Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 98/KH-UBND | Thái Bình, ngày 16 tháng 07 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
Thực hiện Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH
1. Sự cần thiết ban hành kế hoạch
a) Thực trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng: Hiện nay, tỉnh Thái Bình còn: 1.408 trạm bơm (Có tổng lưu lượng nhỏ hơn 3.600m3/h/trạm bơm), trong đó: Khối Hợp tác xã nông nghiệp quản lý, khai thác 1.368 trạm bơm, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình quản lý, khai thác 40 trạm bơm; 2.404 cống (Có khẩu độ cống nhỏ hơn 5m), trong đó: Khối Hợp tác xã nông nghiệp quản lý 1.901 cống, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình quản lý 503 cống; 1.069km kênh cấp III; 7.712km kênh mương nội đồng và các công trình khác trên kênh.
Các công trình thủy lợi từ đầu mối đến điểm giao nhận sản phẩm dịch vụ thủy lợi (Cống đầu kênh, cửa chia nước tại bể xả trạm bơm do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình và các Hợp tác xã nông nghiệp) hàng năm đã được nhà nước hỗ trợ bằng nguồn kinh phí dịch vụ công ích thủy lợi. Tuy nhiên, công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng chủ yếu được đầu tư xây dựng bằng nguồn thu thủy lợi nội đồng của các tổ chức thủy lợi cơ sở nên hạn chế về nguồn lực cũng như kỹ thuật; thiếu kinh phí tu bổ thường xuyên, đa phần đã xuống cấp. Để phát huy hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi, phải đầu tư đồng bộ công trình từ đầu mối đến mặt ruộng.
Mặt khác, cần thiết phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để đáp ứng sản xuất nông nghiệp theo phương thức canh tác tiên tiến, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Thực trạng quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng:
- Hiện nay, tỉnh Thái Bình có 02 mô hình khai thác công trình thủy lợi (Công ty Khai thác công trình thủy lợi và Hợp tác xã nông nghiệp), trong đó: Mô hình Công ty Khai thác công trình thủy lợi gồm: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình (Là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) và 314 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Trình độ năng lực quản lý, khai thác vận hành các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng vừa thiếu, vừa yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay; nguyên nhân do chưa được đào tạo cơ bản, lương công nhân vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng thấp.
- Tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở còn khó khăn, nguồn thu từ thủy lợi nội đồng thấp, không đồng đều nên thiếu kinh phí duy tu sửa chữa, nạo vét dẫn đến công trình hư hỏng, xuống cấp nhanh.
2. Căn cứ pháp lý xây dựng và ban hành kế hoạch
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
- Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 7/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Chỉ thị 3837/CT-BNN-TCTL ngày 03/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Quyết định số 4600/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021 - 2025;
- Thực hiện tiêu chí Thủy lợi trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
- Các Chỉ thị, Nghị quyết và các cơ chế chính sách khác có liên quan.
1. Quan điểm
- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Người dân đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; Nhà nước có chính sách hỗ trợ thông qua các tổ chức thủy lợi cơ sở, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế.
- Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên cơ sở kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, bao gồm đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi và tăng cường hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
- Trang bị kiến thức cho tổ chức thủy lợi cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
- Góp phần thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới;
- Phát huy nội lực, nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Huy động các nguồn lực, sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng nhằm bảo đảm tưới, tiêu chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước cho vùng chuyên canh lúa tập trung, vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả:
Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 02 vụ với mức bảo đảm tưới 100%, trong đó đến năm 2025 có trên 90% diện tích gieo trồng lúa áp dụng phương pháp canh tác tiên tiến.
Cấp nước chủ động cho khoảng 20.000ha diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, cây dược liệu, cây hàng năm khác, cây làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, hoa, cây cảnh có giá trị cao hơn trồng lúa theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.
- Củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP
1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống thể chế, chính sách
- Rà soát, xây dựng, ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ, văn bản hướng dẫn, bố trí kinh phí, huy động nguồn lực xã hội hóa và tổ chức thực hiện các chính sách của Chính phủ đã ban hành về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù khác phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh;
- Xây dựng và ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thủy lợi, nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi các cấp, chính quyền, tổ chức thủy lợi cơ sở, người dân thường xuyên cập nhật các cơ chế, chính sách mới về thủy lợi, trong đó có thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
- Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức canh tác tiên tiến (Nông lộ phơi, SRI…) cho cây lúa nhằm giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính;
- Khuyến khích đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, tích trữ nước phân tán; hoàn thiện công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi;
- Đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước để điều hòa, cân bằng nước trong đất và nước ngầm giảm phát thải khí độc trong đất, là nguồn dự trữ nước phòng ngừa hạn hán, xâm nhập mặn, là giải pháp góp phần đảm bảo an sinh nguồn nước;
- Xây mới, sửa chữa, nâng cấp cống, kiên cố kênh mương đảm bảo tưới, tiêu thoát nước chủ động;
- Hỗ trợ đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản đảm bảo cấp, thoát nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.
3. Củng cố, phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở
- Rà soát, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức, năng lực của tổ chức thủy lợi cơ sở;
- Thực hiện củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ và Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp trong việc tổ chức và hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở;
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm có sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi đồng;
- Tăng cường sự tham gia của tổ chức thủy lợi cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch cấp, tưới, tiêu, thoát nước của tổ chức khai thác công trình thủy lợi đầu mối.
4. Khoa học công nghệ, đào tạo, truyền thông
a) Áp dụng khoa học công nghệ: Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng:
- Ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng gắn với giao thông nội đồng, như: Công nghệ kênh bê tông thành mỏng đúc sẵn, đường ống…;
- Ứng dụng công nghệ tưới, tiêu hiện đại, chế độ quy trình tưới tiết kiệm nước đáp ứng các biện pháp canh tác tiên tiến, khoa học thích ứng với các giai đoạn sinh trưởng cho các loại cây trồng.
b) Đào tạo: Rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho các cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện, cấp xã; người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức thủy lợi cơ sở.
c) Truyền thông:
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng để nâng cao nhận thức của người dân về ý thức bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước, sử dụng nước tiết kiệm qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới;
- Đẩy mạnh sự tham gia của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là người dân tham gia quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng nước qua hình thức phát động các phong trào thi đua.
1. Phạm vi của Kế hoạch: Trong phạm vi toàn tỉnh.
2. Thời gian thực hiện của Kế hoạch: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương thực hiện chính sách thông qua chương trình, dự án trực tiếp hoặc lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan;
- Ngân sách địa phương;
- Nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác sử dụng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định cụ thể mức hỗ trợ từng chính sách quy định tại Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
b) Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hằng năm để thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định việc quản lý thanh toán, quyết toán đối với hình thức hỗ trợ vật liệu xây dựng (nếu có), hướng dẫn phân bổ dự toán, thanh toán, giải ngân vốn hỗ trợ qua Ủy ban nhân dân cấp xã đối với nguồn ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương;
- Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách cấp huyện hằng năm;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định đối với các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài chính.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư công hằng năm; trong đó, cân đối nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của tỉnh để hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
d) Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ: Ưu tiên các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh về nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; ứng dụng công nghệ tưới, tiêu hiện đại, chế độ quy trình tưới tiết kiệm nước đáp ứng biện pháp canh tác, tiên tiến, khoa học.
e) Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, bố trí lồng ghép các hoạt động tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
g) Sở thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, định hướng, theo dõi các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở các cấp tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, đưa tin về chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước trong đầu tư quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.
h) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện, thành phố, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp;
- Huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn huyện, thành phố;
- Củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở theo quy định của Luật Thủy lợi;
- Hằng năm đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở;
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho cán bộ thủy lợi cấp huyện, xã, người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Chi cục Thủy lợi) trước ngày 05 tháng 12 hằng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.
k) Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình, Hợp tác xã nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi:
- Hằng năm, đánh giá về hiện trạng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, công trình tích trữ nước thuộc phạm vi quản lý, khai thác. Xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo nâng cấp, tu bổ công trình;
- Đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cho người trực tiếp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng;
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của Kế hoạch này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Chi cục Thủy lợi) trước ngày 05 tháng 12 hằng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Trách nhiệm thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Kế hoạch 1713/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 28/2021/QĐ-UBND quy định về quy mô thủy lợi nội đồng và vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 5Nghị quyết 373/2020/NQ-HĐND quy định cụ thể mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 6Nghị quyết 47/2021/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật Thủy lợi 2017
- 5Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 6Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
- 8Chỉ thị 3837/CT-BNN-TCTL năm 2019 về tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Luật Doanh nghiệp 2020
- 10Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 4600/QĐ-BNN-TCTL năm 2020 về Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 13Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 14Kế hoạch 1713/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 15Quyết định 28/2021/QĐ-UBND quy định về quy mô thủy lợi nội đồng và vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 16Nghị quyết 373/2020/NQ-HĐND quy định cụ thể mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 17Nghị quyết 47/2021/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 18Quyết định 2527/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2021 về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Số hiệu: 98/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Lại Văn Hoàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra