Điều 4 Luật Đấu thầu 2005
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
2. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại
3. Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
4. Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
5. Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.
6. Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.
7. Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
8. Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm quyền là Hội đồng quản trị hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp vốn.
9. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án quy định tại khoản 7 Điều này.
10. Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
11. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại
12. Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh.
13. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quy định tại khoản 34 Điều này.
14. Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa quy định tại khoản 35 Điều này.
15. Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp quy định tại khoản 36 Điều này.
16. Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC quy định tại khoản 21 Điều này.
17. Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
18. Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
19. Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốc tịch.
20. Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
21. Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.
22. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu làm căn cứ pháp lý để bên mời thầu lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu.
23. Hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển.
24. Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
25. Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
26. Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
27. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
28. Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
29. Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
31. Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
32. Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
33. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
34. Dịch vụ tư vấn bao gồm:
a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;
c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.
35. Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.
36. Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.
37. Kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng.
38. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đích quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu phục vụ các hoạt động đấu thầu.
Luật Đấu thầu 2005
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật đấu thầu, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Thông tin về đấu thầu
- Điều 6. Kế hoạch đấu thầu
- Điều 7. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là tổ chức
- Điều 8. Tư cách hợp lệ của nhà thầu là cá nhân
- Điều 9. Yêu cầu đối với bên mời thầu và tổ chuyên gia đấu thầu
- Điều 10. Điều kiện tham gia đấu thầu đối với một gói thầu
- Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
- Điều 12. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
- Điều 13. Đấu thầu quốc tế
- Điều 14. Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế
- Điều 15. Đồng tiền dự thầu
- Điều 16. Ngôn ngữ trong đấu thầu
- Điều 17. Chi phí trong đấu thầu
- Điều 18. Đấu thầu rộng rãi
- Điều 19. Đấu thầu hạn chế
- Điều 20. Chỉ định thầu
- Điều 21. Mua sắm trực tiếp
- Điều 22. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
- Điều 23. Tự thực hiện
- Điều 24. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 25. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
- Điều 26. Phương thức đấu thầu
- Điều 27. Bảo đảm dự thầu
- Điều 28. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 29. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 30. Đấu thầu qua mạng
- Điều 31. Quy định về thời gian trong đấu thầu
- Điều 32. Chuẩn bị đấu thầu
- Điều 33. Tổ chức đấu thầu
- Điều 34. Làm rõ hồ sơ mời thầu
- Điều 35. Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
- Điều 36. Làm rõ hồ sơ dự thầu
- Điều 37. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
- Điều 38. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC
- Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu
- Điều 40. Phê duyệt kết quả đấu thầu
- Điều 41. Thông báo kết quả đấu thầu
- Điều 42. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
- Điều 46. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
- Điều 47. Nội dung của hợp đồng
- Điều 48. Hình thức hợp đồng
- Điều 49. Hình thức trọn gói
- Điều 50. Hình thức theo đơn giá
- Điều 51. Hình thức theo thời gian
- Điều 52. Hình thức theo tỷ lệ phần trăm
- Điều 53. Nhiều hợp đồng bộ phận trong một hợp đồng chung
- Điều 54. Ký kết hợp đồng
- Điều 55. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Điều 56. Bảo hành
- Điều 57. Điều chỉnh hợp đồng
- Điều 58. Thanh toán hợp đồng
- Điều 59. Giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
- Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia đấu thầu
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức thẩm định
- Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước về đấu thầu
- Điều 67. Trách nhiệm và quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 68. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 69. Trách nhiệm và quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
- Điều 71. Thanh tra đấu thầu
- Điều 72. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
- Điều 73. Quy trình giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
- Điều 74. Khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu
- Điều 75. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu