Hệ thống pháp luật

Điều 22 Luật tố cáo 2011

Điều 22. Xác minh nội dung tố cáo

1. Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).

2. Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản, trong đó có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm giao xác minh;

b) Tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

c) Người được giao xác minh nội dung tố cáo;

d) Nội dung cần xác minh;

đ) Thời gian tiến hành xác minh;

e) Quyền hạn và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.

3. Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

4. Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo cần xác minh. Việc giải trình của người bị tố cáo phải được lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh nội dung tố cáo và người bị tố cáo.

5. Người được giao xác minh nội dung tố cáo có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1, điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 11 của Luật này, đồng thời kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý và báo cáo người giải quyết tố cáo.

Luật tố cáo 2011

  • Số hiệu: 03/2011/QH13
  • Loại văn bản: Luật
  • Ngày ban hành: 11/11/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
  • Ngày công báo: 21/02/2012
  • Số công báo: Từ số 165 đến số 166
  • Ngày hiệu lực: 01/07/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH