Mục 2 Chương 6 Luật Tố cáo 2018
Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẢO VỆ
Điều 50. Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Khi có căn cứ quy định tại
2. Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có các nội dung chính sau đây:
b) Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
3. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể trực tiếp đến đề nghị hoặc thông qua điện thoại đề nghị người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp bảo vệ ngay nhưng sau đó nội dung đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Điều 51. Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo
1. Khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại
2. Khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị của người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
3. Trường hợp đề nghị của người tố cáo không có căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo hoặc gửi thông báo cho người giải quyết tố cáo để giải thích rõ lý do cho người tố cáo.
Điều 52. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Căn cứ ra quyết định;
c) Họ tên, địa chỉ của người được bảo vệ;
d) Nội dung, biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp bảo vệ;
đ) Thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ.
3. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
4. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo vệ phải tổ chức thực hiện ngay việc bảo vệ; trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc bảo vệ.
5. Thời gian bảo vệ được tính từ thời điểm bắt đầu thực hiện biện pháp bảo vệ cho đến khi việc áp dụng biện pháp bảo vệ được chấm dứt theo quy định tại
Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức việc áp dụng các biện pháp bảo vệ; chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
b) Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, giải quyết những vướng mắc phát sinh; gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện kịp thời, đầy đủ yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp không thực hiện được yêu cầu, đề nghị đó thì phải báo cáo hoặc thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do đến cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Báo cáo hoặc thông báo bằng văn bản về kết quả thực hiện việc bảo vệ cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Điều 54. Thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Cơ quan đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ có thể thay đổi, bổ sung việc áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
2. Việc áp dụng biện pháp bảo vệ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Người giải quyết tố cáo đã ra kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
b) Cơ quan đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ khi xét thấy căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn hoặc theo đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ.
3. Quyết định thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 55. Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Việc bảo vệ người tố cáo phải được lập thành hồ sơ.
2. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo; yêu cầu hoặc đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người giải quyết tố cáo;
b) Kết quả xác minh thông tin về đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Văn bản đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ;
e) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp áp dụng biện pháp bảo vệ;
g) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
h) Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
i) Tài liệu khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp bảo vệ.
Luật Tố cáo 2018
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tố cáo
- Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo
- Điều 6. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo
- Điều 7. Chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo
- Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
- Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
- Điều 13. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước
- Điều 14. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân
- Điều 15. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân
- Điều 16. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước
- Điều 17. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước
- Điều 18. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 19. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước
- Điều 20. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 21. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức
- Điều 22. Hình thức tố cáo
- Điều 23. Tiếp nhận tố cáo
- Điều 24. Xử lý ban đầu thông tin tố cáo
- Điều 25. Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo
- Điều 26. Tiếp nhận, xử lý tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến
- Điều 27. Xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm
- Điều 28. Trình tự giải quyết tố cáo
- Điều 29. Thụ lý tố cáo
- Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 31. Xác minh nội dung tố cáo
- Điều 32. Trách nhiệm của Chánh thanh tra các cấp và Tổng Thanh tra Chính phủ
- Điều 33. Rút tố cáo
- Điều 34. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo
- Điều 35. Kết luận nội dung tố cáo
- Điều 36. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
- Điều 37. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo
- Điều 38. Giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết
- Điều 39. Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo
- Điều 40. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
- Điều 41. Nguyên tắc xác định thẩm quyền
- Điều 42. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo
- Điều 43. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
- Điều 44. Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo
- Điều 45. Trách nhiệm của người bị tố cáo
- Điều 46. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Điều 47. Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ
- Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ
- Điều 49. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
- Điều 50. Đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ
- Điều 51. Xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo
- Điều 52. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
- Điều 53. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 54. Thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ
- Điều 55. Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ
- Điều 56. Biện pháp bảo vệ bí mật thông tin
- Điều 57. Biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm
- Điều 58. Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo
- Điều 60. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 61. Trách nhiệm thông tin, báo cáo trong công tác giải quyết tố cáo