- 1Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 2Luật An ninh mạng 2018
- 3Quyết định 733/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 06 tháng 8 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2025, như sau:
1. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động; tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Ninh Bình gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, tận tình, thân thiện; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trên mọi lĩnh vực công tác.
2. Bảo đảm tính liên tục và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tạo môi trường làm việc văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân phục vụ.
1. Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong các phong trào thi đua của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố và các khối thi đua.
2. Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng, cụ thể phù hợp các quy định của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị.
3. Đề cao trách nhiệm, vài trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Phong trào thi đua. Tổ chức thực hiện phong trào phải thường xuyên, liên tục, có đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết. Kịp thời phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, các sáng kiến, kinh nghiệm hay trong Phong trào thi đua.
B. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Tập thể: Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, Lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công lập trong toàn hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương).
2. Cá nhân: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi tắt là cán bộ, công chức, viên chức).
1. Đối với tập thể
Thực hiện nội dung: “Thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp” với các nhiệm vụ trọng tâm:
a) Xây dựng, ban hành các chính sách, quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị về văn hóa công sở.
b) Thực hiện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị.
c) Thực hiện ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
d) Xây dựng và giữ gìn cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.
đ) Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, bám sát các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị để thu hút, tập hợp sự tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Thực hiện nội dung: “Thi đua thực hiện kỷ cương, trách nhiệm, tận tụy, chuyên nghiệp”, gồm:
a) Thực hiện chấp hành nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật hành chính.
b) Thực hiện chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc, trách nhiệm.
d) Thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử.
đ) Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức, lối sống.
e) Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, phù hợp với tính chất công việc.
g) Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do cơ quan, đơn vị và địa phương phát động, tổ chức.
C. TIÊU CHUẨN THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1. Đối với tập thể
a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, lãnh đạo quản lý, điều hành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và các văn bản quy định về văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị, địa phương:
- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng thời hạn.
- Bám sát thực tiễn, nghiên cứu bổ sung kịp thời các hướng dẫn, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành Chi thi, Nghị quyết, Đề an… và các văn bản pháp luật, đề ra và thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường vài trò quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí được giao; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng và không để xảy ra tham nhũng, lãng phí.
- Xây dựng, ban hành và thực hiện nghiêm các quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, các quy định về văn hóa công sở, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính; quản lý, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
b) Thực hiện đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc tại cơ quan, đơn vị:
- Niêm yết đầy đủ các thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị nhằm làm cho hoạt động của cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch.
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, phục vụ Nhân dân tốt hơn.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công, đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử để công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua môi trường mạng, đảm bảo hàng năm tiết kiêm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; tuân thủ thủ tục hành chính.
c) Thực hiện ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
d) Xây dựng và giữ gìn cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp:
- Thực hiện bài trí công sở (Quốc huy, Quốc kỳ, khuôn viên công sở) theo đúng quy định trong Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đối với các cơ quan Đảng, cơ quan của các đoàn thể (treo Cờ của Đảng) và thực hiện bài trí công sở đúng theo quy định của Đảng, đoàn thể và Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
- Xây dựng và giữ gìn cơ quan, đơn vị văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an toàn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay.
đ) Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, bám sát các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương để thu hút tập hợp sự tham gia của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức
a) Thực hiện chấp hành nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật hành chính:
- Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; đeo thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định khi thực hiện nhiệm vụ.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học và hiệu quả.
- Nghiêm túc nhận lỗi, nhận khuyết điểm, thành khẩn tự phê bình, rút kinh nghiệm, có biện pháp và quyết tâm sửa chữa, khắc phục khi để xảy ra sai sót trong thực hiện nhiệm vụ.
- Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b) Thực hiện chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Chủ động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm tính chuyên nghiệp làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp với cấp trên.
- Mỗi cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới.
c) Tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc, trách nhiệm:
- Có tinh thần cầu thị, lắng nghe; tâm huyết, tận tụy, gương mẫu, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc; sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó.
- Có tinh thần đấu tranh tránh hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả.
- Không gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân, quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín hoặc để xảy ra hậu quả nghiêm trọng trong lĩnh vực thuộc trách nhiệm được giao.
d) Thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử:
- Trong giao tiếp với người dân phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.
- Đối với lãnh đạo cấp trên phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng.
- Đối với đồng nghiệp phải có tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ; không bè phái gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, đơn vị.
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ; phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử; không nâng đỡ cấp dưới vì động cơ, mục đích không trong sáng.
đ) Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức, lối sống:
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành.
- Thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; không có biểu hiện cơ hội; công tâm, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; không đánh bạc, không sa vào các tệ nạn xã hội; không sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc lá đúng nơi quy định; nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
- Tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ.
- Tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu, tránh phô trương, lãng phí, mục đích trục lợi trong việc tổ chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, tang lễ, mừng thọ, sinh nhật, tân gia...; không mê tín dị đoan và có những hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội.
- Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp; môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở.
- Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nghiêm túc thực hiện Luật an ninh mạng.
e) Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, phù hợp với tính chất công việc:
- Khi thực hiện nhiệm vụ trang phục phải gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu.
- Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Đối với ngành có trang phục riêng, phải thực hiện theo quy định của ngành.
g) Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do cơ quan, đơn vị và địa phương phát động, tổ chức, góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
1. Khen thưởng hàng năm
Hàng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cơ quan, đơn vi, địa phương lấy kết quả triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua là nội dung quan trọng để đánh giá thi đua và xem xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân theo thẩm quyền và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tập thể, cá nhân theo quy định.
2. Sơ, tổng kết và khen thưởng phong trào thi đua
a) Sơ kết
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành sơ kết Phong trào thi đua theo quy định, đồng thời xét khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc theo thẩm quyền và lựa chọn tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc để đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
b) Tổng kết
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành tổng kết Phong trào thi đua, xét khen thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc theo thẩm quyền và lựa chọn tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc nhất để đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen hoặc trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào dịp UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua.
Trình tự, thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và sẽ được hướng dẫn sau.
D. TIẾN ĐỘ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ năm 2019 đến năm 2025, tiến độ triển khai, thực hiện Phong trào như sau:
1. Tổ chức phát động, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua
a) UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019 - 2025 trong tháng 7 năm 2019.
b) Các cơ quan, đơn vi, địa phương ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai phong trào thi đua trong tháng 8 năm 2019.
2. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua
a) Phong trào thi đua được tổ chức sơ kết vào năm 2022 và tổ chức Tổng kết vào năm 2025 (thời điểm tổng kết Phong trào thi đua thực hiện theo Hướng dẫn của Trung ương). UBND tỉnh sẽ có văn bản chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị sơ kết và tổng kết phong trào thi đua theo quy định.
b) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cơ quan, đơn vi, địa phương tham mưu cho Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Phong trào thi đua, đồng thời lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
3. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết phong trào thi đua được trích từ nguồn ngân sách của các cơ quan, đơn vị, địa phương và ngân sách tỉnh.
b) Kinh phí khen thưởng được trích từ nguồn quỹ thi đua, khen thưởng của tỉnh và của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương
a) Căn cứ vào đặc điểm, tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng cụ thể để có các hình thức tuyên truyền phù hợp, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong quyết tâm triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua, tránh hình thức, lãng phí.
b) Căn cứ kế hoạch này xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua, tai cơ quan, đơn vi, địa phương tư nay đến năm 2025 đảm bảo theo đúng mục đích, mục tiêu, lộ trình, kế hoạch đề ra. Thực hiện nghiêm túc việc sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua để đánh giá kết quả, tiến độ triển khai thực hiện, kịp thời biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong tổ chức thực hiện Phong trào thi đua.
c) Định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Phong trào thi đua về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua các cơ quan, đơn vi, địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 10/9/2019.
d) Năm 2025, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đề nghị UBND tỉnh khen thưởng và cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền tới các đoàn viên, hội viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Phong trào thi đua; qua đó tăng cường hiệu quả công tác giám sát của nhân dân đối với các cơ quan, đơn vi, địa phương và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để các tập thể, cá nhân không ngừng phát huy ý thức tự nguyện và sự sáng tạo, gương mẫu trong thực thi công vụ, góp phần nâng cao văn hóa công sở, đạo đức công vụ, tính chuyên nghiệp, phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị.
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào thi đua.
4. Sở Nội vụ
a) Là cơ quan thường trực giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh theo dõi, đôn đốc tổ chức thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mưu, giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh phân công rõ trách nhiệm cho các thành viên trong quá trình chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua ở các lĩnh vực, địa bàn cụ thể.
b) Hàng năm, tham mưu để Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình thực hiện Phong trào thi đua ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện thành phố; tham mưu viêc tiến hanh sơ kết Phong trào thi đua vào năm 2022 và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vi, địa phương lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trình UBND tỉnh khen thưởng và UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì phối hợp với Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, giới thiệu gương điển hình trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, từng bước nhân rộng những mô hình mới cách làm hay, sáng tạo trong tổ chức thực hiện Phong trào thi đua.
6. Sở Tài chính
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán và thanh quyết toán kinh phí thực hiện phong trào thi đua theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vi, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về UBND tỉnh (qua Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ) để nghiên cứu, giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2019 triển khai phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2019 về tổ chức phong trào thi đua Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hòa Bình thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025
- 3Kế hoạch 2696/KH-UBND về tổ chức thực hiện chỉ tiêu giao ước thi đua Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và hỗ trợ luân chuyển cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Nghị quyết 206/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP có nguyện vọng nghỉ công tác để giải quyết chế độ hưu trí hoặc thôi việc do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2019 về tổ chức Phong trào thi đua Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Quyết định 30/2019/QĐ-UBND về Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2019 về phát động phong trào thi đua Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025
- 9Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2019 thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025
- 1Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 2Luật An ninh mạng 2018
- 3Quyết định 733/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2019 triển khai phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2019 về tổ chức phong trào thi đua Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hòa Bình thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025
- 6Kế hoạch 2696/KH-UBND về tổ chức thực hiện chỉ tiêu giao ước thi đua Cụm thi đua 5 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và hỗ trợ luân chuyển cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8Nghị quyết 206/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP có nguyện vọng nghỉ công tác để giải quyết chế độ hưu trí hoặc thôi việc do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 9Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2019 về tổ chức Phong trào thi đua Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 10Quyết định 30/2019/QĐ-UBND về Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 11Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2019 về phát động phong trào thi đua Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025
- 12Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2019 thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019-2025
Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2019 về tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2025
- Số hiệu: 96/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/08/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định