Điều 17 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
Điều 17. Quyền về tài chính của công ty nhà nước
1. Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn của tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty.
Trường hợp công ty huy động vốn để chuyển đổi sở hữu thì thực hiện theo quy định tại Chương VIII của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
Việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài.
2. Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty; được sử dụng và quản lý các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tài sản cố định và không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu do Chính phủ quy định.
4. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của công ty.
5. Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng này được hạch toán vào chi phí kinh doanh trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty do các sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý, công nghệ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, chi phí đem lại.
6. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư theo quy định của pháp luật.
7. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
8. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính; phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân chia theo nguồn vốn nhà nước đầu tư và nguồn vốn công ty tự huy động như sau:
a) Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước tại công ty hoặc hình thành quỹ tập trung để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước khác thuộc lĩnh vực Nhà nước cần phát triển hoặc chi phối theo quy định của Chính phủ;
b) Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn công ty tự huy động được trích lập quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ; phần còn lại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Trường hợp công ty còn nợ đến hạn phải trả mà chưa trả hết thì chỉ được tăng lương, trích thưởng cho công nhân viên của công ty, kể cả người quản lý sau khi đã trả hết nợ đến hạn.
Việc phân chia lợi nhuận sau thuế vào quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đối với công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, công ty nhà nước mới thành lập được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- Số hiệu: 14/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Doanh nghiệp nhà nước
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng Luật doanh nghiệp nhà nước và các luật khác có liên quan
- Điều 5. Tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp nhà nước
- Điều 6. Ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 7. Đề nghị thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 8. Điều kiện thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 9. Thẩm quyền quyết định thành lập mới công ty nhà nước
- Điều 10. Đăng ký kinh doanh công ty nhà nước
- Điều 11. Thành lập mới và đăng ký kinh doanh công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên
- Điều 12. Vốn và tài sản của công ty nhà nước
- Điều 13. Quyền của công ty nhà nước đối với vốn và tài sản
- Điều 14. Nghĩa vụ của công ty nhà nước về vốn và tài sản
- Điều 15. Quyền kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 16. Nghĩa vụ trong kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 17. Quyền về tài chính của công ty nhà nước
- Điều 18. Nghĩa vụ về tài chính của công ty nhà nước
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước khi tham gia hoạt động công ích
- Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác
- Điều 22. Tổ chức quản lý của công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị
- Điều 23. Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 24. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Giám đốc
- Điều 25. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng
- Điều 26. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc
- Điều 27. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Giám đốc
- Điều 28. Cơ cấu quản lý của tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập có Hội đồng quản trị
- Điều 29. Hội đồng quản trị
- Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 31. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 32. Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 33. Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 34. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
- Điều 35. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị
- Điều 36. Điều kiện tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 37. Ban kiểm soát
- Điều 38. Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
- Điều 39. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Tổng giám đốc
- Điều 40. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc
- Điều 42. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty
- Điều 43. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 44. Hình thức tham gia quản lý công ty của người lao động
- Điều 45. Nội dung tham gia quản lý công ty của người lao động
- Điều 48. Điều kiện tổ chức tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 49. Đơn vị thành viên của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 50. Vốn và tài sản của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 51. Tổ chức quản lý của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập
- Điều 52. Quan hệ giữa tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập với các đơn vị thành viên
- Điều 53. Chuyển đổi tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo mô hình tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 54. Các trường hợp áp dụng quy định về tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 55. Cơ cấu của tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập
- Điều 56. Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác
- Điều 57. Quan hệ của công ty nhà nước với công ty do mình đầu tư và nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ
- Điều 58. Quan hệ của công ty nhà nước giữ quyền chi phối với công ty có vốn chi phối của công ty nhà nước
- Điều 59. Quan hệ giữa công ty nhà nước và doanh nghiệp có một phần vốn góp của công ty nhà nước
- Điều 60. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
- Điều 61. Tổ chức quản lý, phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
- Điều 62. Chủ sở hữu công ty nhà nước
- Điều 63. Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước và vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Chính phủ thực hiện
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Bộ Tài chính thực hiện
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 69. Vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ trong quản lý vốn nhà nước đầu tư toàn bộ vào vốn điều lệ của doanh nghiệp khác
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước trong quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của công ty nhà nước ở doanh nghiệp khác
- Điều 73. Tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 74. Điều kiện tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 75. Thẩm quyền và thủ tục tổ chức lại công ty nhà nước
- Điều 76. Trách nhiệm của công ty nhà nước được tổ chức lại
- Điều 77. Giải thể công ty nhà nước
- Điều 78. Quyết định giải thể công ty nhà nước
- Điều 79. Phá sản công ty nhà nước
- Điều 80. Các hình thức chuyển đổi sở hữu
- Điều 81. Loại công ty nhà nước chuyển đổi sở hữu
- Điều 82. Mục tiêu chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước
- Điều 83. Thẩm quyền lựa chọn công ty, phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu, phê duyệt giá trị công ty và quyết định chuyển đổi sở hữu
- Điều 84. Quyền của công ty chuyển đổi sở hữu
- Điều 85. Quyền của người lao động trong công ty nhà nước chuyển đổi sở hữu
- Điều 86. Bảo đảm của Nhà nước đối với người mua cổ phần, mua hoặc nhận giao công ty nhà nước
- Điều 87. Nội dung quản lý nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 88. Cơ quan quản lý nhà nước đối với công ty nhà nước
- Điều 89. Kiểm toán, thanh tra hoạt động kinh doanh của công ty nhà nước
- Điều 90. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước khác