Chương 3 Lệnh số 44-LCT/HĐNN8 về công bố Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
Điều 24: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1- Người thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản.
2- Các phần di sản sau đây cũng do người thừa kế theo pháp luật hưởng:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;
c) Phần di sản có liên quan đến người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 25: Những người thừa kế theo pháp luật
1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:
a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.
3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.
4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản.
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Điều 27: Quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi và gia đình cha, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.
Điều 28: Quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha kế, mẹ kế
Con riêng và cha kế, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau; ngoài ra họ vẫn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Pháp lệnh này.
1- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung theo Điều 18 của Luật hôn nhân và gia đình mà sau đó một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.
2- Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.
3- Vợ goá hoặc chồng goá người đã chết dù kết hôn với người khác cũng vẫn được thừa kế tài sản của người đã chết.
Lệnh số 44-LCT/HĐNN8 về công bố Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 44-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Lệnh
- Ngày ban hành: 10/09/1990
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: 10/09/1990
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Quyền thừa kế của công dân
- Điều 2. Quyền bình đẳng về thừa kế của công dân
- Điều 3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
- Điều 4. Di sản
- Điều 5. Người thừa kế
- Điều 6. Việc thừa kế của những người được coi là chết trong cùng một thời điểm
- Điều 7. Những người thừa kế không có quyền hưởng di sản
- Điều 8. Nghĩa vụ về tài sản của người thừa kế
- Điều 9. Di sản thuộc về Nhà nước
- Điều 10. Quyền lập di chúc
- Điều 11. Quyền của người lập di chúc
- Điều 12. Di chúc hợp pháp
- Điều 13. Nội dung bản di chúc
- Điều 14. Di chúc viết được cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân chứng thực
- Điều 15. Di chúc viết được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực
- Điều 16. Di chúc viết có giá trị như di chúc được chứng thực
- Điều 17. Di chúc viết không có chứng thực, xác nhận
- Điều 18. Di chúc miệng
- Điều 19. Người không được chứng thực, xác nhận di chúc, chứng kiến việc chứng thực di chúc
- Điều 20. Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
- Điều 21. Di sản dùng vào việc thờ cúng
- Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc
- Điều 23. Hiệu lực của di chúc
- Điều 24. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
- Điều 25. Những người thừa kế theo pháp luật
- Điều 26. Thừa kế thế vị
- Điều 27. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha nuôi, mẹ nuôi và gia đình cha, mẹ đẻ
- Điều 28. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha kế, mẹ kế
- Điều 29. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác
- Điều 30. Sự phát sinh quyền lợi, nghĩa vụ của người thừa kế
- Điều 31. Khước từ quyền hưởng di sản
- Điều 32. Việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại