Hệ thống pháp luật

Chương 8 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010

Chương VIII

QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM

Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.

Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật này đối với lĩnh vực hoạt động có liên quan, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm còn có trách nhiệm:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

b) Xây dựng chế độ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

c) Chỉ định người quản lý năng lượng theo quy định tại d) Ba năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc ;

đ) Áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở.

2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm; quy định mẫu báo cáo định kỳ hằng năm và năm năm.

Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bằng hình thức tự kiểm toán hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng thực hiện.

2. Tổ chức kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng;

c) Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.

3. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng khi có đủ các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.

Điều 35. Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành năng lượng hoặc ngành kỹ thuật liên quan đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, hoạt động dịch vụ; có bằng tốt nghiệp từ trung cấp kỹ thuật liên quan trở lên đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải;

b) Có chứng chỉ quản lý năng lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Người quản lý năng lượng có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

b) Tổ chức mạng lưới quản lý hoạt động sử dụng năng lượng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng;

c) Thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt;

d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

đ) Theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thiết bị và toàn bộ dây chuyền sản xuất; sự biến động của nhu cầu tiêu thụ năng lượng liên quan đến việc lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định;

e) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn trong hoạt động sử dụng năng lượng.

3. Bộ Công thương quy định nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng.

Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý năng lượng có trách nhiệm:

a) Kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; tổ chức tiếp nhận, lưu trữ báo cáo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm của các cơ sở theo quy định;

b) Căn cứ báo cáo định kỳ về sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm quy định tại a) Thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

b) Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế;

c) Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, sản xuất, cung cấp cho thị trường sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm năm một lần tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Điều 39. Dán nhãn năng lượng

1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

2. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

3. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại phòng thử nghiệm.

4. Bộ Công thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;

b) Quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng;

c) Quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng;

d) Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị;

đ) Quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu.

Điều 40. Quản lý phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

1. Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có mức hiệu suất năng lượng dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phải loại bỏ theo danh mục và lộ trình do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Không sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị phải loại bỏ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước theo từng thời kỳ.

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010

  • Số hiệu: 50/2010/QH12
  • Loại văn bản: Luật
  • Ngày ban hành: 17/06/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Phú Trọng
  • Ngày công báo: 23/09/2010
  • Số công báo: Từ số 562 đến số 563
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH