Chương 1 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
Luật này quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.
Hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của các luật có liên quan và bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật này.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là vùng đất, đá nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước.
4. Bãi ngầm là bãi đá, bãi san hô, bãi cát hoặc thành phần tự nhiên khác nhô cao lên khỏi đáy biển nhưng vẫn ngập nước khi thủy triều xuống thấp nhất.
6. Vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển.
8. Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là hoạt động khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm cung cấp số liệu về hiện trạng, xác định quy luật phân bố, tiềm năng, đặc điểm định tính, định lượng của tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
9. Thống kê tài nguyên biển và hải đảo là việc điều tra, tổng hợp, đánh giá hiện trạng tài nguyên biển và hải đảo tại thời điểm thống kê và tình hình biến động giữa các lần thống kê.
10. Quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là quá trình theo dõi có hệ thống về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, các yếu tố tác động đến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm cung cấp thông tin, đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và dự báo, cảnh báo các tác động xấu đối với tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
11. Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội do ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gây ra.
12. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là việc dầu, hóa chất độc từ phương tiện chứa, vận chuyển hoặc từ công trình, thiết bị và mỏ dầu thoát ra biển do sự cố kỹ thuật, thiên tai, tai nạn hoặc do con người gây ra.
13. Chủ cơ sở là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ hoạt động khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và sản phẩm dầu, hóa chất độc.
14. Nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật này.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Nhà nước bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biển quốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
3. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển.
4. Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh.
5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo
2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo.
3. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia thuận lợi, có hiệu quả của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp, bằng văn bản hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc tiếp thu, giải trình phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 7. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm.
Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật.
3. Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại
5. Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.
6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.
7. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
- Số hiệu: 82/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 25/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 865 đến số 866
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo
- Điều 6. Tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 7. Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nguyên tắc, căn cứ lập và kỳ chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 10. Nội dung của chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 11. Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 12. Yêu cầu đối với hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 13. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 14. Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 16. Thống kê tài nguyên biển và hải đảo
- Điều 17. Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 18. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 19. Cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
- Điều 21. Công bố và chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam
- Điều 22. Phạm vi vùng bờ
- Điều 23. Hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 24. Các hoạt động bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 25. Các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển
- Điều 26. Nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 27. Phạm vi, nội dung, kỳ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 28. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 29. Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 30. Lấy ý kiến và công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 31. Tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ
- Điều 32. Mối quan hệ giữa quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ với các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngành, địa phương
- Điều 33. Nguyên tắc phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ
- Điều 34. Phạm vi, nội dung chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 35. Nguyên tắc, căn cứ lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 36. Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 37. Lấy ý kiến và công bố chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 38. Tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
- Điều 39. Yêu cầu quản lý tài nguyên hải đảo
- Điều 40. Lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo
- Điều 41. Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
- Điều 42. Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 43. Nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 44. Trách nhiệm điều tra, đánh giá môi trường biển và hải đảo
- Điều 45. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển
- Điều 46. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ đất liền
- Điều 47. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới
- Điều 48. Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 49. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 50. Đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
- Điều 51. Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo
- Điều 52. Nguyên tắc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 53. Phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 54. Xác định và thông báo khu vực hạn chế hoạt động
- Điều 55. Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 56. Trách nhiệm trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
- Điều 57. Yêu cầu đối với việc nhận chìm ở biển
- Điều 58. Vật, chất được nhận chìm ở biển
- Điều 59. Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 60. Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
- Điều 62. Kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển
- Điều 63. Nhận chìm ngoài vùng biển Việt Nam gây thiệt hại tới tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam
- Điều 64. Yêu cầu đối với quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 65. Thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 66. Tham gia các hệ thống quan trắc, giám sát biển và đại dương của khu vực, thế giới
- Điều 67. Hệ thống thông tin tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 68. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 69. Lưu trữ, khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 70. Tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 71. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 72. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 73. Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 74. Trách nhiệm quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 75. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Điều 76. Nguyên tắc, nội dung phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 77. Báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo
- Điều 78. Thanh tra về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo