;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12.
3. Bãi bỏ quy định tại Điều 3 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Bãi bỏ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8, cụm từ “bản dịch tóm tắt nội dung phim” tại điểm b khoản 2 Điều 9 tại Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.
5. Bãi bỏ Nghị định số 22/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.
6. Phim đã được phổ biến trên không gian mạng trước ngày 31 tháng 12 năm 2023 thì đến ngày 01 tháng 01 năm 2024 phải hoàn thành bổ sung cảnh báo và hiển thị mức phân loại phim đến người xem trong trường hợp tiếp tục phổ biến.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 54/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện ảnh 62/2006/QH11 và luật sửa đổi 31/2009/QH12
- 2Quyết định 949/QĐ-BVHTTDL năm 2016 thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật đề mục Điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Quyết định 2096/QÐ-BVHTTDL năm 2020 về Kế hoạch xây dựng dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Quyết định 2397/QĐ-BVHTTDL năm 2020 về Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực điện ảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Nghị định 22/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- 1Nghị định 54/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện ảnh 62/2006/QH11 và luật sửa đổi 31/2009/QH12
- 2Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- 3Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 4Nghị định 22/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
- 1Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2Quyết định 949/QĐ-BVHTTDL năm 2016 thực hiện pháp điển quy phạm pháp luật đề mục Điện ảnh do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Quyết định 2096/QÐ-BVHTTDL năm 2020 về Kế hoạch xây dựng dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Quyết định 2397/QĐ-BVHTTDL năm 2020 về Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực điện ảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Luật Điện ảnh 2022
Nghị định 131/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Điện ảnh
- Số hiệu: 131/2022/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 31/12/2022
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra