Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ban chỉ đạo chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “Ban chỉ đạo”) là một tổ chức được thành lập bởi cơ quan chủ quản chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “chương trình, dự án”) với sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của cơ quan có liên quan để chỉ đạo, phối hợp, giám sát thực hiện chương trình, dự án. Trong một số trường hợp cần thiết, trên cơ sở thỏa thuận với nhà tài trợ nước ngoài, Ban chỉ đạo có thể bao gồm đại diện của nhà tài trợ nước ngoài.
2. Ban quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “Ban quản lý dự án”) là một tổ chức được thành lập với nhiệm vụ giúp cơ quan chủ quản, chủ dự án quản lý thực hiện một hoặc một số chương trình, dự án.
3. Chương trình là một tập hợp các hoạt động, các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi có liên quan đến nhau và có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một hoặc nhiều giai đoạn.
4. Chương trình kèm theo khung chính sách là chương trình có những điều kiện giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài gắn với cam kết của Chính phủ Việt Nam về xây dựng và thực hiện chính sách, thể chế, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội theo quy mô và lộ trình thực hiện được thỏa thuận giữa các bên.
5. Chương trình, dự án khu vực, toàn cầu (sau đây gọi chung là “Chương trình, dự án khu vực”) là chương trình, dự án được tài trợ trên quy mô toàn cầu hoặc cho một nhóm nước thuộc một khu vực hay nhiều khu vực để thực hiện hoạt động hợp tác nhằm đạt được những mục tiêu xác định vì lợi ích của các bên tham gia và lợi ích chung của khu vực hoặc toàn cầu. Sự tham gia của Việt Nam vào chương trình, dự án này có thể dưới hai hình thức:
a) Tham gia thực hiện một hoặc một số hoạt động đã được nhà tài trợ nước ngoài thiết kế sẵn trong chương trình, dự án khu vực;
b) Thực hiện hoạt động tài trợ cho Việt Nam để xây dựng và thực hiện chương trình, dự án trong khuôn khổ chương trình, dự án khu vực.
6. Chương trình tiếp cận theo ngành là chương trình sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo đó nhà tài trợ nước ngoài dựa vào chương trình phát triển của một ngành, một lĩnh vực để hỗ trợ một cách đồng bộ, bảo đảm sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành và lĩnh vực đó.
7. Cơ quan chủ quản chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “Cơ quan chủ quản”) là cơ quan trung ương của tổ chức chính trị; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; cơ quan của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh”); Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; cơ quan, tổ chức khác được giao kế hoạch đầu tư công có chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
8. Chủ chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi là đơn vị được cơ quan chủ quản giao trực tiếp quản lý hoặc đồng thực hiện chương trình, dự án.
9. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (sau đây gọi là “cơ chế tài chính trong nước”) là quy định về việc sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ ngân sách nhà nước cho chương trình, dự án, bao gồm:
a) Cấp phát toàn bộ;
b) Cho vay lại một phần với tỷ lệ cho vay lại cụ thể;
c) Cho vay lại toàn bộ.
Cơ chế cho vay lại thực hiện theo phương thức chịu rủi ro tín dụng hoặc không chịu rủi ro tín dụng.
10. Dự án là tập hợp các đề xuất có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu nhất định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định và dựa trên những nguồn lực xác định.
Dự án hỗ trợ kỹ thuật là dự án có mục tiêu hỗ trợ công tác nghiên cứu chính sách, thể chế, chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường năng lực thông qua các hoạt động như cung cấp chuyên gia trong nước và quốc tế, đào tạo, tư liệu và tài liệu, tham quan khảo sát, hội thảo trong và ngoài nước, hỗ trợ một số trang thiết bị, xây dựng mô hình trình diễn, chuẩn bị, hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư. Dự án hỗ trợ kỹ thuật bao gồm dự án hỗ trợ kỹ thuật độc lập và dự án hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị dự án đầu tư.
11. Đề xuất chương trình, dự án đầu tư là tài liệu mô tả bối cảnh, sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi, kết quả chính, dự kiến thời gian thực hiện, dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu vốn, sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, tác động môi trường (nếu có), đề xuất cơ chế tài chính trong nước, phương án cân đối trả nợ; tác động đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của cơ quan chủ quản (đối với chương trình, dự án đầu tư công).
12. Điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi là điều ước quốc tế theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, bao gồm:
a) Điều ước quốc tế khung về vốn ODA, vốn vay ưu đãi là điều ước quốc tế liên quan tới chiến lược, chính sách, khuôn khổ hợp tác, lĩnh vực ưu tiên; nguyên tắc và điều kiện cần tuân thủ trong cung cấp và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; cam kết vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho một năm hoặc nhiều năm và những nội dung khác theo thỏa thuận của các bên ký kết;
b) Điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA, vốn vay ưu đãi là điều ước quốc tế về nội dung cụ thể liên quan tới mục tiêu, hoạt động, thời gian thực hiện, kết quả phải đạt được; điều kiện tài trợ, vốn, cơ cấu vốn, điều kiện tài chính của vốn vay và lịch trình trả nợ; thể thức quản lý; nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và những nội dung khác theo thỏa thuận của các bên ký kết.
13. Thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi là văn bản thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi được ký kết nhân danh Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phải là điều ước quốc tế, bao gồm:
a) Thỏa thuận khung là thỏa thuận liên quan tới chiến lược, chính sách, khuôn khổ hợp tác, lĩnh vực ưu tiên; nguyên tắc và điều kiện cần tuân thủ trong cung cấp và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; cam kết vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho một năm hoặc nhiều năm và những nội dung khác theo thỏa thuận của các bên ký kết;
b) Thỏa thuận cụ thể là thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi liên quan tới mục tiêu, hoạt động, thời gian thực hiện, kết quả phải đạt được; điều kiện tài trợ, vốn, cơ cấu vốn, điều kiện tài chính của vốn vay và lịch trình trả nợ; thể thức quản lý; nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các bên trong quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi và những nội dung khác theo thỏa thuận của các bên ký kết.
14. Hỗ trợ ngân sách là phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi, theo đó khoản hỗ trợ được chuyển trực tiếp vào ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng phù hợp với quy định, thủ tục ngân sách nhà nước để đạt được mục tiêu đề ra trên cơ sở thỏa thuận với nhà tài trợ nước ngoài, trong đó bao gồm hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
15. Ngân hàng phục vụ là ngân hàng được người sử dụng (chủ dự án) lựa chọn để thực hiện các giao dịch cho các dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, căn cứ ý kiến về ngân hàng đủ điều kiện làm ngân hàng phục vụ cho dự án của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
16. Phi dự án là phương thức cung cấp vốn ODA không hoàn lại dưới dạng khoản viện trợ riêng lẻ và không cấu thành dự án cụ thể, như bằng tiền, hiện vật, hàng hóa, chuyên gia để thực hiện một trong những hoạt động hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo.
17. Quyết định chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại (sau đây gọi là “Quyết định chủ trương thực hiện”) là văn bản quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án (không bao gồm dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại để chuẩn bị, hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư) bao gồm những nội dung chính: Tên dự án, phi dự án và nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài; tên cơ quan chủ quản; mục tiêu; tổng mức vốn. Quyết định chủ trương thực hiện là căn cứ để cơ quan chủ quản phối hợp với nhà tài trợ nước ngoài phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án.
18. Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại (sau đây gọi là Văn kiện dự án) là tài liệu trình bày về bối cảnh, sự cần thiết, mục tiêu, nội dung, hoạt động chủ yếu, kết quả, thời gian thực hiện, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tổng vốn, nguồn và cơ cấu vốn, các nguồn lực khác, phương thức tài trợ, điều kiện của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có), hình thức tổ chức quản lý thực hiện do cơ quan chủ quản phê duyệt làm cơ sở thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án.
19. Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:
a) Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
b) Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
c) Vốn vay ưu đãi là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA được quy định tại điểm b khoản này.
20. Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án, được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
21. Vốn theo cơ chế hòa trộn là khoản vốn được kết hợp từ nhiều nguồn vốn ODA, vay ưu đãi có mức độ ưu đãi khác nhau, hỗ trợ tăng cường năng lực kỹ thuật và tài chính bằng các hình thức khác nhau để tăng tính ưu đãi của khoản vay cho chương trình, dự án.
22. Vốn dư là khoản vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình, dự án bao gồm vốn dư sau đấu thầu, vốn dư do thay đổi tỷ giá, vốn dự phòng không sử dụng hết và các khoản vốn dư khác.
23. Viện trợ khẩn cấp là khoản vốn ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Việt Nam nhằm cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định của Chính phủ về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai; cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh; thực hiện các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
- Số hiệu: 114/2021/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/12/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các phương thức cung cấp vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 5. Ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 6. Nội dung và nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 7. Nguyên tắc áp dụng cơ chế tài chính trong nước đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 8. Trình tự, thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 9. Chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân sách
- Điều 10. Tham gia chương trình, dự án khu vực
- Điều 11. Khu vực tư nhân tiếp cận vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 12. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 13. Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 14. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 15. Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 16. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền và thời gian quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 17. Các hoạt động thực hiện trước
- Điều 18. Nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 19. Điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 21. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 22. Điều chỉnh chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 23. Thẩm quyền phê duyệt chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án và phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án
- Điều 24. Lập Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án
- Điều 25. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 26. Trình tự, thủ tục thẩm định và quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án
- Điều 27. Điều chỉnh Quyết định chủ trương thực hiện và Quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án
- Điều 29. Cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 30. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 31. Cơ sở đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 32. Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 33. Trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 34. Các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án, phi dự án
- Điều 35. Quản lý dự án
- Điều 39. Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án
- Điều 40. Thuê tư vấn quản lý chương trình, dự án
- Điều 41. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
- Điều 42. Lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng
- Điều 43. Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hằng năm
- Điều 44. Vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án
- Điều 45. Thuế, phí và lệ phí đối với chương trình, dự án
- Điều 46. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Điều 47. Đấu thầu
- Điều 48. Vốn dư
- Điều 49. Quản lý xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, kiểm toán, quyết toán
- Điều 50. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 51. Lĩnh vực và điều kiện sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
- Điều 52. Đề xuất dự án
- Điều 61. Tiêu chí lựa chọn ngân hàng phục vụ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay Ưu đãi
- Điều 62. Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ
- Điều 63. Nguyên tắc mở và quản lý tài khoản tạm ứng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 64. Trách nhiệm của cơ quan giữ tài khoản của chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 65. Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính hằng năm cho chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 66. Tổng hợp kế hoạch tài chính nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
- Điều 67. Nhập và phê duyệt dự toán hằng năm trên hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)
- Điều 71. Các hình thức rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 72. Thời gian xử lý rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 73. Trình tự, thủ tục rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 74. Nguyên tắc quản lý hạch toán vốn vay ODA, vay ưu đãi vào ngân sách nhà nước
- Điều 75. Hạch toán hỗ trợ ngân sách trực tiếp
- Điều 76. Hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi tại Kho bạc Nhà nước
- Điều 77. Hạch toán vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi cho vay lại tại Bộ Tài chính
- Điều 78. Tỷ giá hạch toán và tỷ giá giải ngân
- Điều 79. Thời hạn hạch toán ngân sách nhà nước
- Điều 80. Báo cáo thông tin khoản vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
- Điều 81. Báo cáo tình hình giải ngân, hạch toán ngân sách nhà nước
- Điều 82. Chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán
- Điều 83. Quy định về quản lý tài sản
- Điều 84. Nội dung đặc thù đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
- Điều 85. Các quy định quản lý tài chính đối với dự án có nội dung chi thường xuyên có trong điều ước quốc tế cụ thể, thỏa thuận vay cụ thể đã ký kết
- Điều 86. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn ODA không hoàn lại
- Điều 87. Mở tài khoản thanh toán cho chương trình, dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại
- Điều 88. Lập kế hoạch tài chính vốn ODA không hoàn lại
- Điều 89. Kiểm soát chi, giải ngân, hạch toán và ghi thu ghi chi vốn ODA không hoàn lại bằng tiền
- Điều 90. Tiếp nhận vốn ODA không hoàn lại bằng hàng hóa và dịch vụ