Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 956/KH-UBND | Hà Nam, ngày 09 tháng 05 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương đảng và Thông tri số 03-TTr/TU ngày 06/4/2016 của Tỉnh ủy Hà Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp giai đoạn 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động trong các Khu công nghiệp (KCN), tăng cường xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao thúc đẩy hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
Xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; xây dựng đội ngũ công nhân lao động (CNLĐ) có đời sống văn hóa, lối sống tác phong làm việc công nghiệp, lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.
Động viên và phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, đặc biệt là của doanh nghiệp KCN, nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho CNLĐ tương xứng với những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, sự tăng trưởng của các doanh nghiệp và sự đóng góp của đội ngũ CNLĐ.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2020
- 100% công nhân lao động trong các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa.
- 100% khu công nghiệp hoàn thành phê duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân lao động.
- Trên 70% công nhân lao động KCN tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
- Trên 70% các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động.
- 70% các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của công nhân lao động và người sử dụng lao động về xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng nếp sống lành mạnh, tác phong lao động công nghiệp trong CNLĐ.
- Tổ chức tuyên truyền cho CNLĐ và người sử dụng lao động về Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ KCN.
- Tổ chức các đợt khảo sát đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ trong KCN trên địa bàn tỉnh, khu lưu trú (phiếu hỏi, phiếu điều tra theo mẫu, phỏng vấn), các cuộc làm việc hoặc lấy ý kiến trao đổi, góp ý của lãnh đạo địa phương, giám đốc các doanh nghiệp về nhu cầu xây dựng đời sống văn hóa của CNLĐ.
- Hướng dẫn các cấp công đoàn tuyên truyền cho CNLĐ và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp và tại các khu nhà trọ về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật về văn hóa, nếp sống văn hóa lành mạnh, tác phong lao động công nghiệp cho CNLĐ, góp phần xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động.
- Xây dựng các chuyên mục về đời sống văn hóa tinh thần CNLĐ trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam và bản tin Công đoàn tỉnh; hệ thống panô, áp phích tại các KCN; bảng tin, loa phát thanh nội bộ của doanh nghiệp. Trang bị các tài liệu cho công đoàn cơ sở (CĐCS) tại các doanh nghiệp.
2. Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân.
- Xây dựng các nhà văn hóa thể công nhân, các khu vui chơi giải trí cho công nhân lao động KCN, trước mắt tập trung khai thác có hiệu quả Trung tâm văn hóa thể thao công nhân lao động KCN Đồng Văn, đến năm 2020 có từ 2-3 nhà Văn hóa công nhân trong các KCN.
- Các KCN phải có quy hoạch phát triển các thiết chế văn hóa thể thao; vận động các doanh nghiệp xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao phục vụ công nhân tại doanh nghiệp.
- Mở rộng các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố nơi có đông CNLĐ cư trú để công nhân được sinh hoạt, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại nơi cư trú.
- Hoàn thành xây dựng nhà ở công nhân trong các KCN; phát triển mô hình “nhà trọ văn hóa công nhân”, câu lạc bộ, nhóm sinh hoạt của công nhân trong khu nhà trọ.
3. Phát triển văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho công nhân lao động.
- Xây dựng, phát triển phong trào văn hóa quần chúng; phong trào “công nhân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; định kỳ hàng năm tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng; thi đấu các môn thể thao, hội thao công nhân lao động; xây dựng và phát triển các phong trào “nghe công nhân hát, hát cho công nhân nghe”, xây dựng các đội văn nghệ biểu diễn lưu động phục vụ công nhân lao động tại các doanh nghiệp.
- Tổ chức các phong trào tại cơ sở, tại các doanh nghiệp: các giải thể thao, văn nghệ quần chúng, hội thi, hội diễn...
- Xây dựng chương trình truyền hình, truyền thanh văn hóa công nhân. Thực hiện các phóng sự chuyên sâu về một số hoạt động như: Việc đọc sách báo của công nhân lao động trong KCN, các hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho CNLĐ.
- Phát triển mô hình “Tổ tự quản” khu nhà trọ công nhân cùng với việc tham gia các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ công nhân lao động vào ngoài giờ làm việc tại các khu nhà trọ.
- Phát triển, duy trì sinh hoạt nhóm công nhân nòng cốt trong khu nhà trọ, tổ chức sinh hoạt nhóm để tiếp nhận thông tin, tuyên truyền các chế độ chính sách với người lao động, tư vấn, giải đáp những thắc mắc, đề xuất của CNLĐ.
- Hướng dẫn, triển khai để các doanh nghiệp tích cực đăng ký và thực hiện đạt chuẩn văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa và tác phong công nghiệp trong công nhân.
- Tổ chức bình xét công nhận doanh nghiệp văn hóa, tôn vinh khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, các doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ chính sách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
5. Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tác phong lao động công nghiệp trong công nhân.
- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn chính sách pháp luật để trang bị kiến thức cho CNLĐ có lập trường tư tưởng vững vàng; có ý chí vượt khó vươn lên, lập thân, lập nghiệp. Nếp sống lành mạnh, tích cực tham gia hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; không mắc các tệ nạn xã hội. Chấp hành nghiêm pháp luật, nội quy, quy định của doanh nghiệp và địa phương nơi cư trú.
- Triển khai có hiệu quả các Chương trình, Nghị quyết, Đề án của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về đào tạo nghề, giải quyết việc làm đến với công nhân, tạo điều kiện khuyến khích CNLĐ tích cực học tập nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, kỷ luật, năng suất, chất lượng, hiệu quả.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Là cơ quan thường trực chủ trì thực hiện Kế hoạch; phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du dịch, Ban quản lý các KCN và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ KCN.
- Hàng năm, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
- Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh có liên quan chỉ đạo các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng nếp sống văn hóa trong công nhân.
- Chỉ đạo Công đoàn các KCN tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong các KCN.
- Tổ chức sơ, tổng kết phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong các KCN.
2. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục tuyên truyền, triển khai các văn bản hướng dẫn chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” theo quy định tại Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban quản lý các KCN, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân KCN.
- Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, Ban quản lý các KCN hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong KCN.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với các Sở ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa cho người lao động và người sử dụng lao động trong KCN.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật lao động.
- Phối hợp với các Sở ngành thực hiện các giải pháp xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp KCN.
4. Ban quản lý các KCN
- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai các hoạt động về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân tại các KCN; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh khảo sát đánh giá tình hình đời sống văn hóa tinh thần của người lao động trong các KCN.
- Chủ trì thực hiện điều tra, thu thập sự phản biện của các doanh nghiệp về kết quả tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ KCN.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh thẩm định kinh phí, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Hướng dẫn việc xây dựng dự toán kinh phí và quản lý sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban quản lý các KCN, các Sở ngành có liên quan chỉ đạo việc xây dựng và nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục trên cổng thông tin điện tử của tỉnh về xây dựng đời sống văn hóa tinh thần công nhân trong các KCN.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam.
Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban quản lý các KCN, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa tin, phóng sự, xây dựng chuyên trang, chuyên mục phản ánh hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần công nhân KCN; nêu gương các doanh nghiệp, doanh nhân, công nhân lao động điển hình tiên tiến.
8. UBND các huyện, thành phố và các Sở ngành có liên quan
Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban quản lý các KCN, Sở Lao động Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch.
9. Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp
- Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ tại doanh nghiệp.
- Đăng ký, tổ chức triển khai xây dựng “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.
- Chủ trì phối hợp với Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho CNLĐ, các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa công nhân tại doanh nghiệp.
- Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, bố trí kinh phí hoạt động phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại doanh nghiệp.
Giám đốc các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh thông qua Liên đoàn Lao động tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 73/2013/NQ-HĐND quy định cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Kế hoạch 3001/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp đến năm 2020” do tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (giai đoạn 1) - tỷ lệ 1/500 Thành phố Hà Nội
- 5Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1934/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Chỉ thị 52-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Nghị quyết 73/2013/NQ-HĐND quy định cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 09/2013/QĐ-UBND quy định hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa", "Đơn vị đạt chuẩn văn hóa", "Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Kế hoạch 3001/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp đến năm 2020” do tỉnh Bình Dương ban hành
- 5Chỉ thị 52-CT/TW năm 2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất
- 6Quyết định 2305/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (giai đoạn 1) - tỷ lệ 1/500 Thành phố Hà Nội
- 7Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1934/QĐ-TTg về Kế hoạch triển khai Chỉ thị 52-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Kế hoạch 956/KH-UBND năm 2016 về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 956/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Phạm Sỹ Lợi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra