Điều 3 Luật thống kê 2015
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo thống kê là mẫu biểu và hướng dẫn ghi chép mẫu biểu để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được quy định trong chế độ báo cáo thống kê trong một thời kỳ nhất định.
2. Chế độ báo cáo thống kê là những quy định và hướng dẫn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về việc thực hiện một tập hợp những báo cáo thống kê có liên quan với nhau để tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc một hệ thống chỉ tiêu thống kê và tổng hợp thông tin thống kê khác phục vụ quản lý nhà nước.
3. Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm về quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, trình độ phổ biến, quan hệ tỷ lệ của bộ phận hoặc toàn bộ hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Chỉ tiêu thống kê gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu.
4. Chương trình thống kê là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt gồm hệ thống chỉ tiêu thống kê, chương trình điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê và chương trình khác có liên quan đến hoạt động thống kê.
5. Cơ sở dữ liệu thống kê là tập hợp những dữ liệu, thông tin thống kê có liên quan với nhau được sắp xếp, tổ chức theo một cấu trúc nhất định để quản lý, cập nhật và khai thác phục vụ cho mục đích thống kê và mục đích khác theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu thống kê được hình thành chủ yếu từ dữ liệu, thông tin thống kê của điều tra thống kê, hồ sơ hành chính, báo cáo thống kê và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, cơ sở dữ liệu của địa phương.
6. Dữ liệu hành chính là dữ liệu của cơ quan nhà nước được ghi chép, lưu giữ, cập nhật trong các hồ sơ hành chính dạng giấy hoặc dạng điện tử.
7. Dữ liệu thống kê gồm dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính để hình thành thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu.
8. Điều tra thống kê là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được xác định trong phương án điều tra thống kê cho mỗi lần điều tra.
9. Điều tra viên thống kê là người được cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra thống kê trưng tập, huy động để thực hiện việc thu thập thông tin của cuộc điều tra thống kê.
10. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh các đặc điểm của hiện tượng kinh tế - xã hội.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê gồm danh mục và nội dung chỉ tiêu thống kê. Danh mục chỉ tiêu thống kê gồm mã số, nhóm, tên chỉ tiêu. Nội dung chỉ tiêu thống kê gồm khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu của chỉ tiêu thống kê và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.
11. Hoạt động thống kê là hoạt động xác định nhu cầu thông tin cần thu thập; chuẩn bị thu thập; thu thập; xử lý và tổng hợp; phân tích và dự báo; công bố, phổ biến và lưu trữ thông tin thống kê về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
12. Hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước là hoạt động thống kê do tổ chức, cá nhân thực hiện ngoài chương trình thống kê.
13. Hoạt động thống kê nhà nước là hoạt động thống kê trong chương trình thống kê do hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức khác thực hiện.
14. Phân loại thống kê là sự phân chia hiện tượng nghiên cứu thành các bộ phận và xếp các yếu tố của hiện tượng vào từng bộ phận riêng biệt, không trùng lặp, căn cứ vào một hoặc một số đặc điểm của yếu tố thuộc hiện tượng nghiên cứu. Phân loại thống kê gồm danh mục và nội dung phân loại thống kê. Danh mục phân loại thống kê gồm mã số và tên từng bộ phận. Nội dung phân loại thống kê gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận.
15. Số liệu thống kê chính thức là số liệu thống kê phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cụ thể đã được xử lý, tổng hợp, thẩm định và khẳng định.
16. Số liệu thống kê sơ bộ là số liệu thống kê phản ánh đầy đủ kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội đã diễn ra trong khoảng thời gian và không gian cụ thể nhưng chưa được khẳng định, còn phải được thẩm định, rà soát thêm.
17. Số liệu thống kê ước tính là số liệu thống kê dự tính trước toàn bộ kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, được tổng hợp từ số liệu của kỳ đã diễn ra, cập nhật theo thực tế và số liệu của kỳ sẽ diễn ra, sử dụng phương pháp chuyên môn để dự tính.
18. Thông tin thống kê là dữ liệu thống kê được xử lý, tổng hợp và phân tích theo phương pháp, quy trình, chuyên môn, nghiệp vụ thống kê để phản ánh đặc trưng, thuộc tính của hiện tượng nghiên cứu. Thông tin thống kê gồm số liệu thống kê và bản phân tích số liệu đó.
19. Thông tin thống kê nhà nước là thông tin thống kê do hoạt động thống kê nhà nước tạo ra, có giá trị pháp lý, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
20. Tổng điều tra thống kê là điều tra thống kê toàn bộ để thu thập dữ liệu, thông tin thống kê của các đối tượng điều tra trên phạm vi cả nước, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.
Luật thống kê 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục đích của hoạt động thống kê
- Điều 5. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê
- Điều 6. Quản lý nhà nước về thống kê
- Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê
- Điều 8. Thanh tra chuyên ngành thống kê
- Điều 9. Kinh phí cho hoạt động thống kê
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê
- Điều 11. Xử lý vi phạm
- Điều 12. Hệ thống thông tin thống kê nhà nước
- Điều 13. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia
- Điều 14. Hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành
- Điều 15. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh
- Điều 16. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện
- Điều 17. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
- Điều 18. Điều chỉnh, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia
- Điều 19. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
- Điều 20. Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
- Điều 21. Điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
- Điều 23. Phân loại thống kê
- Điều 24. Phân loại thống kê quốc gia
- Điều 25. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực
- Điều 26. Thẩm định phân loại thống kê ngành, lĩnh vực
- Điều 27. Các loại điều tra thống kê
- Điều 28. Chương trình điều tra thống kê quốc gia
- Điều 29. Tổng điều tra thống kê quốc gia
- Điều 30. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia
- Điều 31. Phương án điều tra thống kê
- Điều 32. Thẩm định phương án điều tra thống kê
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của điều tra viên thống kê
- Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành điều tra thống kê
- Điều 37. Cung cấp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cho hoạt động thống kê nhà nước
- Điều 38. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hành chính
- Điều 39. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thống kê trung ương trong quản lý, sử dụng dữ liệu hành chính
- Điều 41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
- Điều 42. Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
- Điều 43. Thẩm định chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
- Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê
- Điều 45. Phân tích và dự báo thống kê
- Điều 46. Trách nhiệm của bộ, ngành đối với các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
- Điều 48. Công bố thông tin thống kê nhà nước
- Điều 49. Phổ biến thông tin thống kê nhà nước
- Điều 50. Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến
- Điều 51. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
- Điều 52. Hợp tác quốc tế về thống kê
- Điều 53. Sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê do cơ quan thống kê trung ương quản lý
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước
- Điều 60. Tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin thống kê nhà nước
- Điều 61. Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
- Điều 62. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung
- Điều 63. Thống kê bộ, ngành
- Điều 64. Hoạt động thống kê tại đơn vị hành chính cấp xã
- Điều 65. Hoạt động thống kê tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 66. Người làm công tác thống kê