Hệ thống pháp luật

Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37148

Câu hỏi:

Chào luật sư. Cho em hỏi một vấn đề. em kí hợp đồng làm cộng tác cho một công ty hợp đồng không xác định thời hạn và thời gian làm việc. lương hàng tháng khoảng 2tr, vậy em có phải tham gia BHXH không?, mà mức tham gia BHXH bắt buộc hiện tại là 3.740.000đ. mức lương em nhận được chưa đến mức đóng BH tối thiểu vậy em có phải tham gia bảo hiểm không? Rất mong được sự trợ giúp từ phía luật sư . Trân thành cảm ơn!? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Bộ luật lao động 2012;  – Luật Bảo hiểm xã hội 2014; – Nghị định 122/2015/NĐ–CP; – Nghị định 88/2015/NĐ-CP; – Quyết định 959/2015/QĐ – BHXH.Xem thêm: Lương tham gia bảo hiểm xã hội là gì? Cách tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 2021? 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động 2012; 

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014;

– Nghị định 122/2015/NĐ–CP;

– Nghị định 88/2015/NĐ-CP;

– Quyết định 959/2015/QĐ – BHXH.

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật lao động 2012 về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì:

“1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động”.

Và theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hôi như sau:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội”.

Theo như thông tin chị cung cấp đó là: chị kí hợp đồng làm cộng tác cho một công ty, hợp đồng không xác định thời hạn và thời gian làm việc. Như vậy căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó có : “người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn…”. Như vậy, hợp đồng lao động của chị với công ty là hợp đồng lao động không xác định thời hạn thuộc một trong các trường hợp quy định khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, theo đó công ty sẽ có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định trên.

Về mức đóng bảo hiểm xã hội:

Tại Điều 6 Quyết định 959/2015/QĐ – BHXH  quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

"1. Tiền lương do Nhà nước quy định

1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6, Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

2. Tiền lương do đơn vị quyết định

2.1. Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương ghi trong HĐLĐ.

Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

2.2. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155

Theo như quy định trên thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Mà tại khoản Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ–CP quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, như sau:

– Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

– Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

– Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

– Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Như vậy, theo như thông tin chị cung cấp thì chị kí hợp đồng làm cộng tác cho một công ty hợp đồng không xác định thời hạn và thời gian làm việc, lương hàng tháng khoảng 2 triệu. Như vậy, mức lương hàng tháng chị nhận được thấp hơn quy định về mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội nên trong trường hợp này chị không được tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ  khoản 10 Điều 1 sửa đổi bổ sung Điều 13, quy định về mức phạt trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, trả lươn không đúng hạn, trả lương không đúng trong thang bang bảng lương…cụ thể như sau:

"1. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

a) Từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên."

Như vậy, bạn căn cứ theo quy định trên để đòi quyền lợi để đảm bảo mức lương tối thiểu bằng mức lương tối thiểu vùng để được giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm xã hội của mình.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM