Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6287/CT-TCHQ | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP NGỌ 2014
Trong thời gian gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi trường gây thất thu cho ngân sách và tạo môi trường kinh doanh không bình đẳng nổi lên là buôn lậu vũ khí, chất nổ, tài liệu có nội dung xấu, ma túy, vàng, tiền, xăng dầu, khoáng sản, ôtô, gỗ, động vật hoang dã các mặt hàng phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết nguyên đán Giáp Ngọ như hàng tiêu dùng, rượu, thuốc lá, gia cầm, thực phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng, điện tử, điện lạnh,... Các đối tượng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn buôn lậu tinh vi như lợi dụng khai báo trước, phân luồng tờ khai hải quan điện tử; làm giả hồ sơ, chứng từ, giả chữ ký, con dấu của cán bộ Hải quan; khai báo sai tên hàng, số lượng, chất lượng, mã số hàng hóa và thuế suất; lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, lợi dụng các ưu đãi trong đầu tư gia công sản xuất xuất khẩu; chính sách ưu đãi đối với khu kinh tế thương mại cửa khẩu, hàng hóa trao đổi cư dân biên giới, chính sách với Việt Kiều hồi hương,... Tuy nhiên, hiệu quả công tác phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; Một trong những nguyên nhân quan trọng là có dấu hiệu buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm chưa làm đúng qui trình nghiệp vụ của cán bộ công chức hải quan.
Để tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, chống thất thu Ngân sách; góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và bình ổn thị trường, an sinh xã hội dịp Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014; thực hiện Chỉ thị 04/CT-BTC ngày 20/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính v/v tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong ngành Tài chính. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu:
1. Tăng cường công tác chống buôn lậu
1.1. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm, kịp thời chỉ đạo của Chính phủ, Ban 127 TW, Bộ Tài chính về công tác chống buôn lậu.
1.2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chuyên đề, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu đã ban hành, trong đó tập trung vào: Kế hoạch số 911/KH-CPCTPMT-CĐTCBL ngày 16/8/2013 về phối hợp giữa Hải quan và Bộ đội Biên phòng chỉ đạo đấu tranh chuyên án, vụ án phòng, chống ma túy. Kế hoạch số 101/KH-ĐTCBL, 102/KH-ĐTCBL ngày 03/5/2013 kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất, ma túy, thuốc gây nghiện. Kế hoạch số 324/KH-ĐTCBL ngày 14/10/2013, Kế hoạch số 230/KH-ĐTCBL ngày 06/8/2013 kiểm soát, xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan tại cảng Hải Phòng, Quảng Ninh. Kế hoạch số 235/KH-ĐTCBL ngày 15/8/2013 tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu qua biên giới. Kế hoạch số 78/KH-TCHQ ngày 02/5/2013 của Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra hoạt động XNK mặt hàng rượu ngoại trên phạm vi toàn quốc. Kế hoạch số 143/KH-ĐTCBL ngày 11/6/2013 tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu, vận chuyển trái phép khoáng sản ra nước ngoài. Kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu có hại cho sức khỏe, mặt hàng thời trang nhập khẩu. Các chuyên đề về xe ô tô nhập khẩu là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương; chống gian lận qua khai báo mã số hàng hóa; gia công đầu tư,...
Triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo, cảnh báo của Tổng cục Hải quan tại các Công văn số 285/ĐTCBL-P1 ngày 25/9/2013 v/v tăng cường công tác chống buôn lậu những tháng cuối năm 2013; Công văn 153/TCHQ-ĐTCBL ngày 20/9/2013 v/v tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa XK; Công văn số 2060/TCHQ-ĐTCBL ngày 22/4/2013, Công văn số 1870/TCHQ-ĐTCBL 10/4/2013 về tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.
2. Tăng cường trách nhiệm của công chức trong thực thi các qui trình nghiệp vụ hải quan
- Chi cục trưởng Chi cục hải quan chịu trách nhiệm:
+ Tổ chức thực hiện đúng các qui trình nghiệp vụ theo qui định. Phân công nhiệm vụ trong các khâu, qui trình nghiệp vụ phải gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh đảm bảo thực hiện đầy đủ các qui định, qui trình nghiệp vụ hải quan.
+ Chịu trách nhiệm toàn diện để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tình trạng công chức tiêu cực, tham nhũng trong địa bàn phụ trách.
- Đội trưởng, phó đội trưởng Đội thủ tục hải quan phân công công chức thừa hành có trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ trong qui trình và đảm bảo phòng ngừa tiêu cực; chịu trách nhiệm trong việc công chức trong dây chuyền thủ tục hải quan có sai phạm.
- Công chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan chịu trách nhiệm về hồ sơ không đủ điều kiện xuất nhập khẩu nhưng vẫn cho làm thủ tục hải quan.
- Công chức khi được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình kiểm tra thì phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa vi phạm vẫn cho thông quan.
- Lãnh đạo Chi cục hải quan ký thông quan hàng hóa phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để hàng hóa vi phạm vẫn được thông quan.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
- Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Tổng cục Hải quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện kịp thời những cán bộ công chức hải quan có dấu hiệu móc nối, tiếp tay cho buôn lậu.
- Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì cùng Cục Giám sát quản lý, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Ban Quản lý rủi ro, Cục Kiểm tra sau thông quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để chủ động phát hiện các hành vi buôn lậu gian lận thương mại chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh công tác nghiệp vụ đảm bảo chủ động phòng ngừa, khắc phục các hạn chế, bất cập có nguy cơ bị lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại. Hạn chế thấp nhất tình trạng bị động khi sự việc buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng, tiêu cực xảy trong phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan hải quan nhưng không phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo các phòng, đội nghiệp vụ tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, tăng cường kiểm tra đột xuất đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ để phát hiện sai phạm của công chức trong qui trình nghiệp vụ.
- Trường hợp đã thanh tra, kiểm tra mà không phát hiện vi phạm, nhưng sau đó cơ quan, đơn vị chức năng khác phát hiện những sai phạm mang tính hệ thống, diễn ra trong thời gian dài, thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thủ trưởng đơn vị nghiệp vụ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tổng cục Hải quan và pháp luật.
- Lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, lãnh đạo Chi cục hải quan, lãnh đạo Tổ, Đội công tác thuộc Chi cục nếu để xảy ra sai phạm thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý trách nhiệm người đứng đầu theo Quyết định số 1458-TCHQ ngày 8/5/2013.
4. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ
- Tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng chống tham nhũng, chống gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực. Phối hợp với các cấp Ủy, đoàn thể trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cán bộ công chức chấp hành pháp luật, kỷ cương, kỷ luật của Ngành, đơn vị; làm đúng chức trách nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các quy trình nghiệp vụ; nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống buôn lậu, trong quá trình làm thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
- Thực hiện nghiêm công tác điều động, chuyển đổi cán bộ định kì; trường hợp có biểu hiện tiêu cực, vị trí nhạy cảm thì tiến hành điều động, chuyển đổi trước thời hạn.
- Trường hợp công chức liên quan đến vụ việc đang trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng, thì phải chủ động tiến hành kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và áp dụng các biện pháp cần thiết phòng ngừa tiêu cực.
- Trường hợp phát hiện công chức không làm hoặc làm không đúng quy trình nghiệp vụ để xảy ra vi phạm thì cương quyết xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và đưa ra khỏi Ngành những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, không làm đúng các quy định trong quy trình thủ tục gây hậu quả nghiêm trọng.
5.1. Chỉ thị này được quán triệt tới tất cả cán bộ, công chức, các đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về việc không triển khai, hoặc triển khai hình thức, chiếu lệ, làm cho công tác chống buôn lậu tại địa bàn quản lý không hiệu quả, phát sinh các tiêu cực, các vi phạm lớn xảy ra trên địa bàn mà không nắm được, chịu trách nhiệm về yếu kém trong quản lý cán bộ mà gây ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu.
5.2. Chế độ báo cáo:
- Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị này về Tổng cục Hải quan trước ngày 01/11/2013 (qua Cục Điều tra CBL, fax 0439440633, cbl-thammuu@customs.gov.vn).
- Trường hợp xảy ra các vụ việc vi phạm phức tạp, nghiêm trọng thì các đơn vị báo cáo ngay lãnh đạo Tổng cục Hải quan theo chế độ báo cáo của Ngành hoặc theo yêu cầu (qua Văn phòng Tổng cục và Cục Điều tra chống buôn lậu).
Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan nghiêm túc thực hiện các nội dung trên./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Quyết định 65/2004/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 107/2002/NĐ-CP quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan
- 3Quyết định 17/2003/QĐ-BTC qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 33/2003/QĐ-BTC thành lập các đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 5Thông tư 59/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 65/2004/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 107/2002/NĐ-CP quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan
- 3Quyết định 17/2003/QĐ-BTC qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 33/2003/QĐ-BTC thành lập các đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội Kiểm soát hải quan thuộc Cục điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 5Thông tư 59/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do Bộ Tài chính ban hành
- 6Chỉ thị 04/CT-BTC năm 2011 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương khi thi hành công vụ trong ngành tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 1870/TCHQ-ĐTCBL tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 2060/TCHQ-ĐTCBL tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm do Tổng cục Hải quan ban hành
Chỉ thị 6287/CT-TCHQ năm 2013 tăng cường công tác chống buôn lậu trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 6287/CT-TCHQ
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/10/2013
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Nguyễn Ngọc Túc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra