Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ 102/2004/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2004 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cơ yếu ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU THÔI LÀM VIỆC TRONG TỔ CHỨC CƠ YẾU
MỤC I : CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU NGHỈ HƯU
2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, mà tổ chức cơ yếu không còn nhu cầu bố trí làm việc trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được, thì người làm công tác cơ yếu nghỉ việc được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
Có đủ 25 năm đối với nam và có đủ 20 năm đối với nữ làm việc trong tổ chức cơ yếu trở lên và phải đóng đủ bảo hiểm xã hội .
Thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm: thời gian làm công tác cơ yếu và thời gian làm công việc khác trong tổ chức cơ yếu, trong đó phải có ít nhất 05 năm được tính thâm niên ngành cơ yếu. Thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu được tính theo năm (không quy đổi theo hệ số), nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn.
MỤC II: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU CHUYỂN NGÀNH
1. Được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm nhiệm.
2. Được miễn thi tuyển và được sắp xếp làm việc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, nếu chuyển ngành theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Được xếp và hưởng lương theo công việc, chức vụ mới kể từ ngày có quyết định chuyển ngành. Trường hợp hệ số mức lương mới thấp hơn hệ số mức lương của người làm công tác cơ yếu được hưởng tại thời điểm chuyển ngành thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số mức lương của người làm công tác cơ yếu với hệ số mức lương mới trong thời gian là 18 tháng kể từ ngày có quyết định chuyển ngành và do cơ quan, đơn vị mới chi trả. Trong thời gian được bảo lưu, nếu hệ số mức lương mới được nâng bằng hoặc cao hơn hệ số mức lương của người làm công tác cơ yếu trước khi chuyển ngành thì hưởng theo hệ số mức lương mới.
4. Người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành khi nghỉ hưu, cách tính lương hưu cụ thể như sau:
a) Được lấy mức lương làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên tính theo thời gian làm việc trong các tổ chức cơ yếu của mức lương tại thời điểm chuyển ngành để làm cơ sở tính lương hưu.
b) Trường hợp người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành, khi nghỉ hưu mà có mức lương hưu tính theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương ở thời điểm trước khi chuyển ra khỏi ngành cơ yếu thì được lấy mức lương ở thời điểm trước khi chuyển ra khỏi ngành cơ yếu để tính lương hưu.
MỤC III: CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU THÔI VIỆC
1. Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định; được ưu tiên vào học nghề hoặc giới thiệu việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm của các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương và tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. Được trợ cấp thôi việc một lần: cứ mỗi năm công tác được tính bằng 01 tháng lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có). Trường hợp có thời gian lẻ từ đủ 01 tháng đến 06 tháng thì được tính là nửa (1/2) năm; từ trên 06 tháng trở lên được tính tròn là 01 năm.
Thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp thôi việc một lần là tổng thời gian phục vụ trong các tổ chức cơ yếu (bao gồm thời gian làm công tác cơ yếu và thời gian làm công việc khác trong tổ chức cơ yếu); thời gian công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội, đoàn thể ở Trung ương, địa phương và thời gian làm hợp đồng có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có).
3. Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Người làm công tác cơ yếu đã thôi việc về địa phương trong thời gian không quá 01 năm, kể từ ngày ký quyết định thôi việc, nếu tìm được việc làm mới, có yêu cầu chuyển ngành thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển ngành thì phải hoàn lại khoản trợ cấp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Người làm công tác cơ yếu có thời gian chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi một năm bằng một năm sáu tháng.
2. Người làm công tác cơ yếu có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt với mức 100% hoặc ngành nghề đặc thù được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi một năm bằng một năm bốn tháng.
3. Người làm công tác cơ yếu có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc ngành nghề đặc thù được xếp lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi một năm bằng một năm hai tháng.
Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, người làm công tác cơ yếu có đủ 2 hoặc 3 điều kiện nêu trên thì được hưởng theo mức quy đổi cao nhất. Thời gian công tác nêu trên nếu đứt quãng thì được cộng dồn để xác định.
Mức lương được xếp khi chuyển sang làm công tác khác, căn cứ vào ngành hoặc nhóm ngành cán bộ được sắp xếp; trình độ học vấn, đào tạo; thời gian giữ hệ số bậc lương hiện tại. Trường hợp hệ số mức lương mới được xếp thấp hơn hệ số mức lương ở thời điểm trước khi chuyển sang công việc mới thì được bảo lưu hệ số chênh lệch giữa hệ số mức lương ở thời điểm trước khi chuyển sang công việc mới so với hệ số mức lương mới cho đến khi được nâng lương bằng hoặc cao hơn.
Trường hợp do sai lệch hồ sơ mà người làm công tác cơ yếu không được hưởng đúng chế độ thì được khôi phục quyền lợi theo quy định.
2. Ngoài biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người có hành vi làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các quy định trước đây về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu khi nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, chuyển sang làm các công việc khác trong tổ chức cơ yếu trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
- 1Nghị định 68/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân
- 2Nghị định 41/2011/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc, hy sinh, từ trần hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- 1Nghị định 45-CP năm 1995 về điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Nghị định 89/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân kèm theo Nghị định 45/CP năm 1995
- 4Thông tư liên tịch 79/2004/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Nghị định 102/2004/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 102/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc hoặc chuyển sang làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
- Số hiệu: 102/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 27/02/2004
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 19/03/2004
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra