Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định này.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.
b) Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
2. Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
d) Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Số hiệu: 125/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 19/10/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1015 đến số 1016
- Ngày hiệu lực: 05/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
- Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn
- Điều 7. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 8. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
- Điều 9. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn
- Điều 11. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế
- Điều 12. Xử phạt hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
- Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
- Điều 14. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế
- Điều 15. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- Điều 16. Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
- Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế
- Điều 18. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế
- Điều 19. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân liên quan
- Điều 20. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in
- Điều 21. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
- Điều 22. Xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn
- Điều 23. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn
- Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
- Điều 25. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn trước khi thông báo phát hành hoặc hóa đơn đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập
- Điều 26. Xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn
- Điều 27. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn
- Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
- Điều 29. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn
- Điều 30. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
- Điều 31. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ hóa đơn
- Điều 32. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế
- Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 34. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của thanh tra
- Điều 35. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 36. Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 37. Giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 38. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 39. Giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 40. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 41. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
- Điều 42. Tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
- Điều 43. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn