Chương 1 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, thông tin có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Thủ tục hải quan điện tử” là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
2. “Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan” là hệ thống do Tổng cục Hải quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối, trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan.
3. “Hệ thống khai hải quan điện tử” là hệ thống cho phép người khai hải quan thực hiện việc khai hải quan điện tử, tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
4. “Tham vấn trị giá” là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đã kê khai của người khai hải quan.
5. “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành” là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
2. Căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
Căn cứ vào quy hoạch và công bố hệ thống cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; quy hoạch cảng hàng không quốc tế và kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, khối lượng công việc tại các khu vực có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định điều kiện, thủ tục thành lập, chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan, kho hàng không kéo dài.
Người khai hải quan gồm:
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.
1. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
b) Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan:
a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan:
b) Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân;
c) Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan;
Điều 7. Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
2. Các cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý thông tin của người khai hải quan; phản hồi kết quả xử lý cho người khai hải quan; trao đổi thông tin khai thủ tục hành chính và kết quả xử lý thông tin khai thủ tục hành chính giữa các cơ quan nhà nước với nhau thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả xử lý của các cơ quan nhà nước để ra quyết định cuối cùng về thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phản hồi kết quả cho người khai hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Điều 8. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:
a) Xây dựng, phát triển Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Ban hành quy chế quản lý, vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia;
c) Thống nhất các yêu cầu kỹ thuật kết nối cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống xử lý chuyên ngành trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia;
d) Xây dựng các danh mục dữ liệu dùng chung giữa các Bộ, ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
đ) Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới các thủ tục hành chính để thực hiện bằng phương thức điện tử theo Cơ chế một cửa quốc gia;
e) Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính đảm bảo cho việc quản lý, vận hành, duy trì và phát triển Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế trao đổi thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm ban hành thủ tục hành chính để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; xây dựng bộ dữ liệu hành chính và thương mại quốc gia áp dụng cho các chứng từ điện tử trao đổi, thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia.
3. Tổng cục Hải quan:
a) Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Tham gia đàm phán và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa Cổng thông tin một cửa quốc gia với các quốc gia khác trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- Số hiệu: 08/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 21/01/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 189 đến số 190
- Ngày hiệu lực: 15/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 5. Người khai hải quan
- Điều 6. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan
- Điều 7. Thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
- Điều 8. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia
- Điều 9. Chế độ ưu tiên
- Điều 10. Điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên
- Điều 12. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 13. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 15. Thực hiện phân loại mức độ rủi ro
- Điều 16. Phân loại hàng hóa
- Điều 17. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
- Điều 18. Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
- Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc thực hiện phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 20. Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan
- Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
- Điều 22. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan
- Điều 23. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
- Điều 24. Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
- Điều 25. Khai hải quan
- Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
- Điều 27. Kiểm tra hồ sơ hải quan
- Điều 28. Kiểm tra hải quan trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển, cảng hàng không
- Điều 29. Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Điều 30. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
- Điều 31. Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan
- Điều 32. Giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa
- Điều 33. Trách nhiệm và quan hệ phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cửa khẩu trong việc kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải tại cửa khẩu
- Điều 34. Gỉám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 35. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Điều 36. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Điều 37. Trách nhiệm tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Điều 38. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
- Điều 40. Kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị
- Điều 41. Chế độ báo cáo quyết toán; kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị
- Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan
- Điều 43. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
- Điều 44. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trung chuyển
- Điều 45. Tài sản di chuyển
- Điều 46. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý ký gửi của người nhập cảnh, xuất cảnh thất lạc, nhầm lẫn
- Điều 48. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
- Điều 49. Thủ tục hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tạm xuất
- Điều 50. Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm
- Điều 51. Thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay nước ngoài tạm nhập - tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam
- Điều 52. Thủ tục hải quan đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài
- Điều 53. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
- Điều 54. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định
- Điều 55. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa
- Điều 56. Theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập
- Điều 57. Đối tượng áp dụng
- Điều 58. Định mức hành lý được miễn thuế
- Điều 59. Thủ tục đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 60. Thủ tục hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh vượt quá định mức miễn thuế; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi trước, gửi sau chuyến đi
- Điều 61. Hồ sơ hải quan đối với tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
- Điều 62. Thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan
- Điều 63. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan
- Điều 65. Hồ sơ hải quan đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 66. Thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan
- Điều 70. Hồ sơ hải quan đối với tàu xuất cảnh
- Điều 71. Thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan
- Điều 72. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
- Điều 73. Trách nhiệm của Trưởng ga và Trưởng tàu Ga đường sắt liên vận quốc tế
- Điều 74. Hồ sơ hải quan đối với ô tô nhập cảnh
- Điều 75. Hồ sơ hải quan đối với ô tô xuất cảnh
- Điều 76. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
- Điều 78. Thủ tục hải quan đối với ô tô không nhằm mục đích thương mại khi xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 79. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải thủy (thuyền xuồng, ca nô) xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường sông
- Điều 80. Thủ tục hải quan đối với mô tô, xe gắn máy xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 81. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực biên giới
- Điều 82. Thành lập kho ngoại quan
- Điều 83. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan
- Điều 84. Thuê kho ngoại quan
- Điều 85. Hàng hóa gửi kho ngoại quan
- Điều 86. Quản lý lưu giữ, bảo quản hàng hóa gửi kho ngoại quan
- Điều 87. Giám sát hải quan đối với kho ngoại quan
- Điều 88. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
- Điều 89. Thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa
- Điều 90. Các dịch vụ được thực hiện trong địa điểm thu gom hàng lẻ
- Điều 91. Quản lý, giám sát hải quan
- Điều 92. Thủ tục thành lập kho bảo thuế
- Điều 93. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư đưa vào, đưa ra kho bảo thuế
- Điều 94. Kiểm tra, giám sát kho bảo thuế
- Điều 95. Chế độ báo cáo tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư tại kho bảo thuế
- Điều 96. Xử lý nguyên liệu, vật tư gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất trong kho bảo thuế
- Điều 97. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
- Điều 98. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
- Điều 99. Sửa đổi, bổ sung, tạm dừng, hủy quyết định kiểm tra sau thông quan
- Điều 100. Xử lý kết quả kiểm tra sau thông quan
- Điều 101. Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan
- Điều 102. Tuần tra hải quan
- Điều 103. Tạm hoãn việc khởi hành và dừng phương tiện vận tải
- Điều 104. Truy đuổi phương tiện vận tải, hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới
- Điều 105. Thông tin hải quan
- Điều 106. Trách nhiệm thu thập, cung cấp thông tin của cơ quan hải quan
- Điều 107. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 108. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan
- Điều 109. Hình thức cung cấp thông tin