Điều 6 Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
Điều 6. Lập quy trình bảo trì công trình
1. Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng với hồ sơ thiết kế;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình không lập được quy trình bảo trì thì chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng nêu tại điểm a hoặc điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.
2. Căn cứ lập quy trình bảo trì công trình:
a) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;
b) Quy trình bảo trì công trình của công trình tương tự, nếu có;
c) Chỉ dẫn của nhà sản xuất thiết bị;
d) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;
đ) Kinh nghiệm quản lý, sử dụng công trình và thiết bị được lắp đặt vào công trình;
e) Các quy định có liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Quy trình bảo trì công trình được lập bảo đảm bao quát toàn bộ các bộ phận công trình, bao gồm các nội dung sau:
a) Quy định các thông số kỹ thuật, công nghệ, xử lý kết quả quan trắc khi công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;
b) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;
c) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình;
d) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;
đ) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;
e) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp, quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình;
g) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình.
4. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình dân dụng cấp IV, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình theo các quy định của Nghị định này.
5. Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có thể quyết định sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
6. Quy trình bảo trì công trình được thể hiện rõ ràng, công khai bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (đối với các công trình do nước ngoài đầu tư) trên giấy, đĩa từ hoặc các phương tiện khác.
7. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các cơ quan quy định tại
Nghị định 114/2010/NĐ-CP về bảo trì công trình xây dựng
- Số hiệu: 114/2010/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/12/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 721 đến số 722
- Ngày hiệu lực: 20/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Yêu cầu về bảo trì công trình
- Điều 4. Trình tự thực hiện bảo trì công trình
- Điều 5. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì công trình
- Điều 6. Lập quy trình bảo trì công trình
- Điều 7. Thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình
- Điều 8. Điều chỉnh quy trình bảo trì công trình
- Điều 9. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình
- Điều 10. Kế hoạch bảo trì công trình
- Điều 11. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình
- Điều 12. Kiểm định chất lượng công trình phục vụ bảo trì công trình
- Điều 13. Quan trắc công trình
- Điều 14. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình
- Điều 15. Thực hiện bảo trì công trình đối với các công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì công trình
- Điều 16. Xử lý đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế có nhu cầu tiếp tục sử dụng
- Điều 17. Báo cáo, kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình
- Điều 18. Xử lý đối với công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng
- Điều 19. Nguồn kinh phí bảo trì công trình
- Điều 20. Trách nhiệm chi trả chi phí bảo trì công trình
- Điều 21. Chi phí lập, thẩm tra và điều chỉnh quy trình bảo trì công trình
- Điều 22. Dự toán bảo trì công trình
- Điều 23. Thẩm định, phê duyệt dự toán bảo trì
- Điều 24. Quản lý, thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình