Chương 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, KIỂM DỊCH
Mục 1. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, KIỂM DỊCH
Điều 60. Mục tiêu, nguyên tắc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch
1. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa; bảo vệ an toàn sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và bảo đảm an ninh, lợi ích quốc gia.
2. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với hoạt động ngoại thương, nhất là đối với hàng hóa xuất khẩu;
b) Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong điều kiện cho phép, bảo đảm yêu cầu quản lý và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Bảo đảm các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Điều 61. Áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn phải áp dụng các biện pháp quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
3. Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của pháp luật.
6. Hàng hóa nhập khẩu là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác khi nhập khẩu phải được kiểm soát theo quy định của pháp luật về đo lường.
7. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.
Điều 62. Áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật thuộc diện kiểm dịch trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.
Điều 63. Áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật
1. Hàng hóa là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Hàng hóa là giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật tại Việt Nam phải được kiểm dịch sau khi nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.
3. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Điều 64. Áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới
1. Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế biên giới trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Mục 2. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 65. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các
b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 66. Cơ quan, tổ chức kiểm tra
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra theo lĩnh vực, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này công bố công khai tên và địa chỉ cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra phải được cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra công bố công khai, minh bạch.
Luật Quản lý ngoại thương 2017
- Số hiệu: 05/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 12/06/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 513 đến số 514
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương
- Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương
- CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU
- Điều 8. Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Điều 9. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Điều 10. Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- TẠM NGỪNG XUẤT KHẨU, TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU
- Điều 11. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
- Điều 12. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
- Điều 13. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
- Điều 14. Các trường hợp ngoại lệ
- QUY ĐỊNH CHUNG
- Điều 15. Biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
- Điều 16. Các trường hợp ngoại lệ
- HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU, HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU
- Điều 17. Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
- Điều 18. Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
- Điều 19. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
- HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
- Điều 20. Biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
- Điều 21. Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
- Điều 22. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan
- CHỈ ĐỊNH CỬA KHẨU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
- Điều 23. Biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 24. Áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 25. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
- CHỈ ĐỊNH THƯƠNG NHÂN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
- Điều 26. Biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 27. Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 28. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 29. Biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 30. Áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
- Điều 31. Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
- Điều 32. Biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 33. Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 34. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 35. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa
- Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do
- Điều 37. Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do
- Điều 38. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do
- TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU
- Điều 39. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 40. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
- Điều 41. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
- Điều 42. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa
- Điều 43. Chuyển khẩu hàng hóa
- QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
- Điều 44. Cho phép quá cảnh hàng hóa
- Điều 45. Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
- Điều 46. Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
- Điều 47. Thời gian quá cảnh
- ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
- Điều 48. Quản lý hoạt động đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Điều 49. Quản lý hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý mua bán hàng hóa tại nước ngoài
- ỦY THÁC VÀ NHẬN ỦY THÁC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
- Điều 50. Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- GIA CÔNG HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI
- Điều 51. Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Điều 52. Quản lý hoạt động đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
- Điều 53. Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới
- Điều 54. Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền
- Điều 55. Chính sách quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền
- Điều 56. Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng
- Điều 57. Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng
- Điều 58. Áp dụng biện pháp quản lý mua bán hàng hóa giữa các khu vực hải quan riêng
- Điều 59. Trường hợp ngoại lệ
- Điều 60. Mục tiêu, nguyên tắc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch
- Điều 61. Áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 62. Áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 63. Áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật
- Điều 64. Áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới
- Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 68. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 69. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
- Điều 70. Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
- Điều 71. Chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
- Điều 72. Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 73. Cơ quan điều tra
- Điều 74. Bên liên quan trong vụ việc điều tra
- Điều 75. Cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật trong quá trình điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
- Điều 76. Xử lý trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá
- Điều 78. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 79. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 80. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 81. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 82. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá
- Điều 83. Biện pháp chống trợ cấp
- Điều 84. Trợ cấp
- Điều 85. Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 86. Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 87. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 88. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 89. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 90. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp
- Điều 91. Biện pháp tự vệ
- Điều 92. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 93. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 94. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 95. Áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 96. Rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 97. Tái áp dụng biện pháp tự vệ
- Điều 98. Bồi thường
- Điều 99. Tự vệ đặc biệt
- Điều 100. Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa
- Điều 101. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp
- Điều 102. Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp
- Điều 103. Chính sách chung về phát triển hoạt động ngoại thương
- Điều 104. Chính sách đặc thù về phát triển hoạt động ngoại thương
- Điều 105. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại
- Điều 106. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 107. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động của đại diện thương mại
- Điều 108. Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 109. Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 110. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện
- Điều 111. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ Việt Nam khởi kiện