Hệ thống pháp luật

Khai thác than có phải công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37361

Câu hỏi:

Kính gửi các anh chị em trong đoàn luật gia. Tôi có thời gian công tác và tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc la 31 năm 4 tháng trong đó từ 3/2000 đến tháng 12/2008 tôi làm công nhân tại các phân xưởng khai thác than 1, khai thác than 5, khai thác than kombai và phân xưởng đào lò 2, đào lò 3 theo tên giao dịch của các đơn vị và chức năng nhiệm vụ là khai thác than và đào lò trong mỏ hầm lò có quyết định và 1/2009 đến nay tôi làm việc với chức vụ là nhân viên phòng cơ điện vận tải có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo thi công và giám sát về công tác cơ điện vận tải đối với các khai thác than và đào lò trong mỏ hầm lò có quyết định. Vậy tôi có được tính thời gian làm việc trong môi trường độc hại nặng nhọc và nguy hiểm theo nhóm 5 mục 4 và mục 10 Quyết định số 915/BLĐTBXH – QĐ ngày 30 tháng 7 năm năm 1996 không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Quyết định số 915/BLĐTBXH-QĐ

2. Nội dung tư vấn

Quyết định số 915/BLĐTBXH-QĐ ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trong đó tại Mục 1 quy định các công việc liên quan đến Khai thác mỏ được xác định là công việc nặng nhọc, độc hại bao gồm:

1- KHAI THÁC MỎ:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

 

Điều kiện lao động loại VI

1

Khai thác mỏ hầm lò

– Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2.

2

Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ.

– Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon…).

3

Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên

– Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

 

Điều kiện lao động loại V

4

Sửa chữa cơ điện trong hầm lò

– Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than.

5

Vận hành trạm quạt khí nén, điện, diezel, trạm xạc ắc quy trong hầm lò.

– Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

6

Thợ sắt, thợ thoát nước trong hầm lò.

– Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn và CO2.

7

Lái, phụ lái đầu máy xe lửa chở than.

– Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

số 8

Vận tải than trong hầm lò.

– Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

9

Đo khí, đo gió,trực cửa gió, trắc địa. KCS trong hầm lò.

– Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của ồn, nóng, bụi.

10

Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp trong hầm lò.

– Giải quyết nhiều công việc phức tạp, nơi làm việc nóng, bụi và nguy hiểm.

11

Thủ kho mìn trong hầm lò.

– Công việc độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng của ồn, nóng và bụi.

12

Lấy mẫu, hoá nghiệm phân tích than.

– Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi, CO và các hoá chất độc khác.

13

Làm và sửa chữa đường mỏ

– Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và ồn.

14

Vận hành máy khoan super, khoan sông đơ, khoan đập cáp trên các mỏ lộ thiên.

– Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn và rung lớn.

15

Bắn mìn lộ thiên

– Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và khí NO2.

16

Khai thác đá thủ công.

– Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi và ồn, dễ mắc bệnh nghề nghiệp.

17

Lái, phụ xe, áp tải xe chở vật liệu nổ cả bụi, ồn và rung.

– Công việc độc hại, nguy hiểm, chịu tác động.

18

Thuyền viên, kỹ thuật viên, thợ máy tàu vận tải thuỷ chở vật liệu nổ

– Công việc độc hại, nguy hiểm, chịu tác động của sóng nước, ồn và rung.

19

Bảo quản, bốc xếp vật liệu nổ

– Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, khí độc.

20

Thử nổ.

– Làm việc ngoài trời, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và NO2.

21

Lái máy gạt, ủi có công suất từ 180 CV trở lên.

– Tư thế làm việc gò bó,chịu tác động của bụi, ồn cao và rung mạnh.

Theo như bạn trình bày, từ tháng 3/2000 đến tháng 12/2008, bạn làm công nhân tại các phân xưởng khai thác than 1, khai thác than 5, khai thác than kombai và phân xưởng đào lò 2, đào lò 3 với công việc là khai thác than và đào lò trong mỏ hầm lò. Như vậy, công việc của bạn là "Khai thác mỏ hầm lò", nếu nơi làm việc của bạn chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2 thì sẽ được xác định là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Khoảng thời gian từ tháng 1/2009 đến nay bạn làm việc với chức vụ là nhân viên phòng cơ điện vận tải với công việc là chỉ đạo thi công và giám sát về công tác cơ điện vận tải đối với các khai thác than và đào lò trong mỏ hầm lò. Công việc của bạn là "Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp trong hầm lò" nếu đáp ứng được điều kiện là giải quyết nhiều công việc phức tạp, nơi làm việc nóng, bụi và nguy hiểm thì đây là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM