Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
1. Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép
a) Tổ chức xin cấp Giấy phép gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (bao gồm 05 bộ) qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều này. Tổ chức xin cấp Giấy phép phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin cung cấp;
b) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước tiến hành kiểm tra hồ sơ theo các điều kiện quy định tại
c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do;
d) Tổ chức được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;
b) Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
d) Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
3. Thời hạn Giấy phép
Thời hạn của Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
4. Thu hồi Giấy phép
a) Tổ chức được cấp phép sẽ bị thu hồi Giấy phép và phải chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với một trong các trường hợp sau:
Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức đó không tiến hành triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép mà không có lý do chính đáng; trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức có vi phạm một trong các điều kiện quy định tại
b) Quy trình, thủ tục thu hồi Giấy phép:
Khi tổ chức được cấp phép vi phạm một trong các trường hợp nêu tại điểm a, khoản 4 Điều này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản gửi tổ chức được cấp phép thông báo về việc thu hồi Giấy phép và thông báo lý do thu hồi Giấy phép. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố công khai về việc thu hồi Giấy phép của tổ chức đó trên trang tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Ngay khi nhận được thông báo bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc thu hồi Giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải lập tức ngừng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bị thu hồi Giấy phép phải gửi thông báo bằng văn bản tới các tổ chức và cá nhân liên quan để thanh lý hợp đồng và hoàn tất các nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bên.
5. Cấp lại Giấy phép
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin cấp lại Giấy phép của tổ chức, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và cấp lại Giấy phép hoặc có văn bản thông báo từ chối trong đó nêu rõ lý do đối với các trường hợp sau đây:
a) Hết hạn Giấy phép
Trước khi Giấy phép hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức được cấp Giấy phép phải gửi văn bản xin cấp lại Giấy phép và bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
b) Bị thu hồi Giấy phép
Sau thời hạn 6 tháng, kể từ ngày khắc phục được hoàn toàn nguyên nhân bị thu hồi Giấy phép, tổ chức bị thu hồi Giấy phép có văn bản giải trình và xin cấp lại Giấy phép tới Ngân hàng Nhà nước.
c) Sửa đổi, bổ sung Giấy phép
Khi có nhu cầu thay đổi nội dung quy định trong Giấy phép tổ chức phải có văn bản đề nghị trong đó nêu chi tiết nội dung đề nghị sửa đổi và lý do thay đổi nội dung Giấy phép cùng bản sao Giấy phép đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
d) Trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hư hỏng không sử dụng được, tổ chức phải gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép và nêu rõ lý do tới Ngân hàng Nhà nước.
Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
- Số hiệu: 101/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 729 đến số 730
- Ngày hiệu lực: 26/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
- Điều 6. Các hành vi bị cấm
- Điều 7. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán
- Điều 8. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 9. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng
- Điều 10. Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
- Điều 11. Sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán
- Điều 12. Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
- Điều 13. Đóng tài khoản thanh toán
- Điều 14. Dịch vụ thanh toán
- Điều 15. Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này
- Điều 16. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Điều 17. Phí dịch vụ
- Điều 18. Bồi thường thiệt hại
- Điều 19. Giải quyết tranh chấp
- Điều 20. Đảm bảo an toàn trong thanh toán
- Điều 21. Quyền về thông tin, báo cáo
- Điều 22. Nghĩa vụ về thông tin, báo cáo
- Điều 23. Bảo mật thông tin