Hệ thống pháp luật

Mục 2 Chương 4 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Mục 2: THỦ TỤC HẢI QUAN, KIỂM TRA GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI TÀU BIỂN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH

Điều 65. Hồ sơ hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

1. Đối với tàu biển nhập cảnh:

a) Bản khai chung;

b) Bản khai hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;

c) Thông tin về vận đơn thứ cấp trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;

d) Danh sách thuyền viên;

đ) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu biển;

e) Bản khai dự trữ của tàu;

g) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách;

h) Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

2. Đối với tàu biển xuất cảnh:

a) Bản khai chung;

b) Bản khai hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển trong trường hợp tàu biển vận chuyển hàng hóa;

c) Danh sách thuyền viên;

d) Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu biển;

đ) Bản khai dự trữ của tàu;

e) Danh sách hành khách trong trường hợp tàu biển vận chuyển hành khách.

Khi tàu biển xuất cảnh, nếu không có nội dung thay đổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì người khai hải quan chỉ phải nộp bản khai chung quy định tại Điểm a Khoản này.

3. Đối với tàu biển quá cảnh

Khi làm thủ tục nhập cảnh đối với tàu biển quá cảnh, người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan theo quy định tại Khoản 1 Điều này; khi làm thủ tục xuất cảnh, nếu có sự thay đổi về các chứng từ khi nhập cảnh, người khai hải quan nộp hồ sơ hải quan gồm các chứng từ đã có sự thay đổi so với lúc nhập cảnh.

4. Hồ sơ hải quan quy định tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này nộp cho cơ quan hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử.

Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử thi người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan hồ sơ giấy.

5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh trong các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật về hàng hải.

Điều 66. Thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan

1. Đối với tàu biển nhập cảnh:

a) Bản khai hàng hóa nhập khẩu, thông tin về vận đơn thứ cấp: Chậm nhất là 12 giờ trước khi dự kiến cập cảng đối với tàu biển có hành trình dưới 5 ngày; chậm nhất 24 giờ trước khi dự kiến cập cảng đối với tàu biển có hành trình khác;

b) Các chứng từ nêu tại các Điểm c, d, đ, e, g, h Khoản 1 Điều 65 Nghị định này: Chậm nhất 08 giờ trước khi dự kiến cập cảng.

2. Đối với tàu biển xuất cảnh:

Thời hạn cung cấp các thông tin về các chứng từ quy định tại a) Giấy giao tiếp hàng hóa: 01 bản chính;

b) Vận đơn: 01 bản chụp;

c) Bản trích lược khai hàng hóa nhập khẩu dỡ xuống từng ga đường sắt liên vận quốc tế theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 02 bản chính;

d) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới (nếu có): 01 bản chính;

đ) Bảng kê nhiên liệu, dụng cụ, thực phẩm mang theo của tàu (nếu có): 01 bản chính.

2. Tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa:

a) Các chứng từ nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa (nếu có): 01 bản chính.

Điều 70. Hồ sơ hải quan đối với tàu xuất cảnh

1. Tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa:

a) Bản xác báo thứ tự lập tàu đối với tàu khách làm thủ tục hải quan tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa: 01 bản chính;

b) Vận đơn: 01 bản chụp;

c) Bản trích lược khai hàng hóa xuất khẩu tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 02 bản chính;

d) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa (nếu có): 01 bản chính.

2. Tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới:

a) Chứng từ nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Giấy giao tiếp hàng hóa: 01 bản chính;

c) Vận đơn: 01 bản chụp;

d) Bản xác báo thứ tự lập tàu: 01 bản chính;

đ) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục hải quan tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới (nếu có): 01 bản chính.

Điều 71. Thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan

1. Đối với tàu nhập cảnh: Ngay sau khi tàu nhập cảnh đến ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới hoặc ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa Trưởng ga hoặc Trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Hải quan chứng từ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 69 Nghị định này.

2. Đối với tàu xuất cảnh: Chậm nhất 30 phút đối với tàu khách và 01 giờ đối với tàu hàng trước khi tàu xuất cảnh rời ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa hoặc ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới, Trưởng ga hoặc Trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp cho Hải quan các chứng từ quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 70 Nghị định này.

3. Trước khi hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với tàu nhập cảnh hoặc tàu xuất cảnh, Trưởng ga hoặc Trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có sự sai lệch như tên hàng, trọng lượng, số lượng (tăng hay giảm) giữa hàng hóa thực tế chuyên chở so với chứng từ vận đơn, bản trích lược khai, giấy giao tiếp hàng hóa, đã nộp cho Hải quan;

b) Những thay đổi khác so với chứng từ đã nộp về phương tiện, hàng hóa, hành lý xảy ra trong quá trình vận chuyển, lưu giữ trong kho, bãi, xuất kho, nhập kho.

Điều 72. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

1. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan do người khai nộp và xuất trình theo quy định tại Điều 69, Điều 70 Nghị định này như sau:

a) Kiểm tra, đối chiếu thông tin tại hồ sơ về số hiệu toa xe, số lượng hàng,... với từng toa xe, container chứa hàng hóa, hành lý ký gửi,…; kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải (nếu có) đối với từng toa xe, container chứa hàng hóa, hành lý ký gửi;

b) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hóa, hành lý ký gửi đang chịu sự giám sát hải quan được vận chuyển tiếp đến ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới hoặc ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời,... thì Trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, hành lý ký gửi, toa xe trong quá trình vận chuyển đến ga đích theo quy định;

c) Bàn giao hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu cho Hải quan tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa hoặc biên giới trong trường hợp có vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đến ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa đối với tàu nhập cảnh hoặc biên giới đối với tàu xuất cảnh theo mẫu quy định của Bộ Tài chính;

d) Xác nhận và đóng dấu lên những giấy tờ do Trưởng ga hoặc Trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp nộp; niêm phong hồ sơ hải quan các chứng từ bàn giao cho Trưởng ga hoặc Trưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp chuyển đến Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới hoặc ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa theo quy định;

đ) Xác nhận và hồi báo cho Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới hoặc ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa về việc tiếp nhận hàng hóa, hồ sơ lô hàng đang chịu sự giám sát hải quan và tình hình hàng hóa được chuyển đến. Lưu hồ sơ hải quan gồm: Bản lược khai hàng hóa và các chứng từ liên quan theo quy định.

2. Tổ chức giám sát, kiểm soát đối với tàu nhập cảnh, tàu xuất cảnh trong phạm vi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan như sau:

a) Giám sát phương tiện (bao gồm container rỗng, toa rỗng, xe rỗng) chuyên chở hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; giám sát hàng hóa xuất khẩu cho đến khi hàng hóa ra khỏi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan, giám sát hàng hóa nhập khẩu cho đến khi thông quan, giải phóng hàng và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;

b) Giám sát hành lý, hàng hóa của người nhập cảnh, tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu ngay khi họ rời khỏi tàu để vào khu vực nhập cảnh hoặc khu vực cách ly;

c) Giám sát hành lý, hàng hóa của người xuất cảnh, tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu ngay khi họ rời khu vực xuất cảnh hoặc khu vực cách ly để lên tàu xuất cảnh;

d) Giám sát hàng hóa, hành lý ký gửi được vận chuyển từ kho lưu giữ, từ khu vực xuất cảnh đến tàu để xếp lên tàu và hàng hóa, hành lý ký gửi dỡ từ tàu được vận chuyển đến kho lưu giữ, đến khu vực nhập cảnh;

đ) Giám sát túi ngoại giao, túi lãnh sự nếu nhận, gửi túi tại khu vực sân đỗ tàu;

e) Trên cơ sở kết quả thu thập và xử lý các thông tin về tàu nhập cảnh tàu xuất cảnh, bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát phù hợp với đặc điểm từng chuyến tàu.

3. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan đối với tàu liên vận nhập cảnh, xuất cảnh: Không quá 01 giờ kể từ khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 69, Điều 70 Nghị định này.

Điều 73. Trách nhiệm của Trưởng ga và Trưởng tàu Ga đường sắt liên vận quốc tế

1. Trách nhiệm của Trưởng ga:

a) Thông báo trước qua mạng máy tính, văn bản, điện fax cho Hải quan tại ga đường sắt liên vận quốc tế thông tin về hành trình tàu nhập cảnh, xuất cảnh gồm: số hiệu đầu tàu, toa xe; vị trí, thời gian tàu đến, dừng, rời ga liên vận; thông tin về hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, hành lý của hành khách nhập cảnh, xuất cảnh gồm: Vị trí, thời gian xếp, dỡ lên xuống tàu và các thông tin thay đổi có liên quan đến tàu, hàng hóa, hành lý;

b) Xác nhận và đóng dấu lên những chứng từ do Trưởng tàu nộp để làm thủ tục hải quan;

c) Nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực hiện thủ tục hải quan theo quy định;

d) Chịu trách nhiệm về tính xác thực về nội dung các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan;

đ) Phối hợp với cơ quan hải quan trong việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát để ngăn chặn và phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật hải quan trên tàu và tại các ga đường sắt liên vận quốc tế.

2. Trách nhiệm của Trưởng tàu:

a) Nộp, xuất trình đúng, đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và thực hiện thủ tục hải quan theo quy định;

b) Chịu trách nhiệm về tính xác thực về nội dung các chứng từ nộp cho Trưởng ga và cơ quan hải quan;

c) Phối hợp với Trưởng ga trong việc thực hiện thủ tục hải quan (bao gồm luân chuyển hồ sơ hải quan giữa Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới và ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa) theo quy định;

d) Đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan (nếu có), niêm phong của hãng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.

Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

  • Số hiệu: 08/2015/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 21/01/2015
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 189 đến số 190
  • Ngày hiệu lực: 15/03/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH