Chương 3 Luật Công đoàn 2012
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN, TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN
Điều 20. Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn
1. Bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn; phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
3. Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
4. Phối hợp và tạo điều kiện để Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn
1. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
2. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
7. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.
9. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các
Luật Công đoàn 2012
- Số hiệu: 12/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 475 đến số 476
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Công đoàn
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Đối tượng áp dụng
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
- Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
- Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn
- Điều 8. Hợp tác quốc tế về công đoàn
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
- Điều 11. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
- Điều 12. Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật
- Điều 13. Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị
- Điều 14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Điều 15. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động
- Điều 16. Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở
- Điều 17. Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở
- Điều 20. Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn
- Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn