Chương 2 Luật thống kê 2015
HỆ THỐNG THÔNG TIN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC
Điều 12. Hệ thống thông tin thống kê nhà nước
1. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia.
2. Hệ thống thông tin thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi chung là bộ, ngành).
3. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
4. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
Điều 13. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia
1. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của cả nước.
2. Thông tin thống kê trong hệ thống thông tin thống kê quốc gia gồm:
a) Thông tin thống kê do hệ thống tổ chức thống kê tập trung thực hiện;
b) Thông tin thống kê do bộ, ngành thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê trung ương tổng hợp.
3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng, thống nhất quản lý hệ thống thông tin thống kê quốc gia, hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức, điều phối việc kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước.
Điều 14. Hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành
1. Hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành, lĩnh vực.
2. Thông tin thống kê trong hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành gồm:
a) Thông tin thống kê do bộ, ngành thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thực hiện, cung cấp cho bộ, ngành tổng hợp.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành.
Điều 15. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh
1. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh gồm:
a) Thông tin thống kê do cơ quan thống kê cấp tỉnh thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp tỉnh tổng hợp.
3. Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.
Người đứng đầu cơ quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm quản lý thông tin thống kê trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 16. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện
1. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện gồm:
a) Thông tin thống kê do cơ quan thống kê tập trung tại đơn vị hành chính cấp huyện (sau đây gọi chung là cơ quan thống kê cấp huyện) thực hiện;
b) Thông tin thống kê do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, cung cấp cho cơ quan thống kê cấp huyện tổng hợp.
2. Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp huyện.
Người đứng đầu cơ quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm quản lý thông tin thống kê trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 17. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp các chỉ tiêu thống kê chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia.
2. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia;
b) Phù hợp với thực tiễn Việt Nam;
c) Phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
a) Các chỉ tiêu thống kê quốc gia do hệ thống tổ chức thống kê tập trung thực hiện;
b) Các chỉ tiêu thống kê quốc gia do bộ, ngành được phân công thực hiện.
4. Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Luật này.
5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là cơ sở phân công, phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, chế độ báo cáo thống kê và chương trình khác có liên quan đến hoạt động thống kê.
Điều 18. Điều chỉnh, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia theo thủ tục rút gọn.
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là tập hợp các chỉ tiêu thống kê do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành để thu thập thông tin thống kê hình thành hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành gồm:
a) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành đó thực hiện;
b) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có liên quan được phân công thực hiện theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Các chỉ tiêu thống kê bộ, ngành do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tại đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện cung cấp cho bộ, ngành tổng hợp.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được xây dựng phù hợp với hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và thông lệ quốc tế. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành là cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chương trình điều tra thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê và chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
5. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ban hành các chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 20. Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định;
b) Bản dự thảo danh mục chỉ tiêu thống kê;
c) Bản dự thảo nội dung chỉ tiêu thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích; nhóm, tên chỉ tiêu; khái niệm; phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê do mình ban hành.
Điều 21. Điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành phù hợp với sự điều chỉnh, bổ sung của chỉ tiêu thống kê có liên quan trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và đáp ứng yêu cầu quản lý của bộ, ngành.
2. Chỉ tiêu thống kê bộ, ngành được điều chỉnh, bổ sung phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.
Việc thẩm định được thực hiện theo quy định tại
b) Hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
1. Phân loại thống kê được sử dụng thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước, làm căn cứ để thống nhất sử dụng trong quản lý nhà nước.
2. Phân loại thống kê gồm:
a) Phân loại thống kê quốc gia;
b) Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực.
Điều 24. Phân loại thống kê quốc gia
1. Phân loại thống kê quốc gia là phân loại thống kê áp dụng chung cho nhiều ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
2. Phân loại thống kê quốc gia gồm:
a) Hệ thống ngành kinh tế;
b) Hệ thống ngành sản phẩm;
c) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Danh mục đơn vị hành chính;
e) Danh mục vùng;
g) Danh mục nghề nghiệp;
h) Danh mục giáo dục, đào tạo;
i) Danh mục các dân tộc Việt Nam;
k) Danh mục các tôn giáo tại Việt Nam;
l) Các phân loại thống kê quốc gia khác.
3. Phân loại thống kê quốc gia được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam, được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước, trong xây dựng hệ thống đăng ký hành chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu bộ, ngành, cơ sở dữ liệu địa phương và các hoạt động quản lý nhà nước khác có liên quan.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và nội dung phân loại thống kê quốc gia.
Điều 25. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực
1. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực là phân loại thống kê áp dụng cho ngành, lĩnh vực và thống nhất với phân loại thống kê quốc gia tương ứng.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành phân loại thống kê ngành, lĩnh vực phụ trách không thuộc phân loại thống kê quốc gia.
3. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực ban hành phân loại thống kê ngành, lĩnh vực thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
Điều 26. Thẩm định phân loại thống kê ngành, lĩnh vực
1. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực phải được cơ quan thống kê trung ương thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành.
2. Hồ sơ gửi thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm định và bản dự thảo phân loại thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm mục đích, căn cứ, phạm vi và đơn vị phân loại thống kê.
4. Thời hạn thẩm định là 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
5. Bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình bằng văn bản gửi cơ quan thống kê trung ương, trong đó nêu rõ những nội dung tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, ban hành phân loại thống kê ngành, lĩnh vực. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về phân loại thống kê ngành, lĩnh vực do mình ban hành.
Luật thống kê 2015
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Mục đích của hoạt động thống kê
- Điều 5. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê
- Điều 6. Quản lý nhà nước về thống kê
- Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê
- Điều 8. Thanh tra chuyên ngành thống kê
- Điều 9. Kinh phí cho hoạt động thống kê
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê
- Điều 11. Xử lý vi phạm
- Điều 12. Hệ thống thông tin thống kê nhà nước
- Điều 13. Hệ thống thông tin thống kê quốc gia
- Điều 14. Hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành
- Điều 15. Hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh
- Điều 16. Hệ thống thông tin thống kê cấp huyện
- Điều 17. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
- Điều 18. Điều chỉnh, bổ sung Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia
- Điều 19. Hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
- Điều 20. Thẩm định hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
- Điều 21. Điều chỉnh, bổ sung hệ thống chỉ tiêu thống kê bộ, ngành
- Điều 23. Phân loại thống kê
- Điều 24. Phân loại thống kê quốc gia
- Điều 25. Phân loại thống kê ngành, lĩnh vực
- Điều 26. Thẩm định phân loại thống kê ngành, lĩnh vực
- Điều 27. Các loại điều tra thống kê
- Điều 28. Chương trình điều tra thống kê quốc gia
- Điều 29. Tổng điều tra thống kê quốc gia
- Điều 30. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia
- Điều 31. Phương án điều tra thống kê
- Điều 32. Thẩm định phương án điều tra thống kê
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của điều tra viên thống kê
- Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành điều tra thống kê
- Điều 37. Cung cấp dữ liệu trong cơ sở dữ liệu cho hoạt động thống kê nhà nước
- Điều 38. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hành chính
- Điều 39. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thống kê trung ương trong quản lý, sử dụng dữ liệu hành chính
- Điều 41. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
- Điều 42. Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
- Điều 43. Thẩm định chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành
- Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê
- Điều 45. Phân tích và dự báo thống kê
- Điều 46. Trách nhiệm của bộ, ngành đối với các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
- Điều 48. Công bố thông tin thống kê nhà nước
- Điều 49. Phổ biến thông tin thống kê nhà nước
- Điều 50. Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến
- Điều 51. Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
- Điều 52. Hợp tác quốc tế về thống kê
- Điều 53. Sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê do cơ quan thống kê trung ương quản lý
- Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước
- Điều 60. Tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin thống kê nhà nước
- Điều 61. Hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
- Điều 62. Hệ thống tổ chức thống kê tập trung
- Điều 63. Thống kê bộ, ngành
- Điều 64. Hoạt động thống kê tại đơn vị hành chính cấp xã
- Điều 65. Hoạt động thống kê tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
- Điều 66. Người làm công tác thống kê