Mục 2 Chương 6 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
Mục 2: ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRÀN DẦU, HÓA CHẤT ĐỘC TRÊN BIỂN
Điều 52. Nguyên tắc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
1. Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Chú trọng công tác phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, vật tư, nguồn nhân lực để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
3. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để phân công trách nhiệm ứng phó.
4. Thông tin sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được báo cáo, xử lý kịp thời.
5. Huy động nhanh nhất mọi nguồn lực cho hoạt động ứng phó; bảo đảm chỉ huy thống nhất, điều phối, phối hợp hiệu quả, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn.
6. Bảo đảm an toàn, phòng, chống cháy nổ trong ứng phó.
7. Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm khắc phục sự cố, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu, hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.
8. Việc phòng ngừa, khắc phục, xử lý sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
Điều 53. Phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
1. Việc ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được thực hiện theo 3 cấp: ứng phó sự cố cấp cơ sở, ứng phó sự cố cấp khu vực và ứng phó sự cố cấp quốc gia.
2. Ứng phó sự cố cấp cơ sở:
a) Sự cố xảy ra ở cơ sở thì chủ cơ sở phải tổ chức, chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố; trường hợp sự cố vượt quá khả năng, nguồn lực của mình thì phải kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố để trợ giúp;
b) Trường hợp xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc sự cố xảy ra trong khu vực ưu tiên bảo vệ, vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển cao hoặc rất cao, chủ cơ sở phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo, kịp thời ứng phó.
3. Ứng phó sự cố cấp khu vực:
Sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, chưa xác định được cơ sở gây ra sự cố hoặc sự cố xảy ra chưa rõ nguyên nhân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm trực tiếp chủ trì chỉ đạo ứng phó, đồng thời có quyền huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, bộ, ngành trên địa bàn để ứng phó.
4. Ứng phó sự cố cấp quốc gia:
a) Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố phải kịp thời báo cáo để Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó;
b) Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng trong nước, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc yêu cầu trợ giúp quốc tế;
c) Trường hợp sự cố gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Việc xác định và thông báo khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố xem xét, quyết định theo đề xuất của cơ quan, người chủ trì ứng phó.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố.
Điều 55. Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
Trong trường hợp cơ sở gây sự cố cản trở hoạt động khắc phục sự cố và điều tra, xác định nguyên nhân sự cố, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố.
Điều 56. Trách nhiệm trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
1. Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố trong phạm vi cả nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chỉ đạo theo thẩm quyền và huy động lực lượng, phương tiện của các bộ, ngành, địa phương, trung tâm ứng phó sự cố khu vực để ứng phó sự cố xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
c) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của các nước có liên quan để xử lý sự cố xảy ra trên vùng biển Việt Nam hoặc vùng nước tiếp giáp với các nước khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển;
b) Phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngành, địa phương có liên quan để ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo các cơ quan thuộc bộ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp giải quyết thủ tục cho các đơn vị ứng phó sự cố của Việt Nam tham gia hỗ trợ quốc tế và lực lượng hỗ trợ ứng phó của nước ngoài tại Việt Nam khi có đề nghị của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
b) Phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các bộ, ngành có liên quan thông qua đường ngoại giao trao đổi thông tin, chuyển yêu cầu phối hợp hoặc đề nghị trợ giúp ứng phó sự cố khi có sự cố xảy ra ở lãnh thổ, vùng biển nước ngoài ảnh hưởng đến Việt Nam hoặc sự cố xảy ra trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến nước ngoài.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp và thống nhất với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn xây dựng và triển khai các phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng khác của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng gắn với việc giám sát, phát hiện sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố theo địa bàn hoạt động.
5. Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành kịp thời tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển khi được Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan có thẩm quyền huy động.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố; chỉ đạo kịp thời ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển thuộc phạm vi quản lý.
7. Chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để huy động nhân lực, vật lực, phương tiện để ứng phó sự cố; bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản; kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cấp có thẩm quyền về sự cố xảy ra.
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- Số hiệu: 82/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 865 đến số 866
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo
- Điều 6. Tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 7. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nguyên tắc, căn cứ lập và kỳ chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 10. Nội dung của chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 11. Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 12. Yêu cầu đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 13. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 14. Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 16. Thống kê tài nguyên biển và hải đảo
- Điều 17. Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 18. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 19. Cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
- Điều 21. Công bố và chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
- Điều 22. Phạm vi vùng bờ
- Điều 23. Hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 24. Các hoạt động bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 25. Các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 26. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 27. Phạm vi, nội dung, kỳ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 28. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 30. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 31. Tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 32. Mối quan hệ giữa quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ với các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngành, địa phương
- Điều 33. Nguyên tắc phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
- Điều 34. Phạm vi, nội dung chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 35. Nguyên tắc, căn cứ lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 36. Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 37. Lấy ý kiến và công bố chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 38. Tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 39. Yêu cầu quản lý tài nguyên hải đảo
- Điều 40. Lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo
- Điều 41. Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
- Điều 42. Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 43. Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 44. Trách nhiệm điều tra, đánh giá môi trường biển và hải đảo
- Điều 45. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển
- Điều 46. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền
- Điều 47. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới
- Điều 48. Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 49. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 50. Đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 51. Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo
- Điều 52. Nguyên tắc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 53. Phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 54. Xác định và thông báo khu vực hạn chế hoạt động
- Điều 55. Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 56. Trách nhiệm trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 57. Yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển
- Điều 58. Vật, chất được nhận chìm ở biển
- Điều 59. Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 60. Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 62. Kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển
- Điều 63. Nhận chìm ngoài vùng biển Việt Nam gây thiệt hại tới tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam
- Điều 64. Yêu cầu đối với quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 65. Thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 66. Tham gia các hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới
- Điều 67. Hệ thống thông tin tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 68. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 69. Lưu trữ, khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 70. Tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 71. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 72. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 73. Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 74. Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 75. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 76. Nguyên tắc, nội dung phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 77. Báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 78. Thanh tra về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo