Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3651/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 22 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TU NGÀY 19/01/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XIV VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 34/NQ-HĐND NGÀY 22/7/2022 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA XI VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 19/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 18-NQ/TU) và Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 22/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 34/NQ-HĐND),

Thực hiện Chương trình hành động số 143-CTr/BCS ngày 08/3/2022 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 19/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tổ chức phổ biến, quán triệt nghiêm túc và đầy đủ các nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TU và Nghị quyết số 34/NQ-HĐND đến toàn thể đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân địa phương.

- Tăng cường sự chủ động của từng cấp, từng ngành trong việc thực hiện và phối hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu Nghị quyết đề ra. Huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung phát triển công nghiệp.

2. Yêu cầu:

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm bằng các chương trình, kế hoạch cụ thể; phân công rõ nhiệm vụ cho các Sở, ngành, địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho từng giai đoạn đề ra trong Nghị quyết 18-NQ/TU và Nghị quyết 34/NQ-HĐND.

- Các hoạt động triển khai phải đảm bảo hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết, gắn với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn.

- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, điều hành và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Đến năm 2025:

- Đến năm 2025, Ninh Thuận là tỉnh phát triển khá, cơ bản là một trong những Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước. Tập trung phát triển công nghiệp năng lượng, cảng biển, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp khác. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17-18%/năm. Tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 29-30% giá trị GRDP toàn tỉnh.

- Xác định phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo là trụ cột, động lực và là một trong những ngành đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện đưa vào vận hành khoảng 6.500 MW (điện mặt trời 3.440 MW, điện gió trên bờ và gần bờ 1.200 MW, thủy điện 360 MW, điện khí LNG 1.500 MW- theo định hướng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045). Phát triển năng lượng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, cung cấp nguồn năng lượng ổn định với giá cả hợp lý để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo.

- Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường; ưu tiên các ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng, lợi thế gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Phát triển mạnh một số sản phẩm công nghiệp chế biến, nhất là chế biến xuất khẩu các sản phẩm đặc thù, có khả năng cạnh tranh cao, tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

- Thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp mới với công nghệ cao, quy mô hiện đại để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, công nghiệp nặng, các ngành công nghiệp khác, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề theo quy hoạch.

- Tập trung hoàn thành đầu tư hạ tầng một số Khu, cụm công nghiệp; thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các Khu, cụm công nghiệp; tỷ lệ lấp đầy các Khu công nghiệp hiện có đạt từ 50% trở lên.

2. Định hướng đến năm 2030:

- Đến năm 2030 phát triển một số sản phẩm công nghiệp chế biến, nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu có sức cạnh tranh quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt bình quân 18%/năm, tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt 40%.

- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng, nâng cao tỷ lệ lấp đầy và khai thác hiệu quả các Khu, cụm công nghiệp. Thu hút đầu tư và đưa vào vận hành các nhà máy điện để đạt quy mô công suất tích lũy 11.800 MW (theo định hướng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045). Tập trung nguồn lực hình thành và phát triển một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển công nghiệp:

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh nắm rõ chủ trương, chính sách về phát triển công nghiệp. Trên cơ sở đó các Sở, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại địa phương. Cải tiến, duy trì hoạt động của các trang thông tin điện tử, bản tin, chuyên trang, chuyên mục để kịp thời đăng tải những thông tin về các cơ chế, chính sách mới, các thủ tục hành chính liên quan đến việc đầu tư, kinh doanh phát triển công nghiệp.

- Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố; các cơ quan báo, đài phát thanh và truyền hình.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

2. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách phát triển công nghiệp:

a) Rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch:

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp rà soát, đề xuất cập nhật, bổ sung, điều chỉnh các phương án phát triển công nghiệp, phương án phát triển Khu, cụm công nghiệp tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt, điều chỉnh (nếu có).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh phục vụ chế biến (mía, mì, điều, nha đam, nho, táo, măng tây,...), chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, khai thác muối biển nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến của tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan giải quyết nhanh các thủ tục về thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đảm bảo kịp thời cho các nhà đầu tư triển khai dự án thuận lợi.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất đai để thuận lợi trong việc giao đất, mặt bằng cho nhà đầu tư phát triển các dự án công nghiệp then chốt, nhất là công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp khác. Đồng thời, tham mưu bố trí quỹ đất quy hoạch phát triển các ngành cần bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là các quy hoạch nhà ở cho công nhân gần các Khu, cụm công nghiệp, quy hoạch xây dựng vùng huyện và liên huyện, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch giao thông.

Quy hoạch đất phục vụ phát triển công nghiệp đến năm 2025 là 9.648 ha; trong đó: Đất khu công nghiệp 1.233 ha, đất cụm công nghiệp 692 ha, đất sản xuất phi nông nghiệp 659 ha, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 199 ha, đất công trình năng lượng 6.865 ha (Đính kèm Phụ lục 1).

- Sở Giao thông vận tải chủ trì rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh phương án quy hoạch giao thông vận tải, qua đó phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông tạo liên kết vùng, liên kết các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy.

- Sở Xây dựng chủ trì lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện và liên huyện, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch nhà ở cho công nhân gần các Khu, cụm công nghiệp,

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo nhanh chóng, đúng quy định; tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp, các dự án công nghiệp trên địa bàn.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

b) Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp:

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, đầu tư phát triển các ngành công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các Cụm công nghiệp: Quảng Sơn, Hiếu Thiện, Phước Tiến; tiếp tục kêu gọi các dự án ưu tiên phát triển trên các lĩnh vực: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp năng lượng, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu xây dựng, công nghiệp tiêu dùng,... có quy mô lớn, hiện đại, thân thiện môi trường; đầu tư theo chiều sâu, tăng sản phẩm có hàm lượng khoa học-công nghệ và giá trị gia tăng để tạo nguồn, đóng góp nhiều cho ngân sách; ưu tiên thu hút vào Khu, cụm công nghiệp.

- Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và các Sở, ngành, địa phương liên quan đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành hạ tầng các Khu công nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy, thu hút các dự án đầu tư thứ cấp; trong đó tập trung vào các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động các doanh nghiệp có tiềm năng, nguồn lực lớn trong và ngoài nước.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan: Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 11/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường phối hợp, gắn kết với các Bộ, ngành Trung ương và các Sở, ngành, địa phương trong vùng Duyên hải miền Trung, Tây nguyên và các địa phương khác có ký kết chương trình liên kết hợp tác với tỉnh để triển khai các chương trình hợp tác, tạo liên kết vùng, ngành lĩnh vực; tổ chức các Hội nghị, Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu quảng bá, kêu gọi xúc tiến các dự án đầu tư vào tỉnh; huy động và phân bổ nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể; cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu,... nhằm thu hút hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Rà soát điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi dự án đầu tư; xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, nhất là công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn và thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác hậu kiểm, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án vi phạm tiến độ để kêu gọi nhà đầu tư mới, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai.

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025.

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh đảm bảo nguồn vốn tín dụng để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển dự án công nghiệp, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp tiếp cận vốn vay để đảm bảo nhu cầu vốn thực hiện đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

c) Tiếp tục rà soát, bổ sung và vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, cải tiến thủ tục đầu tư, loại bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định thực hiện cơ chế một cửa giải quyết thủ tục hành chính về chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp về thực hiện các thủ tục hưởng ưu đãi đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, huy động các nguồn lực và có cơ chế chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư công trình bảo vệ môi trường nhất là trong các Khu, cụm công nghiệp.

- Các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ: Công khai minh bạch trên Cổng/Trang thông tin điện tử về thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Chủ động bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính bảo đảm đúng tiến độ theo quy định. Tăng cường công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính trong triển khai dự án đầu tư tại các cấp chính quyền địa phương, phát hiện và xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây cản trở cho tổ chức, cá nhân khi thi hành công vụ.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt ứng dụng phần mềm một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

d) Nâng cao hiệu quả quản lý, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tăng cường các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp:

- Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp, hoạt động doanh nghiệp. Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động, duy trì các kênh đối thoại với các nhà đầu tư, doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

- Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp sản xuất để làm cơ sở giới thiệu, tìm kiếm các mối liên kết; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trường, thương mại điện tử. Hỗ trợ thành lập và hoạt động một số trang web chuyên ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo. Kịp thời tháo gỡ khó khăn đối với các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh: bia, tôm đông lạnh, nhân điều, xi măng, đá ốp lát,

- Các chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: Các doanh nghiệp hiện có phát huy năng lực sản xuất, thực hiện đầu tư mở rộng, nâng công suất sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đất đai, sử dụng năng lượng tiết kiệm gắn với công tác bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp đáp ứng yêu cầu của địa phương.

Các Chủ đầu tư dự án sản xuất công nghiệp, chủ đầu tư hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp tập trung triển khai và hoàn thành đầu tư dự án đã được cấp chứng nhận đầu tư, đồng thời lựa chọn thiết bị, công nghệ có hàm lượng công nghệ cao, phát triển công nghiệp có giá trị gia tăng lớn gắn với công tác bảo vệ môi trường.

Tăng cường công tác trao đổi thông tin với các Sở, ngành và địa phương để kịp thời đề xuất kiến nghị xử lý những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

3. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút các nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp, củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ công nghiệp:

a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở, ngành liên quan: tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật các dự án cụm công nghiệp, thu hút đầu tư thứ cấp vào các cụm công nghiệp hiện có, nâng tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp Quảng Sơn, Hiếu Thiện, Phước Tiến từ 50%-80%. Đề xuất lộ trình, kinh phí và kêu gọi đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp: Tri Hải, Lợi Hải 1, Lợi Hải 2, Phước Đại, chế biến thủy sản tập trung. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng đảm bảo đồng bộ. Chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng để giới thiệu cho các nhà đầu tư thứ cấp đăng ký dự án vào cụm công nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm: Trung tâm điện lực LNG Cà Ná giai đoạn 1- công suất 1.500 MW, xúc tiến đầu tư dự án Tổ hợp công nghệ xanh và hóa chất sau muối, trung tâm Logistic...tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh. Tiếp tục kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành về đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải 500kV, 220kV để giải toả công suất các dự án năng lượng, năng lượng tái tạo phát triển mới trên địa bàn tỉnh. Thu hút xã hội hóa tối đa các dự án truyền tải điện nhằm giảm gánh nặng ngân sách, đồng thời phát huy hiệu quả và giải tỏa công suất các dự án năng lượng đang vận hành.

b) Ban Quản lý các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp Sở, ngành liên quan: hoàn thiện hạ tầng các Khu công nghiệp Thành Hải, Phước Nam, Du Long, xúc tiến phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Cà Ná. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng, đảm bảo đồng bộ. Chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng để giới thiệu cho các nhà đầu tư đăng ký dự án thứ cấp vào Khu công nghiệp, nâng tỷ lệ lấp đầy các Khu công nghiệp Phước Nam, Du Long đạt trên 50% vào năm 2025.

c) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan: Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp, cải tạo, phát triển đồng bộ hạ tầng hỗ trợ kết nối cho ngành công nghiệp phát triển như: Cảng biển tổng hợp Cà Ná, cảng Ninh Chữ, ga đường sắt, đường nối cao tốc Bắc - Nam đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná, các tuyến giao thông đường bộ do Sở Giao thông vận tải quản lý đến chân các công trình, nhà máy; xúc tiến đầu tư dự án Cảng cạn Cà Ná, tạo điều kiện cho các hoạt động giao thông, luân chuyển hàng hóa được thuận lợi.

d) Công ty Điện lực Ninh Thuận tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp trạm biến áp, đường dây tải điện theo quy hoạch, nhất là hệ thống điện cung cấp cho các Khu, cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Thực hiện nghiêm cam kết cung cấp điện đầy đủ và an toàn đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

đ) Công ty Cấp nước Ninh Thuận và Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tập trung đầu tư nâng công suất, hoàn thiện các nhà máy và hệ thống cấp nước cho các Khu, cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

e) Trung tâm viễn thông Ninh Thuận đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào các Khu, cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh đảm bảo thông tin liên lạc của các dự án kịp thời và thuận tiện.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

4. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh phát triển các nhóm ngành công nghiệp sau:

a) Phát triển đột phá công nghiệp năng lượng, năng lượng tái tạo:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển Ninh Thuận thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước. Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Quy hoạch điện 8 (sau khi Quy hoạch được phê duyệt), làm cơ sở thực hiện kêu gọi đầu tư.

- Tiếp tục thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành công nghiệp năng lượng để trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực cho tăng trưởng như: điện gió, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời, điện khí, điện sinh khối, thủy điện tích năng,... theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Đầu tư đồng bộ với hạ tầng truyền tải, cung cấp nguồn năng lượng ổn định có chất lượng cao với giá cả hợp lý để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đồng thời, hỗ trợ phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ năng lượng tái tạo, hình thành và phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Tập trung các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành đưa vào hoạt động các dự án năng lượng đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đúng quy mô và tiến độ theo quy định (đính kèm Phụ lục 2).

b) Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có lợi thế theo hướng hội nhập, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng:

Phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (nông, lâm, thủy sản, muối và sản phẩm sau muối,…), xem công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp tăng trưởng nhằm bù đắp khả năng giảm sút chỉ tiêu công nghiệp năng lượng trong thời gian Chính phủ chưa ban hành cơ chế giá điện năng lượng tái tạo. Phấn đấu đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp chế biến tăng từ 16-17%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế biến đạt 175 triệu USD, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; trong đó chế biến thủy sản đạt 75 triệu USD, chế biến nông sản đạt 100 triệu USD. Tập trung đổi mới công nghệ chế biến nông-lâm-thủy sản nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng đảm bảo chất lượng và tăng năng lực cạnh tranh gắn với việc chủ động nguồn nguyên liệu tại địa phương: chế biến thủy sản 12.000 tấn/năm, nhân điều 8.000 tấn/năm, đường RS 20.000 tấn/năm, bột mì tinh 24.000 tấn/năm, muối tinh 150.000 tấn/năm, bia 100 triệu lít/năm, khăn bông 6.000 tấn/năm, nha đam 12.000 tấn/năm. Xúc tiến thu hút, kêu gọi đầu tư với quy mô phù hợp nhằm thúc đẩy khai thác tiềm năng, lợi thế sản xuất các mặt hàng như: chế biến thủy sản, thực phẩm đóng hộp, chế biến thịt gia súc, gia cầm, chế biến các mặt hàng nông sản (nho, táo, nha đam), sản xuất nước giải khát và các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Chú trọng thu hút đầu tư sản xuất muối tinh và các sản phẩm sau muối, hỗ trợ chủ đầu tư dự án Tổ hợp công nghệ xanh và hóa chất sau muối hoàn tất thủ tục đầu tư, sớm đưa dự án vào khởi công, khai thác, đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của tỉnh.

Để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Chế biến thủy sản: Tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị, kết nối và tạo các mô hình liên kết, liên doanh giữa ngư dân, đơn vị nuôi trồng với các doanh nghiệp chế biến, thương mại, các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng ... Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền thiết bị, áp dụng công nghệ mới tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực (tôm đông lạnh) và mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát huy năng lực sản xuất các Nhà máy chế biến thủy sản hiện có, phấn đấu đến năm 2025 đạt sản lượng 12 nghìn tấn/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản chế biến đạt 75 triệu USD.

- Chế biến đường: Triển khai đầu tư xây dựng trại giống mía, áp dụng trồng giống mới với năng suất, lượng đường cao, có khả năng chịu hạn và sâu bệnh. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, thủy lợi để phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía tập trung, đáp ứng nguồn nguyên liệu để phát huy tốt năng lực sản xuất của Nhà máy chế biến mía đường hiện có. Đồng thời hoàn thành đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, ổn định công suất để đến năm 2025 sản lượng đường RS sản xuất đạt 20 nghìn tấn/năm.

- Chế biến tinh bột mì: Cung cấp giống mới có năng suất, sản lượng tinh bột cao, có khả năng chịu hạn và khuyến khích áp dụng giống mới để phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu đáp ứng năng lực sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột mì của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 sản lượng tinh bột mì chế biến đạt 24 nghìn tấn/năm.

- Chế biến nhân hạt điều: Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu điều với năng suất chất lượng cao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm hạt điều, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị sử dụng các sản phẩm sau dầu điều,... Tổ chức liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài để mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu để đến năm 2025 sản lượng nhân hạt điều xuất khẩu đạt 8 nghìn tấn/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chế biến đạt 100 triệu USD.

- Chế biến nha đam: Tiếp tục đầu tư hoàn thành nâng công suất nhà máy chế biến nha đam đạt 12 nghìn tấn/năm, đồng thời tiếp tục quy hoạch các vùng trồng tập trung cây nha đam diện tích trên 50 ha để đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho nhà máy chế biến các sản phẩm nha đam.

- Chế biến thực phẩm và đồ uống: Nghiên cứu, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu với các giống nho phục vụ chế biến rượu vang nho, sản phẩm từ nho có năng suất, chất lượng cao gắn với việc hình thành các khu du lịch sinh thái. Phát triển nghề nuôi chim yến theo quy hoạch, đảm bảo cung ứng nguồn nguyên liệu cho Nhà máy chế biến nước yến và các sản phẩm từ yến. Nâng công suất nhà máy Bia để đạt sản lượng 100 triệu lít/năm, các nhà máy sản xuất nước khoáng đóng chai...

- Chế biến muối tinh và các sản phẩm hóa chất sau muối: tăng cường các giải pháp cải tiến công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm sau chế biến, phấn đấu sản lượng chế biến muối tinh đạt 150 nghìn tấn/năm đến năm 2025. Hỗ trợ chủ đầu tư dự án Tổ hợp công nghệ xanh và hóa chất sau muối sớm hoàn tất các thủ tục đầu tư, đưa dự án vào khởi công, khai thác, phấn đấu tạo ra 700 nghìn tấn/năm Xút NaOH, 400.000 tấn/năm PVC.

- Công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản khác: Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu địa phương để đa dạng hóa sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu, gắn kết chặt chẽ lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến với người sản xuất cung cấp nguyên liệu.

Nội dung cụ thể cần triển khai để đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo:

- Triển khai công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương phát triển sản xuất các mặt hàng như: Chế biến thịt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, sản xuất bột cá, chế biến táo, nha đam; sản xuất nước giải khát và các sản phẩm chế biến sâu như điều rang bơ, bánh kẹo, tôm sushi chín, ...

- Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá thương hiệu địa phương có lợi thế cạnh tranh trong các kỳ hội chợ, triển lãm tại các thị trường trọng điểm, các chương trình kết nối giao thương giữa doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước. Đây mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng, bổ sung hoặc đề xuất điều chỉnh quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, vùng sản xuất chuyên canh trồng cây công nghiệp phục vụ chế biến (mía, mì, điều, nha đam,...), cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, khai thác muối biển,...) nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chế biến của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hiện có phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, phát triển bền vững. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tiếp cận và ứng dụng tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm; tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh và triển khai áp dụng các chương trình, dự án công nghệ, đặc biệt tập trung nghiên cứu phát triển nguyên liệu theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện cải tiến, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, thiết bị trong sản xuất công nghiệp; đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng; tăng cường ứng dụng chuyển giao công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch; nghiên cứu cải tiến đổi mới quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chế biến từ nông thủy sản, thực phẩm và đồ uống, nhất là các sản phẩm chế biến xuất khẩu; lựa chọn, áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng các thế hệ công nghệ phù hợp với tính chất và quy mô từng dự án. Không sử dụng công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị đã qua sử dụng, gây ô nhiễm môi trường hoặc có suất tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu cao.

c) Công nghiệp hỗ trợ (sản phẩm hỗ trợ của ngành dệt may, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp công nghệ cao…): Tập trung đẩy mạnh, kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường như: sản xuất linh kiện, phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, linh kiện mạch điện tử, cánh quạt gió, thân trụ điện gió, tấm pin năng lượng mặt trời, sản xuất nguyên vật liệu, phụ liệu ngành dệt-may, da-giày, công nghiệp cơ khí chế tạo,... nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa hóa và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, tăng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp. Kêu gọi phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ năng lượng tái tạo nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp năng lượng tái tạo phát triển.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của địa phương. Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, thu hút các nguồn vốn cho Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương, tăng cường hợp tác quốc tế. Tổ chức thực hiện việc xác nhận ưu đãi và định kỳ hàng năm báo cáo tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi gửi Bộ Công Thương.

d) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng: Thực hiện tốt việc quản lý, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển ổn định, bền vững gắn với đảm bảo quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa. Phát triển dự án khai thác phải gắn với chế biến sâu để gia tăng giá trị và hướng đến xuất khẩu. Nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng: gạch, xi măng, đá xây dựng,... Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại vật liệu mới, tập trung đầu tư các dự án chế biến khoáng sản đã được cấp chứng nhận đầu tư và đổi mới công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại. Thực hiện đúng quy định về khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường.

đ) Phát triển công nghiệp nặng (sản xuất thép-cán nóng, cán nguội, định hình,…): Xem xét thu hút, kêu gọi đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất thép, chủ trương lựa chọn công nghệ sản xuất với máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, môi trường, hiệu quả kinh tế, tăng trưởng xanh bền vững và xu hướng kinh tế tuần hoàn. Phối hợp các Bộ, ngành liên quan đánh giá đảm bảo có chất lượng các vấn đề về môi trường, tuyệt đối không để xảy ra sự cố. Phấn đấu đến năm 2025 kêu gọi một nhà máy thép cán nguội nhằm cung cấp nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất các máy móc thiết bị công nghiệp, cung cấp thép cho ngành xây dựng công trình...;

e) Phát triển các ngành công nghiệp khác (dệt may, bao bì, phân bón, sản xuất các thiết bị giải trí, giáo dục,…): Khuyến khích đầu tư nâng cấp công nghệ mới có sức cạnh tranh cao, tiếp tục phát huy tối đa công suất các nhà máy sản xuất bao bì, khăn bông, may công nghiệp, phân hữu cơ vi sinh. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt đối với các ngành sản xuất tận dụng nguồn nguyên liệu, phụ liệu phế phẩm: hàng tiêu dùng, hàng may mặc, giày dép, sản xuất bao bì, thức ăn nuôi tôm, gia súc, gia cầm,... Kêu gọi đầu tư dự án sản xuất các sản phẩm khác từ rác thải như điện rác, nhựa tái sinh, vật liệu xây dựng.

g) Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn: Quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; chú trọng đẩy mạnh Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo liên kết chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Tiếp tục hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống hiện có (dệt, gốm), xây dựng mô hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Hình thành các mô hình sản xuất kinh doanh theo tổ, nhóm nhằm tạo điều kiện tập trung nguồn lực về vốn, năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ. Tổ chức liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có tiềm năng để mở rộng thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nhất là các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm phục vụ nhu cầu khách du lịch. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn theo quy hoạch, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm của nông dân, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm theo hướng đẩy mạnh chế biến tinh, giảm dần chế biến thủ công, đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp - nông dân - nông thôn; đa dạng hóa các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất - tiêu thụ nông sản, xúc tiến thương mại sản phẩm.

Tiếp tục triển khai các chương trình khuyến công và xúc tiến thương mại hỗ trợ tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ hiện đại phù hợp thay thế ở một số khâu, công đoạn sản xuất của các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp. Chú trọng phát triển công nghệ cao để tạo đột phá và sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong từng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 552-KH/UBND ngày 13/02/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhân lực cho phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trong từng thời kỳ, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp và các Sở, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp đào tạo có hiệu quả nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật (các ngành nghề: công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử, vật liệu xây dựng, các ngành nghề kỹ thuật cao).

b) Chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển nhân lực của đơn vị mình, xác định đúng nhu cầu nhân lực, chủ động tự đào tạo hoặc liên kết đào tạo, đa dạng hóa loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

6. Chính sách khoa học-công nghệ cho phát triển công nghiệp:

a) Sở Khoa học và Công nghệ quan tâm ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh, hướng đến nền công nghiệp sản xuất thông minh, hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập của thế giới.

Chủ trì, phối hợp triển khai các chính sách của Trung ương và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền của tỉnh thu hút đầu tư và tiếp nhận công nghệ hiện đại; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến; hỗ trợ đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; tăng cường năng lực đánh giá, thẩm định, lựa chọn các công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, vùng sản xuất chuyên canh trồng cây công nghiệp phục vụ chế biến. Chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, phát triển bền vững, tăng cường ứng dụng chuyển giao công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức sản xuất nông nghiệp, thủy sản theo hướng liên kết và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP theo yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh.

c) Sở Công Thương hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến đổi mới quy trình sản xuất, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, nâng cao chất lượng, đảm bảo thân thiện môi trường và an toàn thực phẩm, nhất là đối với các sản phẩm chế biến xuất khẩu, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

7. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để phát triển công nghiệp:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương:

- Tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật công nghiệp, các nguồn lực từ chính sách đặc thù đối với các tỉnh đặc biệt khó khăn, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn dự phòng và các nguồn kết dư, vốn hỗ trợ cấp bách, vốn cân đối ngân sách tỉnh. Trong đó, huy động từ nguồn vốn xã hội hóa của tổ chức, cá nhân để đầu tư kết cấu hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp; có cơ chế, chính sách trích lại tỷ lệ khoản thu tiền thuê cơ sở hạ tầng trong Khu, cụm công nghiệp để đơn vị quản lý trực tiếp, tạo sự chủ động tái đầu tư, sửa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu, cụm công nghiệp.

- Tiếp tục vận dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương như: chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể, chương trình khuyến công và xúc tiến thương mại, các chương trình lồng ghép liên quan khác để đầu tư các công trình, hạng mục cần thiết.

- Nguồn ngân sách địa phương phân bổ kinh phí thực hiện đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp, công tác khuyến công và xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn,...

- Xúc tiến kêu gọi và khuyến khích nguồn vốn đầu tư chủ yếu của chủ đầu tư là các Tập đoàn, Tổng Công ty và doanh nghiệp thực hiện đầu tư dự án mới, đầu tư mở rộng đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ, nâng công suất sản xuất.

Tổng kinh phí thực hiện đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh đến năm 2025 là 165.394 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn thực hiện:

- Ngân sách Trung ương: 164 tỷ đồng;

- Ngân sách địa phương (nguồn vốn đầu tư phát triển): 119 tỷ đồng;

- Doanh nghiệp, Chủ đầu tư: 165.111 tỷ đồng.

(Kèm theo Phụ lục 3)

8. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả:

Các Sở, ngành, địa phương nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số, chia sẻ thông tin quản lý. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

9. Liên doanh, liên kết xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức đối thoại giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo mối liên hệ kinh tế trong liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp.

b) Sở Công Thương tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, công tác liên doanh, liên kết để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa kể cả nội địa và xuất khẩu. Phát triển mạnh hệ thống tiếp thị, xúc tiến thương mại. Cung cấp, cập nhật thông tin về thị trường, cơ chế chính sách xuất khẩu, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những thời cơ, thách thức khi Việt Nam tham gia cộng đồng ASEAN, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang ký kết, đặc biệt những cam kết và rào cản đối với các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh; hướng các doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện tốt công tác xuất nhập khẩu theo quy định để đảm bảo ổn định và phòng tránh rủi ro.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

10. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường:

Tập trung giải quyết tốt công tác thu hồi giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa, kết nối cao. Phát triển công nghiệp gắn với thực hiện chính sách khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đăng ký đầu tư trước khi tiến hành đầu tư. Nâng cao năng lực quản lý, thanh tra bảo vệ môi trường gắn với kiểm tra, giám sát và thực hiện quan trắc môi trường, bảo đảm phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

b) Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hoàn thiện thủ tục theo quy định, triển khai đầu tư và sử dụng hiệu quả sử dụng đất.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức, tham gia các buổi gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn để nắm bắt thông tin nhằm kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh; phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, hướng dẫn, đôn đốc hoàn thiện thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát, thực hiện thu hồi diện tích đất đã giao nhưng các chủ đầu tư không có khả năng đầu tư hoặc cố tình kéo dài không thực hiện đầu tư theo quy định.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên và hàng năm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành và các đoàn thể liên quan căn cứ tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động, tiến hành xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao và cụ thể hóa vào Kế hoạch công tác trọng tâm hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Quán triệt nội dung Kế hoạch hành động cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan và các đơn vị trực thuộc. Định kỳ sáu tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch để Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quản lý chặt chẽ, định hướng cụ thể công tác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh về mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp của tỉnh.

3. Giao Sở Công Thương theo dõi quá trình tổ chức thực hiện của các Sở, ngành, địa phương, định kỳ sáu tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương lồng ghép vào báo cáo của ngành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, định kỳ sẽ tiến hành sơ, tổng kết để kịp thời rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực: Tỉnh ủy; HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Báo Ninh Thuận, Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐ, VXNV;
- Lưu: VT, KTTH.Nam

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Tấn Cảnh

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động số 3651/KH-UBND ngày 22/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Tổng diện tích

TP.PR-TC

Ninh Hải

Thuận Bắc

Ninh Phước

Thuận Nam

Ninh Sơn

Bác Ái

 

TỔNG CỘNG

9,648

193

206

1,194

1,379

4,589

1,314

773

1

Đất Khu công nghiệp

1,233

78

 

407

 

748

 

 

2

Đất cụm công nghiệp

692

40

30

49

 

483

50

40

3

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

659

73

79

41

77

266

59

64

4

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

199

 

 

 

23

136

39

1

5

Đất công trình năng lượng

6,865

2

97

697

1,279

2,956

1,166

668

 

PHỤ LỤC 2

DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG PHẤN ĐẤU TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ, HOÀN THÀNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch hành động số 3651/KH-UBND ngày 22/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

STT

TÊN DỰ ÁN

CÔNG SUẤT (MW)

Ghi chú

 

TỔNG CỘNG

4,614.3

 

I

Thủy điện

1,353

 

1

Thủy điện Đa Nhim mở rộng

80

 

2

Nhà máy thủy điện Tân Mỹ 2

14

 

3

Nhà máy thủy điện Tân Mỹ

10

 

4

Nhà máy thủy điện Mỹ Sơn

20

 

5

Nhà máy thủy điện Thượng Sông Ông 2

7

 

6

Thủy điện Phước Hòa

22

 

7

Thủy điện tích năng Bác Ái

1,200

Dự án chuyển tiếp sau năm 2025

II

Điện gió

965.3

 

1

Dự án điện gió Hanbaram

117

 

2

Nhà máy điện gió Phước Minh

27.2

 

3

Nhà máy điện gió WinEnnegry chính Thắng

50

 

4

Nhà máy điện gió 7A

50

 

5

Nhà máy điện gió Lợi Hải 2

28.9

 

6

Nhà máy điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1

30

 

7

Nhà máy điện gió BIM

88

 

8

Điện gió số 5

46.2

 

9

Nhà máy điện gió Đầm Nại 3

39.4

 

10

Nhà máy điện gió đầm Nại 4

27.6

 

11

Nhà máy điện gió Công Hải 1-giai đoạn 2

25

 

12

Công trình Phong điện Việt Nam Power số 01

30

 

13

Nhà máy điện dùng năng lượng tái tạo Phước Nam Enfinity - Ninh Thuận

65

 

14

Nhà máy điện gió Phước Hữu

50

 

15

Nhà máy điện gió BIM (giai đoạn 2)

50

 

16

Nâng công suất điện gió 7A

21

 

17

Nhà máy điện gió An Phong

180

 

18

Nhà máy điện gió Phước Hải (vị trí 9)

40

 

III

Điện mặt trời

796

 

1

Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2

80

 

2

Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.3

40

 

3

Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.4

80

 

4

Dự án điện mặt trời Phước Hữu 2 (GĐ 2)

184

 

5

Dự án NM Trang trại điện mặt trời Phước Trung

40

 

6

Dự án điện mặt trời Phước Thái 2

80

 

7

Dự án điện mặt trời Phước Thái 3

40

 

8

Dự án điện mặt trời Thiên Tân 2.1

60

 

9

Dự án điện mặt trời Thiên Tân 2.2

192

 

IV

Điện khí LNG

1,500

Dự án chuyển tiếp sau năm 2025

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Kế hoạch hành động số 3651/KH-UBND ngày 22/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Dự án

Vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư

Phân kỳ đầu tư

Ghi chú
(Sau 2025)

NS Trung ương

NS Địa phương

Doanh nghiệp

2021

2022

2023

2024

2025

 

TỔNG CỘNG

165,394

164

119

165,111

12,834

8,543

66,823

3,932

55,851

15,948

I

Đầu tư phát triển công nghiệp

155,259

 

 

155,259

12,560

7,176

65,615

2,722

54,697

12,489

1

Công nghiệp chế biến, chế tạo

50,152

 

 

50,152

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- DA đã đăng ký đầu tư

752

 

 

752

67

255

380

50

 

 

 

- Xúc tiến đầu tư

3,400

 

 

3,400

 

20

500

1,830

1,050

 

 

- DA hóa chất sau muối

46,000

 

 

46,000

 

 

46,000

 

 

 

2

Công nghiệp năng lượng

105,107

0

 

105,107

12,493

6,901

18,735

842

53,647

12,489

 

- Các dự án NLTT (điện gió, điện mặt trời)

88,623

 

 

88,623

12,332

6,775

18,516

 

51,000

 

 

- Dự án Thủy điện tích năng Bác Ái

16,484

 

 

16,484

161

126

219

842

2,647

12,489

II

Các chương trình hỗ trợ, phát triển công nghiệp, TTCN

43.72

14.36

9.06

20.30

5.11

9.06

8.35

9.85

11.35

 

1

Khuyến công

36.65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Khuyến công quốc gia

14.36

14.36

 

 

1.55

3.81

2.50

3.00

3.50

 

1.2

Khuyến công địa phương

4.95

 

4.95

 

0.54

0.81

1.00

1.20

1.40

 

1.3

Doanh nghiệp

17.34

 

 

17.34

2.08

3.26

3.50

4.00

4.50

 

2

Sản xuất và tiêu dùng bền vững

4.73

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Vốn địa phương hỗ trợ

1.77

 

1.77

 

0.27

0.30

0.35

0.4

0.45

 

2.2

Doanh nghiệp

2.96

 

 

2.96

0.40

0.46

0.5

0.7

0.90

 

3

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2.34

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Vốn địa phương hỗ trợ

2.34

 

2.34

 

0.27

0.42

0.5

0.55

0.60

 

3.2

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Khu, cụm công nghiệp

10,091.45

149.95

109.44

9,832.06

268.84

1,357.55

1,200.00

1,200.00

1,143.00

3,459.00

1

Khu công nghiệp

8,543.39

99.95

79.44

8,364

268.84

1,357.55

1,200

1,200

1,143

3,374

1.1

Thành Hải

179.39

99.95

79.44

 

168.84

10.5

 

 

 

 

1.2

Phước Nam

900

 

 

900

10

347

200

200

143

 

1.3

Du Long

2,000

 

 

2,000

90

250

250

250

250

910

1.4

Cà Ná

5,464

 

 

5,464

 

750

750

750

750

2,464

2

Cụm công nghiệp

1,548.06

50.00

30.00

1,468.06

 

 

 

 

 

85.00

2.1

Quảng Sơn

80.00

50.00

30

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Hiếu Thiện

456.64

 

 

456.64

 

 

 

 

 

 

2.3

Tri Hải

240.00

 

 

240

 

 

 

 

 

 

2.4

Phước Tiến

80.00

 

 

80.00

 

 

 

 

 

 

2.5

Phước Đại

60.00

 

 

60.00

 

 

 

 

 

 

2.6

Phước Tiến 1

85.00

 

 

85.00

 

 

 

 

 

85

2.7

CB thủy sản tập trung

154.42

 

 

154.42

 

 

 

 

 

 

2.8

Lợi Hải 1

128.00

 

 

128.00

 

 

 

 

 

 

2.9

Lợi Hải 2

264.00

 

 

264.00

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch hành động 3651/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU và Nghị quyết 34/NQ-HĐND về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 3651/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 22/08/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Phan Tấn Cảnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/08/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản