Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 121-HĐBT | Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 1987 |
NGHỊ ĐỊNH
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng ngày 04/07/1981
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện
Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
BƯU CHÍNH VÀ VIỄN THÔNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 121-HĐBT ngày 15-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng).
a) Tổ chức kinh doanh các nghiệp vụ bưu chính, viễn thông ở trong nước và với nước ngoài.
b) Quản lý Nhà nước các mạng lưới bưu chính và viễn thông chuyên dùng theo quy định của Điều lệ này,
c) Ban hành các thể lệ, quy chế quản lý nghiệp vụ bưu chính, viễn thông trong nước; thực hiện các công ước, hiệp định, thể lệ bưu chính, viễn thông quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia hoặc thừa nhận.
Trừ những trường hợp đặc biệt do Nhà nước quy định, cấm các cơ quan, tổ chức và cá nhân chiếm đoạt, huỷ bỏ, bóc xem, tráo đổi nội dung bưu phẩm, bưu kiện, phiếu chuyển tiền, điện báo của người khác; thu hoặc nghe trộm điện báo, điện thoại; tiết lộ tên, địa chỉ người sử dụng bưu điện.
Bưu phẩm, bưu kiện, điện báo, điện thoại không được chứa đựng vật phẩm, tin tức vi phạm pháp luật của Nhà nước hoặc đạo đức xã hội chủ nghĩa.
2. Mạng lưới bưu chính, viễn thông quốc gia và các cơ sở bưu điện phải được bảo vệ, không ai được xâm phạm.
Các ngành Điện lực, Giao thông vận tải, Hải quan và các ngành có liên quan khác có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện để mạng lưới bưu chính, viễn thông quốc gia hoạt động liên tục.
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện quy định và công bố việc mở, đóng các cơ sở bưu điện, các nghiệp vụ bưu chính, viễn thông. Căn cứ vào quy định này, các cơ sở bưu điện phải niêm yết giờ mở cửa để giao dịch với người sử dụng bưu điện.
CÁC NGHIỆP VỤ BƯU CHÍNH VÀ VIỄN THÔNG
MỤC 1: CÁC NGHIỆP VỤ BƯU CHÍNH
1. Cấm gửi trong bưu phẩm, bưu kiện:
a) Giử đi trong nước vật phẩm, hàng hoá Nhà nước cấm lưu thông; vật hoặc chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh.
b) Gửi đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam vật phẩm, hàng hoá mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước nhận cấm xuất nhập khẩu; vật hoặc chất gây nguy hiểm hoặc làm mất vệ sinh.
2. Được gửi có điều kiện trong bưu phẩm, bưu kiện vật phẩm, hàng hoá bị hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Các cơ sở bưu điện có nhiệm vụ niêm yết danh mục những vật phẩm, hàng hoá cấm gửi và gửi có điều kiện tại nơi giao dịch, hướng dẫn người sử dụng bưu điện thực hiện đúng thể lệ về gói bọc, kích thước, khối lượng, cách ghi địa chỉ và cước phí đối với từng loại bưu phẩm, bưu kiện.
Ngành Hải quan và các ngành khác có liên quan phải cùng với ngành Bưu điện tổ chức làm thủ tục xuất, nhập khẩu bưu phẩm, bưu kiện thuận tiện, bảo đảm thời gian hoạt động của bưu điện.
1. Bưu phẩm, bưu kiện được trả trực tiếp tại địa chỉ người nhận hoặc tại cơ sở bưu điện.
2. Bưu phẩm, bưu kiện gửi các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và bưu phẩm thường giử cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang được trả cho nhân viên do cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang uỷ quyền nhận.
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cùng với các Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quyết định chi tiết việc trả bưu phẩm, bưu kiện trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang.
Những bưu phẩm, bưu kiện bị mất hết địa chỉ và bưu phẩm, bưu kiện bị hư hỏng nội dung thì không áp dụng thời hạn nói trên.
Riêng thư vô thừa nhận giao cho ngành Bưu điện xử lý.
2. Nội dung xử lý bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận quy định như sau:
a) Những ấn phẩm, giấy tờ hoặc vật phẩm cần để nghiên cứu hoặc lưu trữ được giao cho các cơ quan, tổ chức có liên quan.
b) Những giấy tờ khác được lưu giữ tại bưu điện trong một thời gian nhất định, sau đó được tiêu huỷ.
c) Hàng hoá được định giá và bán cho cơ quan thương nghiệp. Số tiền bán được gửi vào tài khoản tạm gửi của bưu điện tại Ngân hàng sau khi khấu trừ những chi phí lưu thông hợp lý. Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày gửi vào tài khoản nếu có chứng cứ đầy đủ, người có quyền nhận bưu phẩm, bưu kiện được nhận lại số tiền đã bán hàng. Quá thời hạn trên, tiền bán hàng được nộp vào ngân sách Nhà nước.
d) Những vật phẩm, hàng hoá bị hư hỏng hoàn toàn được phép tiêu huỷ.
3. Việc mở và xử lý bưu phẩm, bưu kiện vô thừa nhận của Hội đồng xử lý phải được lập thành biên bản.
Tiền gửi cho cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang được trả cho nhân viên do cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang uỷ quyền nhận.
Ngành Bưu điện tổ chức việc kinh doanh tem chơi ở trong nước và với nước ngoài; tổ chức và quản lý các đại lý bán tem bưu chính.
1. Tem bưu chính chỉ có giá trị sử dụng sau khi đã được Tổng cục Bưu điện thông báo phát hành.
2. Giá bán tem bưu chính để trả cước phí bưu phẩm là giá in trên con tem.
Trường hợp cần thu thêm tiền để ủng hộ một quỹ xã hội vì lý do nhân đạo, phải được phép của Hội đồng Bộ trưởng và phải phát hành loại tem bưu chính có in thêm số tiền phụ thu.
3. Giá bán tem bưu chính dùng làm tem chơi do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện quy định.
Những bưu phẩm gửi đi dán tem bưu chính đã dùng rồi thì bưu điện trả lại và phạt người gửi một số tiền bằng 10 lần số tiền in trên những con tem đã dùng rồi.
Cước vận chuyển thư báo được tính ở mức cước hàng hoá hạ nhất.
2. Ngành Bưu điện được tổ chức lực lượng vận tải chuyên dùng để vận chuyển thư báo trên các đường không có các phương tiện vận tải công cộng, hoặc có nhưng không đáp ứng được yêu cầu và để dự phòng những trường hợp đột xuất.
Phương tiện vận chuyển thư báo chuyên dùng của ngành Bưu điện được sơn mầu thống nhất và in phù hiệu bưu điện.
2. Ngành đường sắt đảm nhiệm việc đóng mới và sửa chữa các toa xe chuyên dùng chở thư báo (Toa bưu chính) theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và hợp đồng kinh tế ngành Bưu điện.
3. Toa xe, ô-tô, tầu, thuyền vận chuyển thư báo phải có biển hoặc cờ báo hiệu riêng.
Trường hợp phương tiện vận chuyển thư báo bị tai nạn hoặc hư hỏng trên đường, chủ phương tiện vận tải có nhiệm vụ tổ chức việc bảo vệ và lưu thoát nhanh các túi gói thư báo. Uỷ ban Nhân dân sở tại phải tạo điều kiện để bảo vệ các túi gói thư báo đó.
a) Đi, đến chỗ tại các cơ sở bưu điện để giao nhận các túi gói thư báo.
b) Ưu tiên qua phà hoặc những đoạn đường có trở ngại về giao thông.
c) Kiểm soát trước, nếu có trường hợp kiểm soát các phương tiện vận tải trên đường.
Cấm các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang thư ra nước ngoài và mang thư từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ các quy định tại điều 40 Điều lệ này.
a) Cấp uỷ Đảng và Uỷ ban Nhân dân xã, phường, các cơ quan tổ chức từ cấp huyện tương đương trở lên, các cơ quan Đại sứ, lãnh sự, đại diện Chính phủ nước ngoài và đại diện các tổ chức quốc tế, được hưởng quy chế ngoại giao tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được dùng điện báo, điện thoại công.
b) Cá nhân và các tổ chức tập thể được dùng điện báo, điện thoại tư.
c) Việc liên lạc điện báo, điện thoại với nước ngoài được áp dụng theo các công ước và thể lệ điện báo, điện thoại quốc tế.
1. Chỉ có những đối tượng được dùng điện báo công mới được dùng điện báo mật.
2. Điện báo công có nội dung bí mật Nhà nước phải viết bằng tiếng mật.
2. Điện báo được phát trực tiếp tại địa chỉ người nhận trong khu vực phát điện báo. Điện báo gửi cho cơ quan, tổ chức có thể được phát qua máy điện thoại, telex.
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện quy định khu vực phát điện báo, các thể thức giử và phát điện báo.
3. Điện báo gửi cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và cán bộ, nhân viên, chiến sĩ trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang được phát cho nhân viên do cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang uỷ quyền nhận.
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cùng với các Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quy định chi tiết việc phát điện báo trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang.
2. Ngành Bưu điện có nhiệm vụ phục vụ suốt ngày đêm đối với mọi cuộc điện thoại, telex, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ.
Sau khi nhận đăng ký nói chuyện điện thoại đường dài, telex, nếu thời gian chờ đợi theo quy định đã hết mà chưa phục vụ được, bưu điện phải báo cho người đăng ký biết lý do.
Tổng cục Tổng cục Bưu điện quy định những trường hợp ưu tiên được phục vụ ngay và thể thức tạm dừng các cuộc điện thoại, telex.
Việc phân bổ tần số trong cả nước và quy định những biện pháp chống gây nhiễu giữa các mạng lưới viễn thông do Uỷ ban chuyên trách của Nhà nước phụ trách. Uỷ ban này gồm đại diện các ngành có liên quan do ngành Bưu điện làm thường trực.
Khi cần thay đổi băng tần số, công suất hoặc di chuyển, thanh lý các thiết bị kể trên, phải xin phép ngành Bưu điện.
2. Chỉ những cơ quan, tổ chức được ngành Bưu điện cấp giấy phép mới được sản xuất, sửa chữa các loại máy phát vô tuyến điện.
Việc mua, bán, xuất, nhập khẩu các loại máy phát vô tuyến điện và các loại đèn công suất dùng cho máy phát vô tuyến điện do ngành Bưu điện quản lý và cung ứng.
a) Sử dụng máy phát vô tuyến điện không có giấy phép hoặc không đúng quy định trong giấy phép.
b) Gây nhiễu hoặc sử dụng sai mục đích các tần số cấp cứu quốc tế thuộc các nghiệp vụ hàng không, hàng hải.
c) Tư nhân sử dụng, sửa chữa, tàng trữ, mua bán, vận chuyển các loại máy phát vô tuyến điện và đèn công suất dùng cho máy phát vô tuyến điện.
Tầu biển, máy bay ra, vào, trú đậu tại các cảng, sân bay của Việt Nam phải chịu sự kiểm tra của bưu điện Việt Nam về tần số, giấy phép sử dụng đài vô tuyến điện và chứng chỉ vô tuyến điện viên. Khi tầu biển rời cảng, máy bay rời sân bay, phải có chứng nhận an toàn thiết bị vô tuyến điện của bưu điện Việt Nam.
Tầu biển, máy bay đi qua hải phận, không phận của Việt Nam phải chịu sự giám sát về việc sử dụng tần số của bưu điện Việt Nam.
a) Chỉ có ngành Bưu điện được phép cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuê kênh và các loại thiết bị viễn thông.
b) Việc cho thuê kênh và các loại thiết bị viễn thông phải thông qua hợp đồng kinh tế.
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện quy định các thể thức cho thuê kênh và các loại thiết bị viễn thông.
MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH VÀ VIỄN THÔNG CHUYÊN DÙNG
1. Không được sử dụng mạng lưới viễn thông chuyên dùng của mình để phục vụ ngành, cơ quan, tổ chức khác hoặc cá nhân dù có mục đích kinh doanh hay không .
2. Chấp hành đúng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ và sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của ngành Bưu điện.
3. Muốn đấu nối với mạng lưới viễn thông quốc gia, phải được phép của ngành Bưu điện và phải thực hiện các quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
4. Cán bộ, công nhân kỹ huật, nhân viên nghiệp vụ của mạng lưới viễn thông chuyên dùng phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất và được đào tạo bồi dưỡng tiêu chuẩn chuyên môn của từng chức danh công nhân, viên chức. Riêng vô tuyến điện viên làm việc trên các máy bay, tầu biển phải có chứng chỉ Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cấp.
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
a) Cơ quan chủ công trình được quyền sử dụng không gian, mặt đất, mặt nước, lòng đất cả đáy biển và đáy sông vào việc xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông sau khi được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b) Các công trình bưu chính viễn thông phải được thiết kế xây dựng, lắp đặt theo đúng các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước hoặc Tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện ban hành.
Ngành Bưu điện có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và được quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc xây dựng, lắp đặt nếu vi phạm các quy định kỹ thuật kể trên.
c) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi xây dựng hoặc xửa chữa công trình của mình không được làm ảnh hưởng tới các công trình bưu chính viễn thông đã xây dựng, không được gây nhiễu đến các thiết bị, mạng lưới viễn thông.
Tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện cùng với Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước và thủ trưởng các ngành có liên quan quy định việc chống nhiễu để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị và mạng lưới viễn thông.
2. Trong trường hợp đặc biệt, nếu cần phải đình chỉ việc xây dựng, sửa chữa hoặc phải dịch chuyển các công trình khác, cơ quan chủ công trình hai bên căn cứ vào pháp luật của Nhà nước để thương lượng giải quyết. Nếu không giải quyết được thì báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên để xem xét và quyết định.
Mọi phí tổn do bên gây ra thiệt hại trả.
Vị trí xây dựng các cơ sở bưu điện và các công trình có liên quan ở những nơi kể trên phải bảo đảm thuận tiện cho việc phục vụ của bưu điện và kết hợp kinh tế với quốc phòng.
Việc thiết kế và xây dựng các cơ sở bưu điện tại các đầu mối giao thông nói trên do chủ công trình nơi đó phụ trách có sự tham gia của ngành Bưu điện. Kinh phí xây dựng và trang bị do ngành Bưu điện trả.
Ngành bưu điện có nhiệm vụ lấy ý kiến của các ngành có liên quan tham gia góp ý kiến vào việc thiết kế quy hoạch và thiết kế xây dựng ở những nơi kể trên để việc xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông được hợp lý và tiết kiệm đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc, phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng.
THANH TOÁN CƯỚC PHÍ BƯU CHÍNH VÀ VIỄN THÔNG
1. Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng bưu điện đều phải trả cước phí.
Cước phú bưu chính và viễn thông có thể trả ngay hoặc ghi nợ.
2. Cước phí bưu chính và viễn thông áp dụng thống nhất trong cả nước, do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện tổ chức thực hiện. Các cơ sở bưu điện phải niêm yết cước phí bưu chính và viễn thông ở nơi giao dịch.
KHIẾU NẠI VÀ BỒI THƯỜNG BƯU CHÍNH VÀ VIỄN THÔNG
Trong trường hợp cơ sở bưu điện đã giải quyết những người khiếu nại thấy chưa thoả đáng thì có thể khiếu nại tiếp tới cơ quan quản lý bưu điện cấp trên của cơ sở bưu điện ấy.
a) Đối với các nghiệp vụ bưu chính trong nước, thời hạn khiếu nại là 12 tháng kể từ ngày gửi.
b) Đối với các nghiệp vụ viễn thông trong nước, thời hạn khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày gửi hoặc ngày bưu điện phục vụ.
c) Đối với các nghiệp vụ bưu chính, viễn thông quốc tế, thực hiện theo các thể lệ bưu chính, viễn thông quốc tế.
d) Đối với cước phí, thời hạn khiếu nại là 1 tháng kể từ ngày người sử dụng thanh toán cước phí với bưu điện:
Trừ những trường hợp đặc biệt do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện quy định, mọi khiếu nại đều không được giải quyết sau khi hết hạn.
2. Các khiếu nại phải được điều tra, kết luận và giải quyết xong chậm nhất không quá 3 tháng kể từ ngày nhận khiếu nại đối với các nghiệp vụ bưu chính, viễn thông trong nước và 6 tháng đối với các nghiệp vụ bưu chính, viễn thông quốc tế.
Trong mọi trường hợp, bưu điện phải báo cáo kết quả điều tra và cách giải quyết đến người khiếu nại.
Cơ sở bưu điện phạm lỗi phải trích quỹ xí nghiệp của mình để bồi thường người sử dụng bưu điện và có trách nhiệm tìm ra nhân viên phạm lỗi. Người phạm lỗi bị xử phạt theo quy định tại điều 64 của Điều lệ này.
a) Vì thiên tai, địch hoạ hoặc những tình huống bất ngờ khác vượt quá khả năng khắc phục của bưu điện. Trong những trường hợp này, phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân nơi xảy ra thiệt hại.
b) Bị hư hỏng hoặc trả nhầm do thiếu sót của người sử dụng bưu điện.
c) Người nhận không yêu cầu gì khi nhận bưu phẩm bưu kiện.
d) Bưu phẩm bưu kiện bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu hoặc tiêu huỷ.
Ngoài ra, bưu điện không bồi thường những thiệt hại về tinh thần hoặc thiệt hại gián tiếp khác.
Riêng bưu phẩm bưu kiện bị hư hỏng hoặc mất một phần, nếu được người nhận thoả thuận, bưu điện vẫn trả phần còn lại và bồi thường thiệt hại phần hư hỏng, mất mát cho người nhận.
2. Đối với bưu phẩm bưu kiện khai giá trong nước, bưu điện bồi thường theo giá đã khai.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại đối với bưu phẩm, bưu kiện, bưu điện phải bồi thường cả tiền thuế đã nộp (nếu có).
Ngoài ra, bưu điện phải bồi thường cả tiền thuế đã nộp tại Việt Nam (nếu có)
a) Nếu giữa cơ sở bưu điện và người sử dụng bưu điện có ký kết hợp đồng kinh tế mà một bên hoặc hai bên vi phạm thì cơ quan Trọng tài kinh tế có thẩm quyền xét xử theo quy định về hợp đồng kinh tế.
b) Người sử dụng bưu điện và cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm trong những trường hợp khác thì người vi phạm bị xử phạt hành chính và phải bồi thường thiệt hại.
Số tiền phạt được nộp vào khoản thu ngoài thu cước phí của ngành Bưu điện sau khi trích từ 5 đến 10% để khen thưởng cho người hoặc đơn vị có công phát hiện vi phạm.
Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cùng với các Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định thẩm quyền xử phạt, thủ tục phạt và những biện pháp thực hiện.
c) Nếu vi phạm nghiêm trọng thì bị truy tố trước Toà án và bị xét xử theo pháp luật của Nhà nước.
Không xét khen thưởng định kỳ 6 tháng, hàng năm; bị kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương.
Khiển trách.
Cảnh cáo.
Hạ bậc lương, hạ chức vụ, cách chức.
Buộc thôi việc.
Bồi thường thiệt hại (nếu vi phạm làm thiệt hại tài sản của Nhà nước hoặc của công dân).
Truy tố trước Toà án.
- 1Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 2Thông tư 13-PC-1987 hướng dẫn thi hành Điều lệ Bưu chính và Viễn thông do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 3Thông tư 117-BĐ năm 1991 về việc nhận, gửi, chuyển và phát bưu kiện, bưu phẩm có hàng hoá gửi trong nước qua đường bưu điện do Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện ban hành
Nghị định 121- HĐBT năm 1987 về Điều lệ Bưu chính và Viễn thông do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 121-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/08/1987
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra