Chương 1 Nghị định 08/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi
1. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi.
2. Các hành vi vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Vi phạm quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi;
b) Vi phạm quy định về kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi;
c) Vi phạm quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;
d) Vi phạm quy định về khảo nghiệm, kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi;
đ) Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.
3. Các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động quản lý thức ăn chăn nuôi không quy định trực tiếp tại Nghị định này thì áp dụng theo các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động về thức ăn chăn nuôi có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.
2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất chính là các chất có trong thành phần thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải công bố theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thức ăn chăn nuôi giả là loại thức ăn chăn nuôi có một trong các dấu hiệu sau:
a) Hàm lượng định lượng chất chính chỉ đạt dưới 70% so với ngưỡng tối thiểu hoặc quá 20% trở lên so với ngưỡng tối đa của mức chất lượng đã công bố của sản phẩm;
b) Giả mạo nhãn, tên, địa chỉ, bao bì hàng hóa thức ăn chăn nuôi;
c) Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong thức ăn chăn nuôi được áp dụng theo Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 3 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi chung là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).
Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi là 01 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; riêng đối với các vi phạm hành chính liên quan đến nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả, thức ăn chăn nuôi có chất cấm trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành tại Việt Nam thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Nếu quá các thời gian nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Cách tính thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại
3. Nếu người có thẩm quyền xử phạt để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 8. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng các giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, trang thiết bị, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra như sau:
a) Thu hồi, tái chế đối với thức ăn chăn nuôi không bảo đảm chất lượng;
b) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc tiêu hủy thức ăn chăn nuôi gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất thức ăn chăn nuôi ngoài Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
Nghị định 08/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi
- Số hiệu: 08/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 25/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 83 đến số 84
- Ngày hiệu lực: 15/03/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
- Điều 6. Thời hiệu xử phạt
- Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 8. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
- Điều 10. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
- Điều 11. Vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Điều 12. Vi phạm quy định về kinh doanh thức ăn chăn nuôi
- Điều 13. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi giả
- Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả
- Điều 15. Vi phạm quy định về sản xuất, gia công, kinh doanh, sử dụng chất cấm sử dụng trong chăn nuôi
- Điều 16. Vi phạm quy định về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
- Điều 17. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
- Điều 18. Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi
- Điều 19. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 20. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính
- Điều 21. Thẩm quyền xử phạt
- Điều 22. Thủ tục xử phạt, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
- Điều 23. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 24. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 25. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
- Điều 26. Mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính