Điều 21 Nghị định 08/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở địa phương theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành có quyền xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và các Nghị định khác có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý của ngành theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các lực lượng khác
Các cơ quan Công an, Hải quan, Quản lý thị trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thì được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định tại Nghị định này.
Nghị định 08/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi
- Số hiệu: 08/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 83 đến số 84
- Ngày hiệu lực: 15/03/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
- Điều 6. Thời hiệu xử phạt
- Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 8. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
- Điều 10. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
- Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Điều 12. Vi phạm quy định về kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Điều 13. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi giả
- Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả
- Điều 15. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công, kinh doanh, sử dụng chất cấm sử dụng trong chăn nuôi
- Điều 16. Vi phạm quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
- Điều 17. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
- Điều 18. Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
- Điều 19. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 20. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính
- Điều 21. Thẩm quyền xử phạt
- Điều 22. Thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
- Điều 23. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 24. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 25. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
- Điều 26. Mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính