Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 03 tháng 6 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 8141/CTT-BNN ngày 24/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, như sau:
1. Mục đích
Mở rộng diện tích ứng dụng IPM trên các loại cây trồng chủ lực nhằm tăng hiệu quả sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững; góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.
2. Yêu cầu
Nội dung, nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải cụ thể, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi cao và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện.
1. Mục tiêu tổng quát
Giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, nhất là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, an toàn thực phẩm; tăng hiệu quả sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
Hàng năm đào tạo 30 giảng viên chính cấp tỉnh, huyện thông qua khóa đào tạo giảng viên (TOT) để có đủ nguồn năng lực tổ chức các lớp huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS) về IPM trong sản xuất đại trà.
Thực hiện lồng ghép các lớp tập huấn mùa vụ của khuyến nông để tuyên truyền, phổ biến kiến thức IPM trên các cây trồng chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao đến người sản xuất (hàng năm tổ chức 01 lớp tại tỉnh, 07 lớp tại huyện và 500 lớp tại các xã);
Xây dựng 30 mô hình cấp tỉnh, 108 mô hình cấp huyện áp dụng IPM trên các loại cây trồng chủ lực.
Trên 80% số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả quản lý dịch hại IPM vào sản xuất.
Diện tích sản xuất các cây lúa, ngô, lạc, rau, chè, cây ăn quả có trên 80% ứng dụng IPM; trên 70% số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM; giảm lượng thuốc hóa học, giảm lượng phân đạm, giảm lượng giống, giảm lượng nước tưới và tăng hiệu quả sản xuất.
1. Nâng cao nhận thức của người sản xuất và cộng đồng
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đồng bộ việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật IPM, thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, phổ biến Luật Trồng trọt, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật... các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng giống, thuốc BVTV, phân bón,… tới người sản xuất trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,...), các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Tuyên Quang; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Trung tâm Văn hóa, truyền thông và thể thao huyện; hệ thống truyền thanh xã, thôn…).
Xây dựng các tin, bài, phóng sự, chuyên mục khuyến nông về IPM để phổ biến rộng rãi tới người sản xuất các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật IPM; các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, VietGAP, các quy trình sản xuất bền vững, sản xuất hữu cơ, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI....
Tổ chức hội nghị, hội thi tìm hiểu về IPM để tuyên truyền vận động người dân áp dụng các nguyên tắc, hướng dẫn kỹ thuật IPM; nâng cao nhận thức của người sản xuất về công tác quản lý, sử dụng thuốc BVTV, phân bón nhằm giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất đối với sức khỏe cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững.
Xây dựng tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), in tờ rơi, poster tuyên truyền... để phổ biến kiến thức IPM trên các cây trồng chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao đến người sản xuất; phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nhằm giảm sự gây hại của dịch hại, bảo vệ sản xuất.
2. Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nông dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên cấp tỉnh, cấp huyện thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo giảng viên (TOT), các lớp huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS) về IPM trong sản xuất đại trà cho người trực tiếp sản xuất, các chủ trang trại, Hợp tác xã…; nâng cao kỹ năng, kỹ thuật cho cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật, khuyến nông và đội ngũ nông dân nòng cốt về IPM thông qua các lớp học hiện trường và thực nghiệm trên đồng ruộng; tạo điều kiện để lực lượng này phát huy vai trò hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng thực hiện các hoạt động IPM.
Tham gia các hoạt động phối hợp, liên kết với các trường, các viện để nghiên cứu về chương trình IPM.
Bổ sung, hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống theo dõi, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, giám sát dịch hại, giám sát phòng trừ nhằm đáp ứng kịp thời, chính xác thông tin phục vụ công tác quản lý dịch hại trên cây trồng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; lấy mẫu phân tích chất lượng, dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả, chè.
3. Xây dựng mô hình ứng dụng IPM
Thực hiện chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật IPM vào đồng ruộng: Sử dụng giống mới có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu rét, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương; sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc, pheromone, bẫy bả diệt sâu hại...; sử dụng các biện pháp che phủ đất, xử lý rơm rạ để cải tạo đất, trồng cây che bóng, cây che phủ đất, luân canh cây trồng để tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững nhằm giảm sử dụng thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng.
Xây dựng mô hình áp dụng IPM trong giai đoạn 2021-2025 (30 mô hình cấp tỉnh, 108 mô hình cấp huyện) trên các loại cây trồng chủ lực: Lúa, ngô, lạc, rau, chè, cây ăn quả trên địa bàn các huyện, thành phố. Cụ thể như sau:
- Đối với cây lương thực (cây lúa, ngô)
Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững nhằm giảm sử dụng hóa chất, giảm nước tưới, giảm phát thải khí nhà kính, tăng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, luân canh cây trồng, sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, xử lý rơm rạ để cải tạo đất, sử dụng giống chống chịu.
Số lượng mô hình: Cấp tỉnh: 02 mô hình/năm; cấp huyện: 02 mô hình/huyện/năm.
- Đối với cây công nghiệp ngắn ngày (cây lạc)
Xây dựng mô hình áp dụng quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh thái. Hạn chế sử dụng hóa chất, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm sinh học, các biện pháp che phủ đất bằng rơm rạ, nilon...
Số lượng mô hình: Cấp tỉnh: 01 mô hình/năm; cấp huyện (thực hiện tại huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, Sơn Dương): 01 mô hình/huyện/năm.
- Đối với cây rau
Xây dựng mô hình áp dụng các quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ, phân vi sinh, thuốc thảo mộc, pheromone, bẫy bả diệt sâu hại... giảm sử dụng hóa chất.
Số lượng mô hình: Cấp tỉnh: 01 mô hình/năm; cấp huyện (thực hiện tại huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Thành phố Tuyên Quang): 01 mô hình/huyện/năm.
- Đối với cây công nghiệp dài ngày (cây chè)
Xây dựng mô hình áp dụng quản lý dịch hại, hạn chế sử dụng hóa chất, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm sinh học kiểm soát dịch hại, xen canh cây che bóng, cây che phủ đất.
Số lượng mô hình: Cấp tỉnh: 01 mô hình/năm; cấp huyện (thực hiện tại huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang): 01 mô hình/huyện/năm.
- Đối với cây ăn quả (cây cam, bưởi, chanh, chuối…)
Xây dựng mô hình áp dụng quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh thái, hạn chế sử dụng hóa chất, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm sinh học...
Số lượng mô hình: Cấp tỉnh: 01 mô hình/năm; cấp huyện (thực hiện tại huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn): 01 mô hình/huyện/năm.
Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá các mô hình, tuyên truyền nhân rộng các mô hình IPM đảm bảo hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và xã hội.
4. Nhân rộng áp dụng IPM trong sản xuất đại trà
Mở rộng áp dụng phương pháp “nông dân huấn luyện nông dân” với các chủ đề về IPM, thâm canh cây trồng bền vững, giảm thiểu nguy cơ do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...).
Tuyên truyền kết quả mô hình IPM và mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tới cộng đồng thôn, bản, xã thông qua tổ chức các hội nghị đầu bờ, hệ thống truyền thanh cơ sở và lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, Câu lạc bộ IPM...
Mở rộng ứng dụng IPM trên cây lúa, ngô, lạc, rau, chè, cây ăn quả,... tại các xã nông thôn mới, các xã có mô hình sản xuất cánh đồng lớn trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực của người sản xuất, ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương.
5. Phát động phong trào toàn dân thực hiện IPM
Xây dựng Quy chế phối hợp với các đoàn thể cấp tỉnh: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên ...
Phát động phong trào toàn dân thực hiện IPM trên cây trồng từ tỉnh đến cơ sở gắn với phong trào thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Tổ chức Hội thi tìm hiểu về IPM cấp huyện, cấp tỉnh để tuyên truyền về ứng dụng IPM vào sản xuất.
Thành lập Tổ dịch vụ BVTV gắn với thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV tại các huyện, thành phố. Tổ dịch vụ BVTV thực hiện việc kiểm tra thăm đồng, tổ chức phun phòng trừ dịch hại cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc BVTV; quản lý tốt việc sử dụng, nâng cao nhận thức cho người nông dân về sử dụng thuốc BVTV đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái.
Thực hiện thí điểm mô hình câu lạc bộ IPM tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Câu lạc bộ IPM là tổ chức tự nguyện với sự tham gia của các hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để trao đổi những bài học kinh nghiệm, tuyên truyền và phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thu gom; lắp đặt bể chứa và xử lý tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện lồng ghép các chính sách đã ban hành, các chương trình, dự án để hỗ trợ: Tuyên truyền, xây dựng và in ấn tài liệu, tờ rơi, xây dựng các mô hình ứng dụng IPM; đào tạo, tập huấn, thành lập và duy trì hoạt động của Tổ dịch vụ BVTV, Câu lạc bộ IPM; thu gom, tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng; đầu tư các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác BVTV…
(Nội dung thực hiện có biểu chi tiết kèm theo)
Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông và các quy định của pháp luật hiện hành;
Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
Nghị quyết số 19/2017/NQ-HĐND ngày 06/12/2017 của HĐND tỉnh Quy định chế độ chi công tác phí, chế độ chi hội nghị, chế độ chi tiếp khách áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 05/9/2020 của HĐND tỉnh quy định nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành một số định mức chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Văn bản số 3700/UBND-VX ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về chi trả chế độ nhuận bút theo Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 Chính phủ.
Tổng vốn thực hiện: 42,967 tỷ đồng, Trong đó:
- Ngân sách tỉnh: 4,943 tỷ đồng.
- Nguồn sự nghiệp môi trường: 5,0 tỷ đồng.
- Ngân sách huyện: 11,294 tỷ đồng.
- Nhân dân đóng góp: 20,730 tỷ đồng.
- Trung ương hỗ trợ: 1,0 tỷ đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Hàng năm xây dựng dự toán chi tiết kinh phí cấp tỉnh thực hiện các hoạt động: Tuyên truyền, tập huấn, in ấn tài liệu, tờ rơi, poster tuyên truyền, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật IPM trên cây lúa, ngô, chè, lạc, rau, cây ăn quả.. sổ tay hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); tổ chức các khóa TOT đào tạo giảng viên chính IPM; xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật IPM để quản lý dịch hại bền vững, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV, giảm giống, giảm phân bón và giảm nước tưới; tổ chức hội nghị để tuyên truyền nhân rộng; tổ chức lắp đặt bể chứa và tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV...gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể cấp tỉnh xây dựng và ký kết quy chế phối hợp thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch; phối hợp với UBND huyện, thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.
Trên cơ sở đề án, cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch, nguồn vốn đầu tư để tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Hàng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí để triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
- Hướng dẫn các huyện, thành phố bố trí kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng danh mục đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ về đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc lắp đặt, vận chuyển vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan ưu tiên các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm nông nghiệp có ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản gắn với chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
7. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Hàng năm bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo từng nội dung kế hoạch: Tuyên truyền, tập huấn, xây dựng các mô hình cấp huyện ứng dụng IPM trên các cây trồng chính; tổ chức các lớp huấn luyện nông dân nòng cốt IPM; tổ chức hội nghị đầu bờ để tuyên truyền, nhân rộng trong cộng đồng; xây dựng bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và thực hiện thu gom tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...) tuyên truyền vận động, phát động phong trào ứng dụng IPM vào sản xuất, xây dựng các chương trình phối hợp hướng dẫn nông dân mở rộng ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM vào sản xuất trồng trọt; đồng thời kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện.
- Tổ chức phát động các phong trào toàn dân ứng dụng IPM, thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, hội thi tìm hiểu về IPM cấp huyện.
- Thành lập, hỗ trợ và giám sát hoạt động Tổ dịch vụ BVTV, Câu lạc bộ IPM tại một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các mô hình áp dụng IPM trên cây trồng cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức nhân rộng các mô hình IPM.
- Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Phối hợp với chính quyền, ngành chức năng tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trong ứng dụng IPM để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm an toàn, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Thực hiện vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội trong việc ứng dụng IPM vào sản xuất nông nghiệp; kịp thời phát hiện và đấu tranh hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu ứng dụng IPM vào sản xuất trong các tổ chức Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên…
Yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, yêu cầu các cơ quan, đơn vị kịp thời gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÁC CÂY TRỒNG CHỦ LỰC, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 92/KH - UBND ngày 03/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Địa điểm |
|
| ||||
1.1 | Tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật Trồng trọt và một số VBQPPL khác về quản lý giống, thuốc BVTV, phân bón; IPM, VietGAP, SRI, hữu cơ… | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2025 | Trên địa bàn tỉnh |
1.2 | Tuyên truyền, phổ biến lồng ghép với tập huấn sản xuất theo mùa vụ của Khuyến nông tại huyện, xã | UBND huyện, thành phố | Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2025 | Trên địa bàn tỉnh |
1.3 | Xây dựng các chuyên mục, tin bài, phóng sự để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2025 | Trên địa bàn tỉnh |
1.4 | Xây dựng tin, bài tuyên truyền trên Bản tin Khuyến nông | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên Quang; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2025 | Trên địa bàn tỉnh |
1.5 | Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp huyện | UBND huyện, thành phố | Các đơn vị có liên quan | Năm 2021- 2025 | Trên địa bàn tỉnh |
1.6 | Biên soạn tài liệu tập huấn IPM cho cây lúa, ngô, lạc, rau, chè, cây ăn quả | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2022 |
|
1.7 | Biên soạn hướng dẫn kỹ thuật IPM cho cây lúa, ngô, lạc, rau, chè, cây ăn quả | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Các đơn vị liên quan | Năm 2021 |
|
1.8 | Biên soạn sổ tay hướng dẫn quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2025 |
|
1.9 | In tờ rơi, Poster, sổ tay hướng dẫn IPM | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Các đơn vị liên quan | Năm 2022 |
|
Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nông dân |
| ||||
2.1 | Đào tạo giảng viên chính (TOT) | Sở Nông nghiệp và PTNT | Cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2022 | Tại thành phố Tuyên Quang |
2.2 | Tổ chức huấn luyện nông dân nòng cốt (FFS) | UBND huyện, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông) | Năm 2021- 2022 | Tại các huyện, thành phố |
2.3 | Tập huấn nhân rộng áp dụng IPM trong sản xuất đại trà "nông dân huấn luyện nông dân" | UBND huyện, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông) | Năm 2022- 2025 | Tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh |
2.4 | Học tập kinh nghiệm tỉnh bạn về tổ chức triển khai ứng dụng IPM vào sản xuất | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các đơn vị liên quan | Năm 2022 | Tại một số tỉnh đang thực hiện IPM |
2.5 | Hiện đại hóa hệ thống theo dõi, điều tra, phát hiện, dự tính dự báo quản lý dịch hại | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Các đơn vị liên quan | Năm 2022 | Tại các huyện, thành phố |
|
|
| |||
3.1 | Mô hình cấp tỉnh |
|
|
| |
- | Mô hình IPM trên cây trồng chủ lực (lúa, ngô, lạc, rau, chè, cây ăn quả) | Sở Nông nghiệp và PTNT | Cục BVTV, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; UBND huyện, thành phố; Các đơn vị liên quan | Từ 2021-2025 | Trên địa bàn tỉnh |
3.2 | Mô hình cấp huyện |
|
|
|
|
- | Mô hình IPM trên cây lương thực(Cây lúa, ngô) | UBND huyện, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Trồng trọt và BVTV, Trung tâm Khuyến nông) | Từ 2022-2025 | Tại 07 huyện, thành phố |
- | Mô hình IPM trên cây công nghiệp ngắn ngày(Cây lạc) | Tại huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình, Sơn Dương | |||
- | Mô hình IPM trên cây rau | Tại huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang | |||
- | Mô hình IPM trên cây công nghiệp dài ngày(Cây chè) | Tại huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, thành phố Tuyên Quang | |||
- | Mô hình IPM trên cây ăn quả(Cây cam, bưởi, chanh, chuối…) | Tại huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa | |||
|
| ||||
4.1 | Xây dựng quy chế phối hợp với các đoàn thể tỉnh thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên địa bàn tỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các cơ quan đoàn thể tỉnh; Các đơn vị liên quan | Năm 2021 |
|
4.2 | Phát động các phong trào toàn dân thực hiện IPM gắn với thu gom vỏ bao bì thuốc BVTVsau sử dụng cấp tỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2025 | Mỗi năm chọn 01 địa điểm |
4.3 | Phát động các phong trào toàn dân thực hiện IPM gắn với thu gom vỏ bao bì thuốc BVTVsau sử dụng cấp huyện, xã | UBND huyện, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2025 | Tại các huyện, xã trên địa bàn tỉnh |
4.4 | Tổ chức hội thi tìm hiểu về IPM | Hội nông dân tỉnh | Sở Nông nghiệp và PTNT; Các đơn vị liên quan | Năm 2023- 2024 | Tại các huyện và tỉnh |
4.5 | Xây dựng mô hình Tổ dịch vụ BVTV ở cơ sở | UBND huyện, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT; Các đơn vị liên quan | Năm 2022- 2025 | Tại các xã trên địa bàn tỉnh |
4.6 | Xây dựng thí điểm mô hình câu lạc bộ IPM tại các xã, phường, thị trấn | UBND huyện, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT; Các đơn vị liên quan | Năm 2022- 2025 | Trên địa bàn tỉnh |
4.7 | Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn; Các đơn vị liên quan | Năm 2021-2025 | Trên địa bàn tỉnh |
4.8 | Lắp đặt bể chứa; thu gom, tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn; Các đơn vị liên quan | Năm 2021- 2025 | Trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT | Các đơn vị liên quan | Năm 2021 | Sở Nông nghiệp và PTNT | ||
Sở Nông nghiệp và PTNT | Các đơn vị liên quan | Năm 2025 | Sở Nông nghiệp và PTNT |
- 1Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng giai đoạn 2021-2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 1105/KH-UBND năm 2021 về tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4Kế hoạch 2080/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình "Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Cao Bằng"
- 5Quyết định 3433/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch “Đẩy mạnh ứng dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu ở địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030"
- 6Kế hoạch 766/KH-UBND năm 2021 về đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025
- 7Quyết định 2510/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt danh mục cây trồng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao được áp dụng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 48/2020/NQ-HĐND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 8Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2024
- 9Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2023 về thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2030
- 1Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 2Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 16/2015/QĐ-UBND về định mức chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Luật Trồng trọt 2018
- 5Nghị quyết 19/2017/NQ-HĐND về quy định chế độ chi công tác phí, hội nghị, tiếp khách áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 7Thông tư 76/2018/TT-BTC hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 75/2019/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND quy định về nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Chỉ thị 8141/CT-BNN-BVTV năm 2020 về tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2021 triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng giai đoạn 2021-2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- 12Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng xuất khẩu của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 13Kế hoạch 1105/KH-UBND năm 2021 về tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 14Kế hoạch 2080/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Chương trình "Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021-2025 tại tỉnh Cao Bằng"
- 15Quyết định 3433/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch “Đẩy mạnh ứng dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu ở địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030"
- 16Kế hoạch 766/KH-UBND năm 2021 về đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với một số cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025
- 17Quyết định 2510/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt danh mục cây trồng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao được áp dụng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết 48/2020/NQ-HĐND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 18Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2022-2024
Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 92/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Thế Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra