Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/2002/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2002 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 107/2002/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2002 QUY ĐỊNH PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN; QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI VÀ CÁC HÀNH VI KHÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT HẢI QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan nhà nước hữu quan, ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Điều 2. Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan
1. Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan là khu vực có ranh giới cụ thể tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan.
2. Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan khác là khu vực có ranh giới xác định tại những nơi có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh cần có hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan.
1. Cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan phải tổ chức thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật và Nghị định này quy định đối với từng cơ quan.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Hải quan, hỗ trợ để bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan nhà nước khác.
3. Trong quá trình phối hợp nếu có vướng mắc thì các bên trực tiếp bàn bạc, giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật; nếu không thống nhất thì báo cáo lên cấp lãnh đạo trực tiếp của mỗi đơn vị để có biện pháp giải quyết. Trường hợp lãnh đạo các Bộ, ngành không thống nhất được thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
PHẠM VI CỤ THỂ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN
Điều 4. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ là các khu vực có ranh giới xác định tại một cửa khẩu đường bộ trên tuyến biên giới được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại từng khu vực cửa khẩu đường bộ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 5. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế gồm:
1. Khu vực nhà ga sử dụng cho các chuyến tầu liên vận quốc tế đi, đến; nơi hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; sân ga, khu vực kho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
2. Bến bãi và các khu vực sử dụng cho các chuyến tầu hoả liên vận quốc tế đi, đến và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Những khu vực có các chuyến tàu hoả liên vận quốc tế chưa làm thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan mà di chuyển đến một địa điểm khác;
4. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Khu cách ly của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
2. Khu vực sân ga, nhà ga hàng không, nơi đi, đến của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo hàng hoá, hành lý được xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan;
3. Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế;
4. Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh qua đường vận tải hàng không;
5. Khu vực sân đỗ tầu bay xuất cảnh, nhập cảnh, qúa cảnh;
6. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Khu vực ngăn cách tính từ đường ranh giới phía ngoài của vùng nước cảng có hàng hoá ra vào cảng phải chịu sự giám sát hải quan đến ranh giới các cổng cảng, cụ thể gồm các kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ hàng hải, vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu, chuyển tải, vùng tránh bão, vùng nước của nhiều cảng gần kề nhau và luồng quá cảnh;
2. Khu vực đón trả hoa tiêu vào đến cảng và nơi quy định cho tàu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh neo đậu để chờ vào cảng biển, cảng sông quốc tế, neo đậu để chuyển tải và các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển, cảng sông quốc tế;
3. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 8. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại bưu điện quốc tế bao gồm:
1. Khu vực thuộc bưu điện quốc tế;
2. Khu vực thuộc bưu điện và bưu cục kiểm quan nơi nhận chuyển thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, các dịch vụ chuyển phát nhanh với nước ngoài theo Công ước của Liên minh bưu chính quốc tế và các quy định về bưu chính của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do, khu vực ưu đãi hải quan;
2. Khu vực cảng nội địa (ICD), cảng chuyên dùng, kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho bãi chuyên dùng chứa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của các tổ chức vận tải kinh doanh và giao nhận hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
3. Cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế trong nội địa để bán hàng miễn thuế cho hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
4. Khu vực địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc địa điểm trưng bày, giới thiệu hàng hóa tạm nhập khẩu.
Điều 10. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan khác
1. Các địa bàn hoạt động hải quan khác quy định tại Điều 6 Luật Hải quan là các khu vực trên biển, trên sông, trên bộ khi có phương tiện vận tải neo, đậu, di chuyển để vận chuyển hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển tải, chuyển cửa khẩu, quá cảnh đang trong quá trình làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan.
2. Tại các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan Hải quan chủ trì, chủ động thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát, kiểm soát; sử dụng các phương tiện kỹ thuật được trang bị để phát hiện, ngăn ngừa, truy đuổi, khám xét, điều tra, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
1. Phối hợp trong hoạt động tiếp nhận, trao đổi và xử lý thông tin;
2. Phối hợp tuần tra, kiểm soát;
3. Phối hợp trong công tác phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý;
4. Phối hợp đào tạo, nâng cao nghiệp vụ;
5. Phối hợp tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp
1. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm:
a) Quyết định áp dụng các biện pháp để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ cụ thể với từng lực lượng tham gia phối hợp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng;
c) Khi cần thiết, được yêu cầu các bên liên quan huy động lực lượng, phương tiện để phối hợp, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ.
2. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ đúng nội dung hiệp đồng với cơ quan chủ trì;
b) Tổ chức lực lượng, huy động phương tiện hỗ trợ khi được cơ quan chủ trì yêu cầu.
3. Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên của mình về mọi hoạt động khi chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Điều 13. Trách nhiệm cụ thể của cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan
1. Cơ quan Hải quan các cấp
a) Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan các cấp có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. Khi nhận được tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan thì cơ quan Hải quan phải tiếp nhận thông tin, giữ bí mật thông tin và tiến hành việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát, điều tra, xử lý, hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, xử lý;
b) Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan, thường xuyên tuần tra kiểm soát trên các tuyến, địa bàn biên giới và trên các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan;
c) Hàng năm, cơ quan Hải quan các cấp xác định mục tiêu, kế hoạch, chương trình công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan Hải quan cấp trên định kỳ hàng tháng, quý, năm. Cục trưởng Cục Hải quan địa phương phải báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương về kết quả thực hiện.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xác định trách nhiệm giữa các lực lượng chống buôn lậu trong ngành Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Quốc phòng
a) Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trên tuyến biên giới đường bộ, Bộ đội Biên phòng chịu trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan;
b) Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trên biển, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có nhiệm vụ tổ chức phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa theo quy định của pháp luật; phối hợp với các lực lượng chức năng truy bắt buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
3. Cơ quan Công an các cấp
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan xảy ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Phối hợp, hỗ trợ cơ quan Hải quan trong công tác điều tra, bắt giữ, xử lý các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan khi được cơ quan Hải quan yêu cầu;
c) Phối hợp, hỗ trợ cơ quan Hải quan ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi chống người thi hành công vụ;
d) Phối hợp, hỗ trợ cơ quan Hải quan khi có yêu cầu bảo vệ đối với người cung cấp thông tin về các vụ buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
4. Cơ quan Quản lý thị trường
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trực tiếp hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan Hải quan phát hiện, kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu lưu thông trên thị trường nội địa;
b) Phối hợp với cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
5. Các lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành của cơ quan nhà nước hữu quan trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được pháp luật quy định có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan Hải quan thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Điều 14. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
2. Phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của ngành Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
3. Đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
4. Chỉ đạo xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan xảy ra tại địa phương.
5. Hỗ trợ và tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để ngành Hải quan nâng cao khả năng kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành Hải quan từng bước chính quy, hiện đại.
Điều 15. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 16. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN TẠI CỬA KHẨU BIÊN GIỚI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG, ĐƯỜNG BIỂN quy định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan) I/ TẠI TỈNH QUẢNG NINH
2/ TẠI TỈNH LẠNG SƠN
3 TẠI TỈNH CAO BẰNG
4. TẠI TỈNH HÀ GIANG
|
5. TẠI TỈNH LÀO CAI:
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Lào Cai | - Từ ranh giới trên câu Hồ Kiều II thuộc địa phận Việt Nam vào sâu trong nội địa trong phạm vi hàng rào bảo vệ của khu vực cửa khẩu chính. - Ranh giới khu vực cửa khẩu Lào Cai là: + Bên phải là 5 km 5 (tính từ đầu cầu Hồ Kiêu II, toạ độ 89050-94000 đến Km6 Na Mo Bản Quẩn thuộc xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, toạ độ 89900-98400). + Bên trái là từ đầu cầu Cốc Lếu, toạ độ 88600-94450 đến cầu Hồ Kiều II thuộc địa giới hành chính phường Duyên Hải. |
02 | Cửa khẩu Ga Đường sắt LVQT Lào Cai | Toàn bộ khu vực trong phạm vi của hai đầu ghi của ga và khu vực tường rào trong Ga Lào Cai, toạ độ 87000-95600. |
03 | Cửa khẩu Mường Khương | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Mường Khương là: + Bên phải là 500 m + Bên trái là 500 m + Chiều sâu vào nội địa 12 km, vào đến ngã ba Mã Tuyển và xã Mường Khương, toạ độ 16300-08750. - Toàn bộ địa giới hành chính của xã Mường Khương. |
6. TẠI TỈNH LAI CHÂU VÀ SƠN LA
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Ma Lu Thàng | Là khu vực biên giới (bao gồm cả phần sông Nậm Na) thuộc xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ |
02 | Cửa khẩu Pa Thơm | Là khu vực biên giới xã Pa Thơm, huyện Điện Biên |
03 | Cửa khẩu Tây Trang | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Tây Trang, tính từ cửa khẩu là: + Bên phải là 3 km. + Bên trái là 3 km. + Chiều sâu vào nội địa dọc ttheo trục đường quốc lộ 279 là hết địa bàn biên giới xã Na Ư, huyện Điện Biên (tức từ Km0 đến Km12) |
04 | Cửa khẩu Chiềng Khương | Là toàn bộ địa giới hành chính xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã |
05 | Cửa khẩu Pa Háng (dự kiến đổi tên thành cửa khẩu Loóng Sập) | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Pa Háng, tính từ Trạm Kiểm soát liên hợp cửa khẩu là: + Bên phải là 3 km + Bên trái là 3 km. + Chiều sâu vào nội địa là 10 km (đến trụ sở UBND xã Loóng Sập, huyện Mộc Châu). |
7. TẠI TỈNH THANH HOÁ
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Na Mèo | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Na Mèo, tính từ giữa cầu Na Mèo là: + Bên phải là 300 m (Bản Na Mèo). + Bên trái là 300 m (giáp chân Đồi Quế). + Chiều sâu vào nội địa đến Km 79 trên trục đường 217 (thuộc xã Na Mèo). |
8. TẠI TỈNH NGHỆ AN
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Nậm Cắn | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Nậm Cắn là: + Bên phải là 1 km. + Bên trái là 1 km. + Chiều sâu vào nội địa là 5 km dọc theo đường quốc lộ 7 |
9. TẠI TỈNH HÀ TĨNH:
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Cầu Treo | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Cầu Treo, tính từ mốc N1 là: + Bên phải là 650 m + Bên trái là 650 m + Chiều sâu vào nội địa là 6 km theo trục đường quốc lộ 8 A (thuộc xã Kim Sơn) |
10. TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Cha Lo | Trong phạm vi hàng rào đã được xác định tại khu vực Trạm Kiểm soát liên ngành cửa khẩu Cha Lo - Ranh giới khu vực cửa khẩu Cha Lo là: + Bên phải là 500 m + Bên trái là 500 m + Chiều sâu vào nội địa là 5 km theo 12 A (đến Km 37) thuộc khu vực Bản Cha Lo, xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình |
11. TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ:
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Lao Bảo | - Địa giới hành chính của thị trấn Lao Bảo, xã Tân Thành, xã Tân Long thuộc huyện Hướng Hoá - Địa giới hành chính của các xã Tân Lập, Tân Liêu, Tân Hợp và thị trấn Khe Sanh. - Địa giới hành chính của xã Dakrông thuộc huyện Dakrông. |
02 | Cửa khẩu La Lay | - Địa giới hành chính của các xã: A Bung, A Ngo, Tà Rụt thuộc huyện Dakrông |
12/ TẠI TỈNH GIA LAI VÀ KON TUM:
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu 18 | - Ranh giới khu vực cửa khẩu 18, tính từ barie cửa khẩu là: + Bên phải là 1 km + Bên trái là 1 km + Chiều sâu vào nội địa là hết địa phận xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum |
02 | Cửa khẩu 19 | - Ranh giới khu vực cửa khẩu 19, tính từ barie cửa khẩu là: + Bên phải là 1 km + Bên trái là 1 km. + Chiều sâu vào nội địa là hết địa phận xã IaDon, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai |
13. TẠI TỈNH ĐẮC LẮC:
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Buprăng | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Buprăng, tính từ cầu biên giới (Km 0 là: + Bên phải là đến toạ độ 62.950 - 52.850. + Bên trái là đến ngã ba suối ĐăkHuýt với suối ĐăkDan - toạ độ 63.000 - 49.000. + Chiều sâu vào nội địa là song song quốc lộ 14 C đến cầu ĐăkHuýt - toạ độ 57.950 - 50.500 |
02 | Cửa khẩu ĐăkPơ | - Ranh giới khu vực cửa khẩu ĐắcPơ, tính từ cầu biên giới ĐăkĐam (Km 0)là: + Bên phải là đến ngã ba suối ĐăkPơ, với suối ĐăkĐam có toạ độ 77.180-79.310. + Bên trái là đến ngã ba suối ĐăkSong có toạ độ 69.480 - 78.200. + Chiều sâu vào nội địa theo hướng đồn Biên Phòng 759 (Đồn 7) đến quốc lộ 14 A tại toạ độ 76.000 - 82.440; theo hướng "Hồ chay" đến quốc lộ 14 A tại toạ độ 69.500 - 80.250. |
14. TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ BÌNH PHƯỚC:
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Hoa Lư | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoa Lư, tính theo tim đường quốc lộ 13 tại cửa khẩu là: + Bên phải là 300 m + Bên trái là 300 m + Chiều sâu vào nội địa là 2 km - Địa giới hành chính hai xã Lộc Tấn và Lộc hoà huyện Lộc Ninh |
02 | Cửa khẩu Hoàng Diệu | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoàng Diệu, tính theo tim đường ĐT 748 tại cửa khẩu là: + Bên phải là 300 m + Bên phải là 300 m + Chiều sâu vào nội địa là 2 km. - Địa giới hành chính xã Hưng Phước huyện Lộc Ninh |
15. TẠI TỈNH TÂY NINH
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Các cửa khẩu biên giới đường bộ thuộc tỉnh Tây Ninh | - Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường tại nơi làm việc của Hải quan cửa khẩu là: + Bên phải là 500 m + Bên trái là 500 m +Chiều sâu vào nội địa là 1 km |
16. TẠI TỈNH LONG AN
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Bình Hiệp | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Bình Hiệp, tính từ Trạm Kiểm soát cửa khẩu (Hải quan - Biên phòng) là: + Bên phải lả 1 km (đến toạ độ 98000-03100) + Bên trái là 500 m (đến toạ độ 98050 - 01750). + Chiều sâu vào nội địa là 2 km (đến toạ độ 96000-03150, 96400-01350) thuộc xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá |
02 | Cửa khẩu Mỹ Quý Tây | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây, tính từ trạm kiểm soát cửa khẩu (Hải qua - biên phòng) là: + Bên phải là 1 km (đến toạ độ 09200-26750). + Bên trái là 1 km (đến toạ độ 07350-25800) + Chiều sâu vào nội địa là 1 km (đến toạ độ 07150-26850, 08900-27750) thuộc xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ |
03 | Cửa khẩu Hưng Điền | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Hưng Điền, tính từ trạm Kiểm soát cửa khẩu (Hải quan - biên phòng ) là: + Bên phải là 1 km (đến toạ độ 19450-85450). + Bên trái là 500 km (đến toạ độ 19050-84000) + Chiều sâu vào nội địa là 1 km 5 (đến toạ độ 18200-86050, 17750-84750) thuộc xã Hưng Điền A, huyệnVĩnh Hưng. |
17. TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP:
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu cảng Đồng Tháp (bao gồm cảng Đồng Tháp và khu chuyển tải Sa Đéc) (Cảng sông quốc tế) | - Cảng Đồng Tháp (thường gọi là cảng Trần Quốc Toản), gồm: + Kho, bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ (gọi chung là vùng đất cảng). Vùng đất cảng được bao bọc bởi hàng rào cách ly với khu vực bên ngoài. + Vùng nước trước cầu cảng: bao gồm từ cầu cảng đến bờ sông phía đối diện thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới. + Nơi có tầu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh neo đậu làm thủ tục hải quan (thuộc khu vực quản lý của Cảng vụ Đồng Tháp): Từ vị trí neo đậu đến hai bên bờ sông Tiền và trở lên thượng lưu, xuôi xuống hạ lưu Sông Tiền 2 km, trở xuống hạ lưu Sông Tiền 2 km. - Khu vực chuyển tải Sa Đéc. + Khu C của khu công nghiệp Sa Đéc. + Vùng nước trước cầu cảng: tính từ cầu cảng đến bờ sông đối diện, và từ phao số 01 đến phao số 04. + Từ hàng rào khu C khu công nghiệp Sa Đéc trở lên thượng lưu Sông Tiền 1 km, và trở xuống hạ lưu Sông Tiền 1 km |
02 | Cửa khẩu Thường Phước | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Thường Phước, tính từ trụ sở Hải quan cửa khẩu là: + Đến giữa dòng Sông Tiền phía đối diện. + Theo hướg Đông - Nam 1 km (chạy dọc theo đường biên giới quốc gia). + Chiều sâu vào nội địa (về hướng Nam) là 1 km |
03 | Cửa khẩu Dinh Bà | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Dinh Bà, tính từ Trạm trực kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu là: + Đến bờ sông (sông Sở Hạ) phía Campuchia. + Về phía Đông - Bắc 1 km. + Về phía Tây - Nam 1 km + Về hướng Đông - Nam 1 km |
04 | Cửa khẩu Thông Bình | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Thông Bình, tính từ trụ sở Hải quan cửa khẩu là: + Đến biên giới trên Sông Sở hạ. + Về phía Đông đến ranh giới tỉnh Long An (khoảng 300 mét) + Về phía Tây là km + Về phía Nam là 1 km |
05 | Cửa khẩu Sở Thượng | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Sở Thượng, tính từ trụ sở Hải quan cửa khẩu là: + Đến biên giới trên sông Sở Thượng. + Về phía Đông - Nam là 1km. + Về phía Tây - Nam là 1 km + Về phía Nam là 1 km |
18/TẠI TỈNH AN GIANG:
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Vĩnh Xương | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương là: + Khu vực neo tầu thuyền xuất nhập cảnh ở bờ nam Sông Tiền (với chiều rộng từ bờ Nam ra giữa sông 1.000 mét và chiều sâu vào nội địa là 1.500 mét). + Toàn bộ khu vực xã biên giới Vĩnh Xương (với chiều dài đường biên là 4.000 mét và chiều sâu vào nội địa là 4.000 mét) + Toàn bộ khu vực xã biên giới Phú Lộc (với chiều dài đường biên là 2.200 mét và chiều sâu vào nội địa là 8.500 mét). + Tuyến đường quá cảnh theo đường qua đường Sông Tiền theo Hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam với Campu chia. |
02 | Cửa khẩu Đồng Đức | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Đồng Đức là: + Các ấp: Phú Thành, Phú Lợi, Phú Hoà, Phú Thạnh, Phú Hiệp thuộc xã Phú Hữu. + Các ấp: 1, 2, 3, 4 thuộc xã Quốc Thái. |
03 | Cửa khẩu Khánh Bình | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Khánh Bình là: + Toàn bộ địa giới hành chính của 2 xã: Khánh Bình và Khánh An |
04 | Cửa khẩu Bắc Đai | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Bắc Đai, tính từ địa điểm kiểm tra tại cửa khẩu là: + Bên phải khoảng 2 km 5 (là cuối ấp 3 xã Nhơn Hội giáp ranh đầu ấp 4 xã Khánh Bình). + Bên trái khoảng 1 km (là đầu áp 1 xã Nhơn Hội ráp gianh cuối ấp 3 xã Phú Hội). + Chiều sâu vào nội địa khoảng 3 km (là giáp ranh xã Quốc Thái) |
05 | Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là: + Gồm các ấp 1, 2, 3, 4 thuộc xã Vĩnh Hội Đông - huyện An Phú. + Gồm các ấp 1, 2, 3 thuộc xã Phú Hội - huyện An Phú. |
06 | Cửa khẩu Tịnh Biên | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, tính từ trụ sở làm việc của cửa khẩu là: + Bên phải dài 5 km về hướng xã Nhơn Hưng + Sang trái dài 7 km về hướng xã An Nông + Chiều sâu vào nội địa là 7 km + Gồm địa giới hành chính các xã: Xuân Tô, An Nông, An Phú và Nhơn Hưng |
07 | Khu vực thị xã Châu Đốc | Toàn bộ địa giới hành chính 2 xã: Vĩnh Tế và Vĩnh Ngươn |
19/ TẠI TỈNH KIÊN GIANG
TT | TÊN CỬA KHẨU | RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN |
01 | Cửa khẩu Xà Nía` | - Ranh giới khu vực cửa khẩu Xa Nía, tính từ cửa khẩu biên giới là: + Bên phải là 2 km 5 (đến núi Đá dựng). + Bên trái là 1 km 5 (đến sát bờ biển, cột mốc số "O") + Chiều sâu vào nội địa là 2 km 7 (ngã ba đi Bà Lý). |
- 1Quyết định 1245/2001/QĐ-TCHQ ban hành Biểu mẫu và Quy chế thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác thông tin về vi phạm pháp luật hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Chỉ thị 6287/CT-TCHQ năm 2013 tăng cường công tác chống buôn lậu trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Chỉ thị 01/CT-BTC tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 01/2015/NĐ-CP quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- 1Luật Hải quan 2001
- 2Quyết định 1245/2001/QĐ-TCHQ ban hành Biểu mẫu và Quy chế thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác thông tin về vi phạm pháp luật hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Chỉ thị 6287/CT-TCHQ năm 2013 tăng cường công tác chống buôn lậu trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5Chỉ thị 01/CT-BTC tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 107/2002/NĐ-CP quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan
- Số hiệu: 107/2002/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/12/2002
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 07/01/2003
- Ngày hết hiệu lực: 16/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra