Chương 1 Nghị định 04-CP năm 1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 1.- Sử dụng đất không đúng mục đích:
1. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào mục đích khác mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và 3 của Điều này.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện sử dụng đất nông nghiệp loại I, loại II đang trồng lúa để lập vườn, trồng cây lâu năm, đào ao, làm nhà ở.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện sử dụng đất lâm nghiệp có rừng vào mục đích khác.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi của các tổ chức tự tiện chuyển đất chuyên dùng sang làm đất ở hoặc dùng làm nơi hoạt động kinh doanh dịch vụ.
5. Ngoài các mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này, còn bị áp dụng biện phát sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
b) Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện chuyển dịch mốc giới khu đất hoặc sử dụng quá diện tích đất được phép sử dụng mà không thuộc các trường hợp nói tại khoản 2 3 của Điều này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất đai.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi lấn, chiếm đất khu vực I và khu vực II có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng, đất trong hành lang bảo vệ đê, đường dây tải điện, đường sắt, đường bộ và các công trình công cộng.
4. Đối với hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng, an ninh thì xử phạt theo hình thức, mức phạt quy định tại
5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Thu hồi diện tích đất đã bị lấn, chiếm.
b) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.
Điều 3.- Làm giảm khả năng sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp mà cố tình không thực hiện biện pháp chống xói mòn làm cho đất bị thoái hoá.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lấy tầng đất canh tác, làm giảm khả năng canh tác và độ mầu mỡ của đất.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa các chất thải làm ô nhiễm đất và giảm khả năng canh tác của đất.
4. Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.
5. Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này.
Điều 4.- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi để vật liệu xây dựng, hay các vật khác, gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa các vật, chất thải gây cản trở và làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đào bới gây cản trở hoặc làm thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
4. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
b) Bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 5.- Tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 của Điều này, còn bị áp dụng biện pháp buộc phải làm đúng thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Điều 6.- Tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng đất sử dụng không hợp pháp:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang có tranh chấp hoặc chưa có giấy tờ hợp lệ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đất lấn, chiếm mà đem chuyển đổi, chuyển nhượng.
3. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, còn bị áp dụng biện pháp huỷ bỏ hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng trái phép.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân được quyền cho thuê đất, nhưng cho thuê quá thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hộ gia đình và cá nhân cho thuê đất mà không thuộc các trường hợp: gia đình neo đơn, khó khăn, do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định, do thiếu sức lao động.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Truy thu số tiền do cho thuê đất trái phép mà có.
b) Huỷ bỏ hợp đồng cho thuê đất trái phép.
Điều 8.- Cố tình không kê khai, đăng ký hoặc kê khai, đăng ký sử dụng đất không đúng loại, hạng đất:
1. Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi cố tình không kê khai, đăng ký ban đầu quyền sử dụng đất.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cố tình không kê khai, đăng ký biến động quyền sử dụng đất.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cố tình kê khai, đăng ký không đúng loại, hạng đất.
4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Buộc phải kê khai, đăng ký hoặc kê khai, đăng ký lại đúng loại, hạng đất.
b) Bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do hành vi cố tình không kê khai, đăng ký hoặc không kê khai đúng loại, hạng đất gây ra.
Điều 9.- Kéo dài thời hạn bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chây ì, kéo dài thời hạn bồi thường.
2. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Buộc phải trả đủ số tiền phải bồi thường theo giá trị khi giải quyết bồi thường.
b) Bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 10.- Vi phạm quy định về nộp lệ phí địa chính:
1. Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi chây ì, kéo dài thời hạn nộp lệ phí địa chính theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức có hành vi chây ì, kéo dài thời hạn nộp lệ phí địa chính theo quy định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, còn bị áp dụng biện pháp buộc phải nộp đầy đủ lệ phí địa chính theo quy định.
Điều 11.- Kéo dài thời hạn chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, chây ì không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất khi quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Buộc phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
b) Bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.
1. Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có mặt để giao đất theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không xuất trình, hoặc trốn tránh, trì hoãn việc xuất trình các giấy tờ về đất đai liên quan đến việc định giá đất, thanh tra, xét khiếu tố, giải quyết tranh chấp đất đai, và những hành vi khác nhằm ngăn cản không cho nhân viên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành đo đạc, xác định mốc giới địa chính, mốc trắc địa.
Điều 13.- Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc giới địa chính, mốc trắc địa:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc giới địa chính, mốc trắc địa.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm hư hỏng mốc giới địa chính, mốc trắc địa.
3. Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính.
4. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.
Điều 14.- Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi tẩy xoá, sửa chữa giấy tờ, tài liệu, chứng từ về đất đai mà không thuộc các trường hợp nói tại khoản 2, Điều này.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi tẩy xoá, sửa chữa, tài liệu, chứng từ làm cho việc giao đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất không đúng theo quy định của Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:
a) Buộc phải làm lại các giấy tờ, tài liệu, chứng từ theo đúng như trước khi bị thay đổi.
b) Thu hồi diện tích đất giao không đúng quy định của Nhà nước.
Nghị định 04-CP năm 1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai
- Số hiệu: 4-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/01/1997
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 10/01/1997
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Sử dụng đất không đúng mục đích:
- Điều 2. Lấn, chiếm đất đai:
- Điều 3. Làm giảm khả năng sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp:
- Điều 4. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác:
- Điều 5. Tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
- Điều 6. Tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng đất sử dụng không hợp pháp:
- Điều 7. Cho thuê đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản trái với quy định tại Điều 78 Luật Đất đai:
- Điều 8. Cố tình không kê khai, đăng ký hoặc kê khai, đăng ký sử dụng đất không đúng loại, hạng đất:
- Điều 9. Kéo dài thời hạn bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình:
- Điều 10. Vi phạm quy định về nộp lệ phí địa chính:
- Điều 11. Kéo dài thời hạn chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
- Điều 12. Gây cản trở cho việc giao đất, điều tra, xác định giá đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính, xác định mốc giới địa chính, mốc trắc địa, thanh tra, xét khiếu tố và giải quyết tranh chấp đất đai:
- Điều 13. Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc giới địa chính, mốc trắc địa:
- Điều 14. Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất:
- Điều 15. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp:
- Điều 16. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Nhà nước chuyên ngành địa chính:
- Điều 17. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường, đê điều, công trình thuỷ lợi, xây dựng, kiểm lâm, thanh tra quân đội cảnh sát nhân dân được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất đai theo phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của mình.
- Điều 18. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai là 2 năm, nếu quá thời hạn nói trên mà hành vi vi phạm chưa bị xử phạt thì áp dụng biện pháp quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
- Điều 19. Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính:
- Điều 20. Áp dụng các hình thức xử phạt:
- Điều 21. Phạt cảnh cáo:
- Điều 22. Phạt tiền:
- Điều 23. Thu hồi đất:
- Điều 24. Thi hành quyết định xử phạt hành chính:
- Điều 25. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính:
- Điều 26. 1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân mà vi phạm các quy định về xử phạt hành chính; người không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà tuỳ tiện phạt thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân thì phải bồi thường.
- Điều 27. Tổ chức, cá nhân bị phạt có quyền khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính và tố cáo hành vi lạm quyền hoặc trái với pháp luật của Nhà nước đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai theo quy định tại Điều 87, Điều 88 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
- Điều 28. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai có thành tích thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
- Điều 29. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo các điều, khoản quy định tại Nghị định này; trừ trường hợp các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Điều 30. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
- Điều 31. Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- Điều 32.