Chương 1 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
Luật này quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi và quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
Luật này áp dụng đối với người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Điều 3. Mục đích của bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
2. Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
5. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi
1. Bảo hiểm tiền gửi là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật này.
2. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi phải công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Điều 6. Tham gia bảo hiểm tiền gửi
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Điều 7. Chính sách của nhà nước về bảo hiểm tiền gửi
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi tại địa phương.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi.
3. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm tiền gửi.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tham gia tổ chức quốc tế về bảo hiểm tiền gửi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
5. Ký kết thỏa thuận quốc tế hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bảo hiểm tiền gửi.
1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi.
2. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm.
3. Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi.
4. Cản trở, gây khó khăn, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm tiền gửi và cơ quan, tổ chức có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
- Số hiệu: 06/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 473 đến số 474
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục đích của bảo hiểm tiền gửi
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm tiền gửi
- Điều 6. Tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Điều 7. Chính sách của nhà nước về bảo hiểm tiền gửi
- Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi
- Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 10. Các hành vi bị cấm
- Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
- Điều 14. Cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Điều 15. Niêm yết Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Điều 16. Thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Điều 17. Cấp lại Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Điều 22. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
- Điều 23. Thời hạn trả tiền bảo hiểm
- Điều 24. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
- Điều 25. Số tiền bảo hiểm được trả
- Điều 26. Thủ tục trả tiền bảo hiểm
- Điều 27. Xử lý số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm
- Điều 28. Thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả từ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
- Điều 29. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi
- Điều 30. Nguồn vốn hoạt động
- Điều 31. Hoạt động đầu tư
- Điều 32. Chế độ tài chính, hạch toán kế toán và kiểm toán