Chương 4 Luật Đất đai 2024
ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐIỀU TRA CƠ BẢN VỀ ĐẤT ĐAI
Mục 1. ĐỊA GIỚI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Điều 49. Địa giới đơn vị hành chính
1. Địa giới đơn vị hành chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính thể hiện thông tin về việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.
3. Phạm vi quản lý đất đai trên đất liền được xác định theo đường địa giới đơn vị hành chính của từng đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp phạm vi quản lý đất đai cấp huyện, cấp xã chưa xác định được do chưa xác định được địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới có liên quan phối hợp giải quyết; trong thời gian chưa có quyết định về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai đối với khu vực chưa thống nhất. Trường hợp không thống nhất được phương án giải quyết thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ trình Chính phủ.
6. Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn việc giải quyết trường hợp chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính; tổ chức giải quyết việc chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Bộ Nội vụ quy định về việc lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
Điều 50. Đo đạc lập bản đồ địa chính
1. Bản đồ địa chính là cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Việc đo đạc lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã; nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã thì được lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Bản đồ địa chính phải được chỉnh lý khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính và đồng thời được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI VÀ BẢO VỆ, CẢI TẠO, PHỤC HỒI ĐẤT
Điều 51. Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
1. Bảo đảm kịp thời, khách quan, phản ánh đúng thực trạng tài nguyên đất.
2. Thực hiện trên phạm vi cả nước, các vùng kinh tế - xã hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh và bảo đảm liên tục, kế thừa.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá đất đai; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng với Nhà nước thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
4. Cung cấp kịp thời thông tin, số liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.
Điều 52. Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai
1. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
b) Điều tra, đánh giá thoái hóa đất;
c) Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;
d) Quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất;
đ) Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề.
2. Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện để điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất đối với loại đất cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại một thời điểm xác định.
3. Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện theo định kỳ 05 năm một lần. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thực hiện theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
Điều 53. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai
1. Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai bao gồm:
a) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức chất lượng đất đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo các đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh học và điều kiện khác;
b) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức tiềm năng đất đai đối với các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng trên cơ sở phân mức chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất theo các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường;
c) Khoanh vùng các khu vực đất cần bảo vệ, xử lý, cải tạo và phục hồi;
d) Lập bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai; xây dựng và cập nhật dữ liệu chất lượng đất, tiềm năng đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
2. Nội dung điều tra, đánh giá thoái hóa đất bao gồm:
a) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích đất bị thoái hóa đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo từng loại hình thoái hóa gồm: đất bị suy giảm độ phì; đất bị xói mòn; đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa; đất bị kết von, đá ong hóa; đất bị mặn hóa; đất bị phèn hóa;
b) Xác định xu hướng, nguyên nhân và dự báo nguy cơ thoái hóa đất;
c) Khoanh vùng các khu vực đất bị thoái hóa cần xử lý, cải tạo và phục hồi;
d) Lập bộ bản đồ thoái hóa đất; xây dựng và cập nhật dữ liệu thoái hóa đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
3. Nội dung điều tra, đánh giá ô nhiễm đất bao gồm:
a) Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích đất bị ô nhiễm theo loại hình ô nhiễm bao gồm ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm chất độc khác đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn;
b) Xác định xu hướng, nguồn gây ô nhiễm và dự báo, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm đất;
c) Khoanh vùng các khu vực đất bị ô nhiễm cần xử lý, cải tạo và phục hồi;
d) Lập bộ bản đồ đất bị ô nhiễm; xây dựng và cập nhật dữ liệu ô nhiễm đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
4. Nội dung quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất bao gồm:
a) Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước;
b) Xác định chỉ tiêu, tần suất quan trắc;
c) Theo dõi diễn biến chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất và dự báo, cảnh báo sớm các biến đổi bất thường;
d) Cập nhật dữ liệu quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất vào cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên môi trường và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Điều 54. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
1. Nội dung bảo vệ, cải tạo và phục hồi đất bao gồm:
a) Phân loại các khu vực đất đã được khoanh vùng theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 53 của Luật này;
b) Tổng hợp, xác định phạm vi, mức độ cần bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo từng khu vực đất đã được phân loại tại điểm a khoản này;
c) Lập kế hoạch và lộ trình thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất đã được xác định tại điểm b khoản này;
d) Xác định các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu và quyết định phương án thực hiện;
đ) Lập báo cáo kết quả thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
e) Giám sát, kiểm soát quá trình xử lý, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
2. Lập bản đồ các khu vực đất đã thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; xây dựng và cập nhật dữ liệu về bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
3. Kiểm soát các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm chưa được bảo vệ, cải tạo, phục hồi theo quy định khoản 1 Điều này bao gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động trên đất nhằm giảm thiểu tác động xấu đến đất.
Điều 55. Trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
1. Chính phủ quy định chi tiết việc điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất và quy định điều kiện năng lực của tổ chức dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất đai.
a) Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
b) Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc;
c) Tổ chức thực hiện, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và theo chuyên đề;
d) Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh; kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện, phê duyệt và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm trên địa bàn; cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai;
b) Thống kê và công bố các khu vực đất bị ô nhiễm; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xử lý, cải tạo và phục hồi đất ở khu vực đất bị ô nhiễm trên địa bàn.
4. Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
5. Kết quả điều tra, đánh giá đất đai phải được phê duyệt trong năm thực hiện kiểm kê đất đai để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất các cấp. Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai kết quả điều tra, đánh giá đất đai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mục 3. THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI
Điều 56. Nguyên tắc thống kê, kiểm kê đất đai
1. Trung thực, khách quan, chính xác, kịp thời, phản ánh đầy đủ hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất đai.
2. Công khai, minh bạch, độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Thống nhất về nghiệp vụ, phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai và chế độ báo cáo.
4. Bảo đảm chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; hệ thống số liệu thống kê, kiểm kê đất đai được tổng hợp từ cấp dưới lên cấp trên trực tiếp.
5. Cung cấp kịp thời số liệu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.
Điều 57. Phạm vi, đối tượng thống kê, kiểm kê đất đai
1. Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện trên phạm vi đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và phạm vi cả nước.
2. Thời gian thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai như sau:
a) Thống kê đất đai được thực hiện hằng năm, tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm thống kê, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;
b) Kiểm kê đất đai được thực hiện 05 năm một lần, tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm có chữ số cuối là 4 hoặc 9.
3. Kiểm kê đất đai chuyên đề được thực hiện theo yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai trong từng thời kỳ do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Điều 58. Chỉ tiêu, nội dung, hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai
1. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai đối với các loại đất quy định tại Điều 9 của Luật này bao gồm:
a) Diện tích;
b) Đối tượng sử dụng đất;
c) Đối tượng được giao quản lý đất.
2. Căn cứ xác định chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm:
a) Chỉ tiêu thống kê đất đai được xác định theo hồ sơ địa chính tại thời điểm thống kê;
b) Chỉ tiêu kiểm kê đất đai được xác định theo hồ sơ địa chính và trên hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê.
3. Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và phạm vi cả nước bao gồm: xác định tổng diện tích các loại đất, cơ cấu diện tích theo từng loại đất, đối tượng sử dụng đất, đối tượng được giao quản lý đất; diện tích đất được giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất.
4. Hoạt động thống kê đất đai được thực hiện như sau:
a) Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ thống kê; số liệu kiểm kê đất đai của kỳ trước hoặc số liệu thống kê đất đai được thực hiện trong năm trước;
b) Rà soát, cập nhật, chỉnh lý các biến động đất đai trong năm thống kê;
c) Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu thống kê đất đai theo đơn vị hành chính các cấp;
d) Phân tích, đánh giá, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai trong kỳ thống kê, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất;
đ) Xây dựng báo cáo thống kê đất đai.
5. Hoạt động kiểm kê đất đai được thực hiện như sau:
a) Thu thập các hồ sơ, tài liệu, bản đồ, số liệu liên quan đến biến động đất đai trong kỳ kiểm kê đất đai; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê đất đai hằng năm trong kỳ kiểm kê đất đai;
b) Điều tra, rà soát, cập nhật, chỉnh lý các biến động đất đai trong kỳ kiểm kê;
c) Xử lý, tổng hợp số liệu và lập các biểu kiểm kê đất đai theo đơn vị hành chính các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất;
d) Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
đ) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai.
Điều 59. Trách nhiệm tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
1. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện và phê duyệt việc thống kê, kiểm kê đất đai của địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
9. Kinh phí thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí theo quy định của pháp luật.
Luật Đất đai 2024
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Người sử dụng đất
- Điều 5. Nguyên tắc sử dụng đất
- Điều 6. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất
- Điều 7. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao quản lý
- Điều 8. Khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai
- Điều 9. Phân loại đất
- Điều 10. Xác định loại đất
- Điều 11. Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
- Điều 12. Sở hữu đất đai
- Điều 13. Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai
- Điều 14. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
- Điều 15. Trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
- Điều 16. Trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Điều 17. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
- Điều 18. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai
- Điều 19. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai
- Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp
- Điều 22. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai và công chức làm công tác địa chính ở cấp xã
- Điều 23. Quyền của công dân đối với đất đai
- Điều 24. Quyền tiếp cận thông tin đất đai
- Điều 25. Nghĩa vụ của công dân đối với đất đai
- Điều 26. Quyền chung của người sử dụng đất
- Điều 27. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Điều 28. Nhận quyền sử dụng đất
- Điều 29. Quyền đối với thửa đất liền kề
- Điều 30. Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất
- Điều 31. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất do Nhà nước cho thuê đất thu tiền hằng năm
- Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế khi giải thể, phá sản
- Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân sử dụng đất
- Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất
- Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư sử dụng đất
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao
- Điều 44. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
- Điều 45. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
- Điều 46. Điều kiện bán tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm
- Điều 47. Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Điều 48. Trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện
- Điều 51. Nguyên tắc điều tra, đánh giá đất đai và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
- Điều 52. Các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai
- Điều 53. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai
- Điều 54. Bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
- Điều 55. Trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
- Điều 56. Nguyên tắc thống kê, kiểm kê đất đai
- Điều 57. Phạm vi, đối tượng thống kê, kiểm kê đất đai
- Điều 58. Chỉ tiêu, nội dung, hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai
- Điều 59. Trách nhiệm tổ chức thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai
- Điều 60. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 61. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 62. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 63. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch
- Điều 64. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia
- Điều 65. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
- Điều 66. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
- Điều 67. Kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện
- Điều 68. Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh
- Điều 69. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 70. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 71. Thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 72. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 73. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 74. Lựa chọn tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 75. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 76. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 77. Trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 78. Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
- Điều 79. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Điều 80. Căn cứ, điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Điều 81. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
- Điều 82. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng
- Điều 83. Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
- Điều 84. Trường hợp thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh
- Điều 85. Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Điều 86. Cơ quan, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất đã thu hồi
- Điều 87. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Điều 88. Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc
- Điều 89. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
- Điều 90. Trưng dụng đất
- Điều 91. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Điều 92. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt
- Điều 93. Việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập và việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đầu tư
- Điều 94. Kinh phí và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Điều 95. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Điều 96. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 97. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
- Điều 98. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
- Điều 99. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của hộ gia đình, cá nhân
- Điều 100. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 101. Trường hợp không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
- Điều 102. Bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
- Điều 103. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
- Điều 104. Bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
- Điều 105. Trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
- Điều 106. Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn khi xây dựng công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn
- Điều 107. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- Điều 108. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
- Điều 109. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất
- Điều 112. Nguyên tắc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất
- Điều 113. Đất do tổ chức phát triển quỹ đất phát triển, quản lý, khai thác
- Điều 114. Quỹ phát triển đất
- Điều 115. Tổ chức phát triển quỹ đất
- Điều 116. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
- Điều 117. Giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác
- Điều 118. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
- Điều 119. Giao đất có thu tiền sử dụng đất
- Điều 120. Cho thuê đất
- Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất
- Điều 122. Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
- Điều 123. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
- Điều 124. Các trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất
- Điều 125. Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
- Điều 126. Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất
- Điều 127. Sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất
- Điều 128. Nguyên tắc lập, chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính
- Điều 129. Hồ sơ địa chính
- Điều 130. Trách nhiệm lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính
- Điều 131. Nguyên tắc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
- Điều 132. Đăng ký lần đầu
- Điều 133. Đăng ký biến động
- Điều 134. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
- Điều 135. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
- Điều 136. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
- Điều 137. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Điều 138. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền
- Điều 139. Giải quyết đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014
- Điều 140. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền
- Điều 141. Xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất
- Điều 142. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức đang sử dụng đất
- Điều 143. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, dự án sản xuất, kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau
- Điều 144. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- Điều 145. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đang sử dụng đất
- Điều 146. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu
- Điều 147. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất thuộc phạm vi nhiều đơn vị hành chính cấp xã
- Điều 148. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là nhà ở
- Điều 149. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là công trình xây dựng không phải là nhà ở
- Điều 150. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp Nhà nước đã có quyết định quản lý đối với đất đai, tài sản gắn liền với đất nhưng chưa thực hiện
- Điều 151. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
- Điều 152. Đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp
- Điều 153. Các khoản thu ngân sách từ đất đai
- Điều 154. Các khoản thu từ dịch vụ công về đất đai
- Điều 155. Căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thời điểm định giá đất, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
- Điều 156. Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất
- Điều 157. Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
- Điều 158. Nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất
- Điều 159. Bảng giá đất
- Điều 160. Giá đất cụ thể
- Điều 161. Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể
- Điều 162. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn xác định giá đất
- Điều 163. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
- Điều 164. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
- Điều 165. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
- Điều 166. Quản lý, vận hành, khai thác và kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
- Điều 167. Dịch vụ công trực tuyến và giao dịch điện tử về đất đai
- Điều 168. Bảo đảm kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
- Điều 169. Bảo đảm an toàn và chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu đất đai
- Điều 170. Trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
- Điều 171. Đất sử dụng ổn định lâu dài
- Điều 172. Đất sử dụng có thời hạn
- Điều 173. Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
- Điều 174. Thời hạn sử dụng đất khi nhận chuyển quyền sử dụng đất
- Điều 175. Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư
- Điều 176. Hạn mức giao đất nông nghiệp
- Điều 177. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
- Điều 178. Đất nông nghiệp do cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng
- Điều 179. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
- Điều 180. Đất nông nghiệp do tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
- Điều 181. Đất do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng
- Điều 182. Đất trồng lúa
- Điều 183. Đất chăn nuôi tập trung
- Điều 184. Đất rừng sản xuất
- Điều 185. Đất rừng phòng hộ
- Điều 186. Đất rừng đặc dụng
- Điều 187. Đất làm muối
- Điều 188. Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm
- Điều 189. Đất có mặt nước ven biển
- Điều 190. Hoạt động lấn biển
- Điều 191. Đất bãi bồi ven sông, ven biển
- Điều 192. Tập trung đất nông nghiệp
- Điều 193. Tích tụ đất nông nghiệp
- Điều 194. Đất khu nuôi, trồng, sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung
- Điều 195. Đất ở tại nông thôn
- Điều 196. Đất ở tại đô thị
- Điều 197. Đất xây dựng khu chung cư
- Điều 198. Sử dụng đất để chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn
- Điều 199. Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
- Điều 200. Đất quốc phòng, an ninh
- Điều 201. Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
- Điều 202. Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Điều 203. Đất sử dụng cho khu kinh tế
- Điều 204. Đất sử dụng cho khu công nghệ cao
- Điều 205. Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
- Điều 206. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
- Điều 207. Đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Điều 208. Đất sử dụng cho cảng hàng không, sân bay dân dụng
- Điều 209. Đất dành cho đường sắt
- Điều 210. Đất xây dựng các công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn
- Điều 211. Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên
- Điều 212. Đất tín ngưỡng
- Điều 213. Đất tôn giáo
- Điều 214. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt
- Điều 215. Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
- Điều 216. Đất xây dựng công trình ngầm
- Điều 217. Đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý
- Điều 218. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
- Điều 219. Góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai
- Điều 220. Tách thửa đất, hợp thửa đất
- Điều 221. Quản lý đất chưa sử dụng
- Điều 222. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
- Điều 223. Các thủ tục hành chính về đất đai
- Điều 224. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
- Điều 225. Công bố, công khai thủ tục hành chính về đất đai
- Điều 226. Trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
- Điều 227. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
- Điều 228. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất và trường hợp giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất
- Điều 229. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
- Điều 230. Giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
- Điều 231. Giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
- Điều 232. Theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
- Điều 233. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với việc quản lý, sử dụng đất đai
- Điều 234. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai, kiểm toán đất đai
- Điều 235. Hòa giải tranh chấp đất đai
- Điều 236. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- Điều 237. Giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quản lý đất đai
- Điều 238. Giải quyết tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai
- Điều 239. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai
- Điều 240. Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ
- Điều 241. Trách nhiệm trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
- Điều 242. Tiếp nhận và xử lý vi phạm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức làm công tác địa chính ở cấp xã
- Điều 243. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2023/QH15, Luật số 16/2023/QH15 và Luật số 28/2023/QH15
- Điều 244. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 44 của Luật Thủy sản số 18/2017/QH14
- Điều 245. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14 và Nghị quyết số 96/2023/QH15
- Điều 246. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 106 của Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13, Luật số 23/2018/QH14, Luật số 67/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15
- Điều 247. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 14 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13
- Điều 248. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2023/QH15
- Điều 249. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/2010/QH12
- Điều 250. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 29 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15, Luật số 20/2023/QH15, Luật số 26/2023/QH15, Luật số 27/2023/QH15 và Luật số 28/2023/QH15
- Điều 251. Bãi bỏ một số điều của các luật, nghị quyết của Quốc hội có liên quan đến đất đai
- Điều 252. Hiệu lực thi hành
- Điều 253. Quy định chuyển tiếp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 254. Quy định chuyển tiếp về thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khi Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 255. Quy định chuyển tiếp về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất khi Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 256. Giải quyết về hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận khi Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 257. Giải quyết về tài chính đất đai, giá đất khi Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 258. Giải quyết về thời hạn sử dụng đất khi Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 259. Xử lý quyền sử dụng đất của hộ gia đình có trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
- Điều 260. Quy định chuyển tiếp một số trường hợp khác khi Luật này có hiệu lực thi hành