Điều 1 Luật Cải cách ruộng đất 1953
- Mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng đất là:
Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ,
Để thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân,
Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển,
Để cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến,
Để đẩy mạnh kháng chiến, hoàn thành giải phòng dân tộc, củng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển công cuộc kiến quốc.
Luật Cải cách ruộng đất 1953
- Số hiệu: 197/SL
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 04/12/1953
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/12/1953
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 2. Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác.
- Điều 3. Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác.
- Điều 5. Từ ngày ban hành sắc lệnh giảm tô (14 tháng 7 năm 1949) đến ngày ban hành sắc lệnh phát động quần chúng triệt để giảm tô (12 tháng 4 năm 1953), việc phân tán ruộng đất của địa chủ với mục đích trốn tránh sắc lệnh giảm tô và sắc lệnh thuế nông nghiệp, là không chính đáng.
- Điều 6. Từ ngày ban hành sắc lệnh phát động quần chúng thực hiện giảm tô (12 tháng 4 năm 1953), những việc phân tán ruộng đất trái phép của địa chủ đều không được thừa nhận.
- Điều 7. Nay xóa bỏ nợ mà nông dân lao động và các tầng lớp nghèo ở nông thôn đã vay của địa chủ.
- Điều 8. Nay xoá bỏ độc quyền mặt biển và khúc sông.
- Điều 9. Trưng thu:
- Điều 10. Ruộng đất của tôn giáo (Nhà Chung, nhà chùa, thánh thất, tu viên, v.v...) thì trưng thu và trưng mua.
- Điều 11. Để khuyến khích sản xuất và phát triển kinh tế quốc dân, công thương nghiệp được bảo hộ.
- Điều 12. Những nGười có ít ruộng đất, nhưng vì tham gia công tác kháng chiến, vì thiếu sức lao động, vì bận làm nghề khác mà phải phát canh hoặc thuê người làm, thì không coi là địa chủ.
- Điều 13. Kinh tế phú nông được bảo tồn.
- Điều 14. Bảo hộ ruộng đất, trâu bò, nông cụ và tài sản khác của trung nông.
- Điều 15. Trưng thu ruộng đất của địa chủ không rõ tông tích.
- Điều 16. Đối với ruộng đất của địa chủ vắng mặt vì tham gia công tác kháng chiến và của địa chủ tản cư ở vùng tự do mà không phải là Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì trưng mua.
- Điều 17. Đối với ruộng đất ở vùng tự do của địa chủ hiện nay ở vùng tạm bị chiếm, thì tuỳ thái độ chính trị của từng người mà tịch thu, trưng thu hoặc trưng mua.
- Điều 18. Trưng thu ruộng đất của địa chủ bỏ hoang bất cứ vì lý do gì.
- Điều 19. Về nguyên tắc, ngoại kiều không có quyền chiếm hữu ruộng đất ở Việt Nam.
- Điều 20. Đối với địa chủ ngoại kiều hợp tác với địch hoặc là phản động, cường hào gian ác, thì tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất và tài sản, tuỳ tội nặng nhẹ.
- Điều 21. Trừ trường hợp quy định ở điều 22, những thứ tịch thu, trưng thu, trưng mua đều chia cho công dân:
- Điều 22. Những thứ không chia:
- Điều 23. Tr ong khi chia phải để lại ở mỗi xã một số ruộng đất để dùng vào những việc sau đây: đón thương binh về làng; dự phòng sau này chia cho những người ở xa về; làm trụ sở cho cơ quan, làm trường học v.v...
- Điều 24. Ruộng đất do nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác khai phá từ Cách mạng Tháng Tám thuộc quyền sở hữu của những người đã có công khai phá.
- Điều 26. Nguyên tắc chia là:
- Điều 27. Trong khi chia ruộng đất, phải chiếu cố đến quyền lợi của tá điền trung nông.
- Điều 28. Liệt sĩ, quân nhân cách mạng, thương binh, bệnh binh được ưu đãi trong khi chia.
- Điều 29. Đối với những nhà nông dân nghèo chỉ có một hai người mà có sức lao động, nếu xã có đủ ruộng đất thì có thể chia cho họ nhiều hơn phần của những người khác.
- Điều 30. Để khuyến khích tăng gia sản xuất, ruộng đất vỡ hoang chưa quá ba năm của nông dân không tính vào số ruộng đất của họ trong khi chia.
- Điều 32. Trong thời gian cải cách ruộng đất, sẽ lập Uỷ ban cải cách ruộng đất ở Trung ương, khu và tỉnh.
- Điều 33. Ở cấp xã, hội nghị đại biểu nông dân toàn xã, ban chấp hành Nông Hội xã là những cơ quan hợp pháp chấp hành luật cải cách ruộng đất.
- Điều 34. Khi phân định thành phần giai cấp, phải theo đúng điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn do Chính phủ quy định.
- Điều 35. Nghiêm cấm mọi hành động chống lại hoặc phá hoại phong trào phát động quần chúng cải cách ruộng đất.
- Điều 36. Ở những nơi phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất, sẽ lập Toà án Nhân dân Đặc biệt.