Mục 1 Chương 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
Điều 37. Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương
Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương
1. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
2. Quyết định những vấn đề của thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
4. Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.
5. Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương.
6. Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
7. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu;
b) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu một trăm linh năm đại biểu.
Ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
2. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
3. Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
4. Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
Điều 41. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các thành phố khác trực thuộc trung ương có không quá bốn Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có các sở và cơ quan tương đương sở.
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định và tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại các khoản 2, 3,4 và 5
3. Thực hiện chủ trương, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố.
Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
3. Quản lý quỹ đất đô thị; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh bất động sản; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của thành phố để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị.
5. Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị.
6. Xây dựng kế hoạch và biện pháp giải quyết việc làm; phòng, chống các tệ nạn xã hội ở đô thị.
7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.
8. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị; tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Số hiệu: 77/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 863 đến số 864
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đơn vị hành chính
- Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính
- Điều 4. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
- Điều 6. Hội đồng nhân dân
- Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 8. Ủy ban nhân dân
- Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
- Điều 10. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- Điều 11. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
- Điều 12. Phân quyền cho chính quyền địa phương
- Điều 13. Phân cấp cho chính quyền địa phương
- Điều 14. Ủy quyền cho cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
- Điều 15. Quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương
- Điều 16. Chính quyền địa phương ở tỉnh
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh
- Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh
- Điều 20. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
- Điều 23. Chính quyền địa phương ở huyện
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện
- Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện
- Điều 27. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
- Điều 30. Chính quyền địa phương ở xã
- Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã
- Điều 32. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã
- Điều 34. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
- Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
- Điều 37. Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 41. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 44. Chính quyền địa phương ở quận
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận
- Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận
- Điều 48. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân quận
- Điều 49. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận
- Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
- Điều 51. Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 53. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 54. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 55. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 56. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 57. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 58. Chính quyền địa phương ở phường
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường
- Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường
- Điều 62. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường
- Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
- Điều 65. Chính quyền địa phương ở thị trấn
- Điều 66. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn
- Điều 67. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị trấn
- Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị trấn
- Điều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn
- Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn
- Điều 71. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn
- Điều 72. Chính quyền địa phương ở hải đảo
- Điều 73. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo
- Điều 74. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Điều 76. Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Điều 77. Giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Điều 78. Kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Điều 79. Chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Điều 80. Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Điều 81. Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Điều 82. Trách nhiệm của chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân
- Điều 83. Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- Điều 84. Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu
- Điều 85. Trình tự thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Điều 86. Ban hành nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Điều 87. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
- Điều 88. Lấy phiếu tín nhiệm
- Điều 89. Bỏ phiếu tín nhiệm
- Điều 90. Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương
- Điều 91. Biểu quyết tại phiên họp toàn thể
- Điều 92. Tài liệu lưu hành tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Điều 93. Trách nhiệm tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân
- Điều 94. Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 95. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
- Điều 96. Quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 97. Quyền kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 98. Quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Điều 99. Quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc yêu cầu cung cấp thông tin
- Điều 100. Quyền miễn trừ của đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 101. Thôi làm nhiệm vụ đại biểu, tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 102. Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 103. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 104. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân
- Điều 105. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân
- Điều 106. Phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân
- Điều 107. Tiếp công dân của Thường trực Hội đồng nhân dân
- Điều 108. Các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân
- Điều 109. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban của Hội đồng nhân dân
- Điều 110. Quan hệ phối hợp công tác của các Ban của Hội đồng nhân dân
- Điều 111. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án của Ban của Hội đồng nhân dân
- Điều 112. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
- Điều 113. Phiên họp Ủy ban nhân dân
- Điều 114. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân
- Điều 115. Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân
- Điều 116. Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân
- Điều 117. Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân
- Điều 118. Biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến
- Điều 119. Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân
- Điều 120. Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân
- Điều 121. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Điều 122. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Điều 123. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân dân
- Điều 124. Điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Điều 125. Tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân
- Điều 126. Trụ sở, kinh phí hoạt động của chính quyền địa phương
- Điều 127. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương
- Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
- Điều 129. Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính) giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính
- Điều 130. Xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
- Điều 131. Lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
- Điều 132. Hội đồng nhân dân thông qua đề nghị thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
- Điều 133. Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
- Điều 134. Tổ chức chính quyền địa phương khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp
- Điều 135. Tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp
- Điều 136. Tổ chức chính quyền địa phương khi thành lập mới một đơn vị hành chính trên cơ sở điều chỉnh một phần địa giới của các đơn vị hành chính khác
- Điều 137. Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính hoặc di chuyển tập thể dân cư
- Điều 138. Hoạt động của Hội đồng nhân dân khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân
- Điều 139. Giải tán Hội đồng nhân dân