Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.
2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo.
3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.
4. Nhiên liệu là các dạng vật chất được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để làm chất đốt.
5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.
6. Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng.
7. Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
8. Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì.
9. Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích.
10. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là mức hiệu suất năng lượng thấp nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà dưới mức đó, thiết bị sẽ chịu sự quản lý đặc biệt.
11. Sản phẩm tiết kiệm năng lượng là phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, vật liệu có tính cách nhiệt tốt phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điều 6. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng
- Điều 7. Thống kê về sử dụng năng lượng
- Điều 8. Các hành vi bị cấm
- Điều 9. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp
- Điều 10. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá
- Điều 11. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở chế tạo, sửa chữa phương tiện, thiết bị
- Điều 12. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở khai thác mỏ
- Điều 13. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng
- Điều 14. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Điều 15. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng
- Điều 16. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng
- Điều 17. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng
- Điều 18. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng
- Điều 19. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải
- Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải
- Điều 21. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải
- Điều 22. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
- Điều 23. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thủy lợi
- Điều 24. Giảm tổn thất điện năng và sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn
- Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
- Điều 26. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ
- Điều 27. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình
- Điều 28. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ, hộ gia đình
- Điều 29. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong dự án đầu tư từ vốn nhà nước
- Điều 30. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
- Điều 31. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước về thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
- Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
- Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
- Điều 35. Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
- Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
- Điều 39. Dán nhãn năng lượng
- Điều 40. Quản lý phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
- Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điều 42. Phát triển khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả