Hệ thống pháp luật

Chương 3 Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất

Chương III

KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN

Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.

2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

3. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại Điều 39 của Luật hóa chất.

4. Hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

id=ten_diem_a_khoan_4_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">a) Văn bản đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại khoản 9 Điều này;

id=ten_diem_b_khoan_4_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">b) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 09 bản.

5. Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là 22 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b, điểm đ khoản 6 Điều này.

6. Thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

id=ten_diem_a_khoan_6_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">a) Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

id=ten_diem_b_khoan_6_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

id=ten_diem_c_khoan_6_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">c) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 7 Điều này;

id=ten_diem_d_khoan_6_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">d) Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu;

id=ten_diem_dd_khoan_6_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">đ) Trường hợp Kế hoạch được thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 bản điện tử và 07 bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho cơ quan thẩm định;

id=ten_diem_e_khoan_6_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">e) Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;

id=ten_diem_g_khoan_6_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">g) Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm: Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

7. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

id=ten_diem_a_khoan_7_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">a) Hội đồng thẩm định do cơ quan phê duyệt Kế hoạch thành lập. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện cơ quan thẩm định và các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi thực hiện dự án bao gồm cơ quan quản lý chuyên ngành; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Hội đồng có thể bao gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan;

id=ten_diem_b_khoan_7_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện, Ủy viên thư ký và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng tối thiểu là 07 người, tối đa là 09 người;

id=ten_diem_c_khoan_7_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">c) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế việc thực hiện quy định về an toàn hóa chất, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định;

id=ten_diem_d_khoan_7_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">d) Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể giữa các thành viên trong Hội đồng và lập Biên bản thẩm định theo mẫu quy định. Việc đánh giá Kế hoạch thực hiện thông qua phiếu đánh giá. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch được phê duyệt;

id=ten_diem_dd_khoan_7_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">đ) Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành họp khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Chỉ những thành viên Hội đồng tham gia họp Hội đồng thẩm định mới được tham gia bỏ phiếu đánh giá Kế hoạch;

id=ten_diem_e_khoan_7_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">e) Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau: Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua và các thành viên còn lại đều đồng ý thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 thành viên Hội đồng tham gia họp không đồng ý thông qua; các trường hợp khác, Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.

8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

id=ten_diem_a_khoan_8_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt;

id=ten_diem_b_khoan_8_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">b) Lưu giữ Bản Kế hoạch đã được phê duyệt tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;

id=ten_diem_c_khoan_8_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">c) Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa phương;

id=ten_diem_d_khoan_8_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">d) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch, hồ sơ, thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch thực hiện như lần đầu.

9. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

id=ten_diem_a_khoan_9_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức việc thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

id=ten_diem_b_khoan_9_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">b) Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

id=ten_diem_c_khoan_9_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý;

id=ten_diem_d_khoan_9_dieu_20 style="margin-top:6.0pt">d) Quy định các biểu mẫu theo quy định tại Điều này.

10. Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp

id=ten_diem_a_khoan_1_dieu_21 style="margin-top:6.0pt">a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật hóa chất.

3. Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân

id=ten_diem_a_khoan_3_dieu_21 style="margin-top:6.0pt">a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;

id=ten_diem_b_khoan_3_dieu_21 style="margin-top:6.0pt">b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;

id=ten_diem_c_khoan_3_dieu_21 style="margin-top:6.0pt">c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

5. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

id=ten_diem_a_khoan_5_dieu_21 style="margin-top:6.0pt">a) Hướng dẫn cách trình bày, bố cục và nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

id=ten_diem_b_khoan_5_dieu_21 style="margin-top:6.0pt">b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.

Điều 22. Xác định khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn cụ thể đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.

2. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn

id=ten_diem_a_khoan_2_dieu_22 style="margin-top:6.0pt">a) Các dự án đầu tư có hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này được cơ quan có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở sau ngày quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn có hiệu lực phải thiết lập khoảng cách an toàn đối với các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoạt trong báo cáo nghiên cứu khả thi;

id=ten_diem_b_khoan_2_dieu_22 style="margin-top:6.0pt">b) Tổ chức, cá nhân không được xây dựng nhà ở và công trình khác trong phạm vi khoảng cách an toàn, trừ công trình chuyên dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

id=ten_diem_c_khoan_2_dieu_22 style="margin-top:6.0pt">c) Tổ chức, cá nhân phải đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn khi tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lựa chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án liên quan.

Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật hóa chất

  • Số hiệu: 113/2017/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 09/10/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: 19/10/2017
  • Số công báo: Từ số 783 đến số 784
  • Ngày hiệu lực: 25/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH