Mục 2 Chương 2 Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
Điều 12. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
1. Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
b) Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở và công trình dịch vụ (nếu có) trong phạm vi dự án; thực hiện huy động vốn, thu tiền cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở và công trình dịch vụ (nếu có) theo quy định của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đối với phần diện tích công trình dịch vụ mà chủ đầu tư được phép kinh doanh và diện tích nhà ở còn lại, sau khi thực hiện bố trí tái định cư theo phương án thỏa thuận với chủ sở hữu nhà chung cư và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Được thực hiện quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với nhà ở được xây dựng trong dự án để bố trí tái định cư tại chỗ cho các chủ sở hữu và nhà ở, công trình xây dựng được phép chuyển nhượng cho các chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản;
đ) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ về vốn và quỹ nhà ở tạm cư (nếu có) và được hưởng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
e) Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư:
a) Thực hiện các trách nhiệm của chủ đầu tư dự án theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 26 của Luật Nhà ở;
b) Thực hiện bố trí tạm cư, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho chủ sở hữu nhà chung cư bị phá dỡ theo quy định của Luật Nhà ở, của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
c) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. Quyền của chủ sở hữu nhà chung cư:
a) Được tham gia lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn để đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
b) Được lựa chọn hình thức bồi thường, bố trí tái định cư tại chỗ hoặc các hình thức bố trí nhà ở để phục vụ tái định cư và các nội dung quy định tại
c) Được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với nhà ở đã được bố trí tái định cư;
d) Được tham gia giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật;
đ) Được quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền thay đổi chủ đầu tư dự án và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng nội dung và tiến độ của dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Việc thay đổi chủ đầu tư phải được thông qua Hội nghị nhà chung cư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấp thuận.
2. Trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư:
a) Chấp hành di dời để thực hiện việc giải tỏa, phá dỡ nhà ở và công trình xây dựng trong phạm vi dự án theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Tạo điều kiện để chủ đầu tư dự án, nhà thầu xây dựng triển khai thực hiện dự án theo nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện các nghĩa vụ khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư vốn hoặc góp vốn cùng các chủ sở hữu nhà chung cư để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư:
a) Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải xác định cụ thể đối với từng chủ sở hữu nhà chung cư, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ của chủ sở hữu;
- Diện tích căn hộ cũ và diện tích khác (nếu có), vị trí căn hộ của chủ sở hữu; trường hợp căn hộ cũ có diện tích công trình phụ nằm ngoài căn hộ theo thiết kế ban đầu thì phần diện tích phụ đó được tính phân bổ (gộp chung) vào diện tích căn hộ cũ khi thực hiện bố trí tái định cư;
- Số hộ khẩu, số nhân khẩu trong căn hộ phải phá dỡ thuộc diện được bố trí tái định cư;
- Việc bố trí tái định cư: Diện tích, vị trí căn hộ mới chủ sở hữu được bố trí tái định cư (chủ sở hữu không phải trả tiền); diện tích, vị trí căn hộ mới mà chủ sở hữu được mua thêm (nếu có) trong trường hợp căn hộ cũ có từ 02 hộ khẩu trở lên;
- Việc bố trí tạm cư: Hỗ trợ bằng tiền hoặc bố trí quỹ nhà ở tạm cư (nêu rõ diện tích, vị trí căn hộ bố trí tạm cư đối với chủ sở hữu);
- Các nội dung thỏa thuận khác liên quan đến bố trí tái định cư, tạm cư do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu nhà chung cư thỏa thuận (nếu có).
b) Việc lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện kết hợp với quy trình lựa chọn chủ đầu tư tại Hội nghị nhà chung cư quy định tại
c) Trình tự, thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện đồng thời với việc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận phương án lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại
d) Trên cơ sở phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu nhà chung cư thực hiện ký hợp đồng khi bố trí tái định cư, tạm cư với từng chủ sở hữu nhà chung cư theo mẫu do Bộ Xây dựng hướng dẫn.
2. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư:
a) Chủ đầu tư dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn có trách nhiệm tổ chức lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng chủ sở hữu nhà chung cư gửi Sở Xây dựng thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ của chủ sở hữu;
- Số hộ khẩu, số nhân khẩu trong căn hộ phải phá dỡ thuộc diện được bố trí tái định cư;
- Diện tích căn hộ cũ và diện tích khác (nếu có), vị trí căn hộ của chủ sở hữu; trường hợp căn hộ cũ có diện tích công trình phụ nằm ngoài căn hộ theo thiết kế ban đầu thì phần diện tích phụ đó được tính phân bổ (gộp chung) vào diện tích căn hộ cũ khi thực hiện bố trí tái định cư;
- Diện tích, vị trí căn hộ mới chủ sở hữu được bố trí (chủ sở hữu không phải trả tiền); diện tích, vị trí căn hộ mới mà chủ sở hữu được mua thêm theo giá quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) trong trường hợp căn hộ cũ có từ 02 hộ khẩu trở lên;
- Các căn cứ tính toán bố trí tái định cư, gồm: Giá căn hộ cũ, giá căn hộ mới, giá trị chênh lệch giữa căn hộ mới và căn hộ cũ;
- Việc bố trí tạm cư: Hỗ trợ bằng tiền hoặc bố trí quỹ nhà ở tạm cư (nêu rõ diện tích, vị trí căn hộ bố trí tạm cư đối với chủ sở hữu);
- Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của chủ đầu tư, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức thẩm định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
c) Trường hợp nhà chung cư nguy hiểm cần phải phá dỡ khẩn cấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện việc cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp nhà chung cư đó theo quy định tại
3. Trường hợp chủ sở hữu nhà chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì việc bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Nhà ở. Nếu chủ sở hữu nhà chung cư nhận bồi thường bằng tiền mà có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
4. Đối với các công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án (nếu có) thì việc bồi thường, hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Các trường hợp tự cơi nới, xây dựng nhà ở, công trình xây dựng trên đất lấn chiếm trái phép thì không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đủ điều kiện mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về nhà ở.
6. Chi phí phục vụ cho việc bố trí nhà ở tạm cư được hạch toán vào chi phí thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 5. Các hình thức thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 6. Tổ chức điều tra, khảo sát và kiểm định chất lượng nhà chung cư
- Điều 7. Xây dựng và công bố kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 8. Quy hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 9. Lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 10. Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 11. Thực hiện việc phá dỡ nhà chung cư
- Điều 12. Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 13. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư liên quan đến dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
- Điều 14. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư