Điều 15 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
1. Phạt tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi không thực hiện nội dung về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác như sau:
a) Không xây dựng, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị, thông tin liên lạc, bảo hộ đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai;
b) Không xây dựng và ban hành nội quy, quy chế hoạt động trong quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản, khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu di tích lịch sử; điểm du lịch và công trình phải đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống thiên tai;
c) Không cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố do thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và tại khu vực lân cận có khả năng làm gia tăng rủi ro thiên tai;
d) Không thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng công trình, hạng mục công trình hạ tầng; kiểm soát các hoạt động sửa chữa, nâng cấp công trình và xây dựng, củng cố, mở rộng hạng mục công trình hạ tầng làm gia tăng rủi ro thiên tai và phát sinh thiên tai mới;
đ) Không kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng; khu vực lân cận có khả năng ảnh hưởng đến các khu khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình;
e) Khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống, hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai vượt quá khả năng xử lý mà không chủ động thực hiện ngay các biện pháp ứng phó để hạn chế thiệt hại, đồng thời không báo cáo kịp thời đến cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho cán bộ, công nhân và người lao động về diễn biến thiên tai, trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng, khu vực lân cận có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn trong khu vực;
h) Không tổ chức hướng dẫn, phổ biến, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai cho cán bộ, công nhân, người lao động và cộng đồng trong phạm vi quản lý để nâng cao khả năng ứng phó tại chỗ, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại;
i) Không lập và lưu trữ thông tin, dữ liệu về thiên tai và hồ sơ về quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng.
2. Hành vi không đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong đầu tư xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo tính ổn định của công trình trước thiên tai;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai.
Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
- Số hiệu: 03/2022/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 06/01/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 119 đến số 120
- Ngày hiệu lực: 06/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Hình thức xử phạt
- Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 6. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
- Điều 7. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự
- Điều 8. Vi phạm về vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai
- Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình phòng, chống thiên tai
- Điều 10. Hành vi đổ đất, chất thải, để nguyên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện vào công trình phòng, chống thiên tai
- Điều 11. Các hành vi vi phạm làm gia tăng rủi ro thiên tai
- Điều 12. Vi phạm quy định trong triển khai ứng phó với thiên tai
- Điều 13. Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai
- Điều 14. Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả thiên tai
- Điều 15. Vi phạm về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành, sử dụng, xây mới hoặc cải tạo, chỉnh trang công trình
- Điều 16. Vi phạm về xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai
- Điều 17. Vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai
- Điều 18. Vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam
- Điều 19. Vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi
- Điều 20. Vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 21. Vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi
- Điều 22. Vi phạm quy định trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi
- Điều 24. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
- Điều 25. Vi phạm quy định về sử dụng phương tiện giao thông đi trên công trình thủy lợi
- Điều 26. Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
- Điều 27. Hành vi vi phạm phá hoại đê điều
- Điều 28. Vi phạm vận hành trái quy định công trình đê điều
- Điều 29. Vi phạm về đổ chất thải, để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông
- Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ và sử dụng đất, đá, cát, sỏi thuộc vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão
- Điều 31. Vi phạm quy định về sử dụng xe đi trên đê
- Điều 32. Xây dựng nhà ở, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao
- Điều 33. Vi phạm quy định tại Điều 26 Luật Đê điều về xây dựng nhà, công trình tại bãi sông, bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng
- Điều 34. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật Đê điều về mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông, bãi nổi hoặc cù lao
- Điều 35. Vi phạm quy định trong giấy phép, văn bản chấp thuận cho các hoạt động liên quan đến đê điều
- Điều 36. Vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều
- Điều 37. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra và cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều
- Điều 40. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư
- Điều 41. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
- Điều 42. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
- Điều 43. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
- Điều 44. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
- Điều 45. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
- Điều 46. Thẩm quyền xử phạt của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa
- Điều 47. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 48. Thi hành một số biện pháp khắc phục hậu quả