Điều 22 Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
1. Công chức được phân công nhiệm vụ mới không phù hợp với ngạch công chức đang giữ thì phải chuyển ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
2. Công chức được chuyển ngạch phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan.
3. Cơ quan sử dụng công chức khi chuyển ngạch cho công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra để sát hạch về trình độ, năng lực của công chức. Nếu công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch mới, thì cơ quan sử dụng công chức ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm.
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tổ chức cán bộ cơ quan;
c) Các ủy viên Hội đồng là lãnh đạo bộ phận chuyên môn, một số công chức có năng lực, trình độ nghiệp vụ ở cùng ngạch hoặc ngạch cao hơn (Chủ tịch Hội đồng phân công một trong số các Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng).
5. Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ:
a) Xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của ngạch mới, văn bản đánh giá nhận xét quá trình công tác của cơ quan cũ;
b) Phỏng vấn công chức chuyển ngạch các vấn đề về chính trị, xã hội, chuyên môn;
c) Kiểm tra công chức chuyển ngạch soạn thảo văn bản quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ của ngạch;
d) Hội đồng kiểm tra họp đánh giá kết quả; nếu xét thấy công chức đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bổ nhiệm vào ngạch.
6. Khi xét chuyển ngạch không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương.
Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- Số hiệu: 117/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/10/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 166
- Ngày hiệu lực: 29/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại công chức
- Điều 5. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
- Điều 6. Tuyển dụng công chức
- Điều 7. Ưu tiên trong thi tuyển
- Điều 8. Ưu tiên trong xét tuyển
- Điều 9. Căn cứ tuyển dụng
- Điều 10. Thông báo tuyển dụng
- Điều 11. Hội đồng tuyển dụng
- Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng
- Điều 13. Cách tính điểm trong kỳ thi tuyển
- Điều 14. Nguyên tắc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển
- Điều 15. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc
- Điều 16. Tập sự
- Điều 17. Hướng dẫn tập sự
- Điều 18. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
- Điều 19. Bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 20. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng
- Điều 21. Bố trí, phân công công tác
- Điều 22. Chuyển ngạch
- Điều 23. Nâng ngạch, nâng bậc lương
- Điều 24. Cử công chức dự thi nâng ngạch
- Điều 25. Tổ chức thi nâng ngạch
- Điều 26. Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 27. Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng thi nâng ngạch
- Điều 28. Cách tính điểm và xác định trúng tuyển
- Điều 29. Chứng nhận ngạch và bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Điều 31. Điều động
- Điều 32. Bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 33. Miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo
- Điều 34. Từ chức
- Điều 35. Luân chuyển
- Điều 36. Biệt phái
- Điều 40. Nội dung quản lý công chức
- Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ
- Điều 42. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 43. Phân công cơ quan quản lý ngạch công chức chuyên ngành
- Điều 44. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành
- Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức
- Điều 47. Quản lý hồ sơ công chức