- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 3Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 48-CT/TW năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị quyết 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 do Quốc hội ban hành
- 6Kết luận 64-KL/TW năm 2013 tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Hiến pháp 2013
- 8Nghị quyết 63/2013/QH13 tăng cường biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm do Quốc hội ban hành
- 9Nghị quyết 96/2015/QH13 tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do Quốc hội ban hành
- 10Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 11Quyết định 1681/QĐ-TTg năm 2016 về Chương trình thực hiện Nghị quyết 96/2015/QH13 về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 27 tháng 10 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG OAN, SAI VÀ BẢO ĐẢM BỒI THƯỜNG CHO NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Thực hiện Quyết định số 1681/QĐ-TTg ngày 30/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị hại trong hoạt động tố tụng hình sự; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 96/2015/QH13 và Chương trình thực hiện Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm kiên quyết không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Khi xác định đã có oan thì phải nhanh chóng, kịp thời minh oan, bồi thường cho người bị oan theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống tội phạm, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, nhất là công tác phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh trong thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội.
II. Nhiệm vụ, công tác trọng tâm
1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phòng, chống tội phạm, phòng, chống oan, sai, nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình hoặc có hành vi xâm hại đến danh dự nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân dưới mọi hình thức.
2. Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố bảo đảm kịp thời, đúng pháp luật. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can phải thận trọng, chặt chẽ, có căn cứ và đúng pháp luật. Cơ quan điều tra áp dụng đúng các biện pháp ngăn chặn, hạn chế tối đa các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó phải chuyển xử lý hành chính; không để xảy ra bức cung, dùng nhục hình, chết do tự sát, do đánh nhau tại các cơ sở giam, giữ.
Tuân thủ tuyệt đối các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong điều tra vụ án, bảo đảm khách quan, toàn diện; quá trình điều tra phải làm rõ các chứng cứ buộc tội và gỡ tội, xác định đúng sự thật của vụ án; khắc phục việc làm oan người vô tội, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót; nghiêm cấm việc đình chỉ điều tra không đúng pháp luật tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; tạo điều kiện thuận lợi để luật sư tham gia các vụ án theo quy định của pháp luật.
3. Các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương giải quyết các vụ án phức tạp, được dư luận quan tâm. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong việc phân loại, xử lý tin báo tố giác tội phạm và khởi tố vụ án hình sự; giải quyết tốt công tác khiếu nại, tố cáo, nhất là các đơn, thư kêu oan, đơn tố cáo bức cung, dùng nhục hình. Nếu để xảy ra oan thì phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm đối với người sai phạm, xem xét trách nhiệm người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại và trách nhiệm liên đới của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đã gây ra thiệt hại.
4. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội thực hiện đúng thẩm quyền tố tụng theo luật định.
5. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều tra, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, nhất là cán bộ làm công tác điều tra, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, công tác giám định tư pháp... Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động thực tiễn qua đó rút kinh nghiệm trong chỉ đạo và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án cụ thể.
III. Nội dung thực hiện
1. Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân và các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác tư pháp. Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến công tác phòng chống tội phạm và đảm bảo bồi thường cho người bị hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các đơn vị thuộc Cơ quan điều tra.
2. Chấn chỉnh công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thường xuyên kiểm tra hướng dẫn cụ thể rõ ràng trong hoạt động điều tra; nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên và cán bộ điều tra trong thi hành pháp luật, đặc biệt là các biện pháp ngăn chặn, biện pháp hạn chế quyền con người. Việc đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự phải bảo đảm chặt chẽ, có đủ căn cứ, tránh việc bị lạm dụng dẫn đến oan, sai. Các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các vụ án phức tạp phải thường xuyên phối hợp liên ngành để giải quyết, nếu vẫn còn quan điểm khác nhau thì thực hiện việc thỉnh thị theo quy chế phối hợp liên ngành để bảo đảm kịp thời, đúng đắn.
3. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết các đơn kêu oan, khiếu nại kéo dài, đơn tố cáo vi phạm trong hoạt động điều tra và các vụ án mà Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; giải quyết kịp thời đơn tố cáo về bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra. Nếu phát hiện có trường hợp bị oan thì có biện pháp giải quyết dứt điểm, chủ động, tích cực trong việc thương lượng đối với người có đơn yêu cầu bồi thường; thẩm định hồ sơ yêu cầu bồi thường, hạn chế tối đa các trường hợp bồi thường chưa thỏa đáng dẫn đến khiếu kiện kéo dài, phức tạp, vượt cấp; nghiêm túc xem xét trách nhiệm đối với người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước. Đồng thời đánh giá, rút kinh nghiệm và thông báo đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để giáo dục, phòng ngừa chung, đặc biệt là các sai phạm.
4. Thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm và trách nhiệm công vụ cho lực lượng thực thi pháp luật. Xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán ở cả hai cấp đủ về số lượng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tinh thông nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có quan điểm khách quan toàn diện trong điều tra, truy tố, xét xử. Bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực sở trường; tăng cường lực lượng Điều tra viên cho Cơ quan điều tra cấp huyện, kiên quyết loại bỏ cán bộ kém về đạo đức, yếu về chuyên môn; khắc phục tình trạng quá tải, tránh áp lực quá nhiều công việc đối với Điều tra viên dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Kiện toàn bộ máy Cơ quan điều tra các cấp cho phù hợp thực tiễn; đề cao trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong hoạt động điều tra hình sự, xử lý nghiêm người thi hành công vụ và trách nhiệm liên đới của Thủ trưởng đơn vị mắc sai phạm.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, nhất là việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra; kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót và những vụ có dấu hiệu oan, sai để có biện pháp chấn chỉnh, không để kéo dài gây hậu quả xấu. Làm tốt công tác hướng dẫn chỉ đạo hoạt động điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan điều tra cấp trên với Cơ quan điều tra cấp dưới, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phòng ngừa oan, sai ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tiếp nhận và nghiên cứu các kiến nghị của luật sư, người bào chữa trong điều tra vụ án để bảo đảm khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
6. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ chiến sỹ thuộc Cơ quan điều tra các cấp. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường trang bị phương tiện khoa học kỹ thuật trong công tác điều tra, xử lý tội phạm. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp; đầu tư kinh phí nâng cấp trang thiết bị cho hoạt động điều tra bảo đảm hiệu quả, chống bức cung, dùng nhục hình, phòng chống oan, sai trong công tác điều tra, xử lý vụ án hình sự.
IV. Phân công thực hiện
1. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác đảm bảo an ninh trật tự, trọng tâm là Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội khóa XIII về “Tăng cường công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác Thi hành án năm 2013”; Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội về “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm” đặc biệt là quán triệt Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội và Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Chính phủ. Thực hiện đề án của Bộ Công an về nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chủ động phòng ngừa, phát hiện điều tra tội phạm, truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú; thi hành án hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, kiên quyết không để xảy ra oan, sai trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an tỉnh.
- Nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Triển khai thực hiện đề án của Bộ Công an về nâng cấp trang thiết bị cho hoạt động điều tra, khám nghiệm hiện trường, giám định tư pháp, nhất là các thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh để ghi nhận chứng cứ, chống bức cung, dùng nhục hình.
- Thực hiện việc bảo đảm quyền, nghĩa vụ của luật sư, người bào chữa khi tham gia Tố tụng theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận, nghiên cứu các kiến nghị của luật sư, người bào chữa trong quá trình điều tra, thu thập đánh giá chứng cứ nhằm bảo đảm kết luận điều tra vụ án khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác đúng pháp luật. Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra phát hiện chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, xử lý tội phạm; xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm và xử lý trách nhiệm liên đới của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra oan, sai, bức cung, dùng nhục hình; thường xuyên sơ, tổng kết rút kinh nghiệm công tác điều tra, xử lý tội phạm, trong đó chú ý rút kinh nghiệm các trường hợp mắc sai phạm.
- Thực hiện tốt quy chế phối hợp liên ngành trong tiến hành tố tụng hình sự ở 2 cấp; giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là các đơn thư kêu oan, các đơn tố cáo bức cung, dùng nhục hình.
- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ cho đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật trong hoạt động điều tra. Đồng thời thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp tập huấn và tổ chức tập huấn cho CBCS làm công tác điều tra để nâng cao trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ và tránh mắc sai phạm.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật ở các địa bàn đóng quân, khu vực giáp ranh, trên biển. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành theo Nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng; làm tốt công tác tiếp nhận, phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan tư pháp giải quyết các tố giác, tin báo tội phạm và khởi tố vụ án hình sự đúng pháp luật, đúng thẩm quyền; giải quyết tốt, kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các đơn thư kêu oan.
3. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi, đôn đốc, triển khai các dự án luật, pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật. Phổ biến, tuyên truyền Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước (sửa đổi); có kế hoạch phát triển đội ngũ luật sư, nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, giám sát luật sư trong việc tuân thủ pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý.
4. Thanh tra tỉnh
Tổ chức tốt công tác thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trên lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì kịp thời chuyển đến Cơ quan điều tra để xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh tăng cường công tác quản lý, đào tạo cán bộ để nâng cao chất lượng công tác giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Đồng thời rà soát, bố trí đủ cán bộ để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ giám định trong tố tụng hình sự thời gian tới.
6. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa XI về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” và việc xây dựng đề án vị trí việc làm, đảm bảo biên chế phù hợp cho các cơ quan chuyên trách về đấu tranh phòng, chống tội phạm và chế độ chính sách đối với cán bộ theo quy định; đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Chủ trì và phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội”, trước mắt có kế hoạch nâng cấp trang thiết bị cho hoạt động điều tra, khám nghiệm hiện trường, giám định tư pháp, thực hiện đề án cung cấp thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh để ghi nhận chứng cứ, chống bức cung, dùng nhục hình, cũng như nâng cấp các cơ sở giam, giữ đã xuống cấp theo phân cấp của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời bố trí kinh phí thường xuyên cho hoạt động tố tụng hình sự theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Bảo đảm các cơ quan của ngành Tài chính được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nghiêm thẩm quyền tố tụng do luật định.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bảo đảm các cơ quan thuộc quyền quản lý được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nghiêm thẩm quyền tố tụng do luật định, không bỏ lọt tội phạm, bảo đảm không để xảy ra oan, sai và nâng cao chất lượng điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền.
9. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh
Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật trong điều tra, xử lý các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Nâng cao chất lượng công tác phối hợp liên ngành trong tiến hành tố tụng hình sự. Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự phải tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm để đề xuất, kiến nghị những biện pháp khắc phục và phòng ngừa; tăng cường xét xử lưu động nhằm giáo dục, răn đe tội phạm và tuyên truyền pháp luật, thúc đẩy phong trào đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhân dân.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
Phối hợp với Công an tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện tốt vai trò chức năng giám sát của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân trong việc thực hiện kế hoạch, góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân, nhất là các địa bàn đông dân cư, vùng sâu, vùng xa, địa bàn giáp ranh, đặc biệt là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có đông công nhân lao động, khu nhà ở, nhà trọ; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm. Tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm, đồng thời vận động người thân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
11. Thủ trưởng các sở, ban, ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tội phạm. Chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu về phòng, chống tội phạm, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình quản lý.
12. UBND các huyện, thành phố
Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, giao cho lực lượng Công an là nòng cốt trong triển khai thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 96/2015/QH13 và Chương trình thực hiện Nghị quyết của Chính phủ tại địa phương. Trọng tâm là kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, làm giảm các loại tội phạm nguy hiểm; nâng cao tỷ lệ phát hiện, khám phá các loại tội phạm; đảm bảo thực hiện công tác thi hành án. Quan tâm công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là những đơn kêu oan, những tố cáo bức cung, dùng nhục hình.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, có trách nhiệm giải quyết liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự, người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm liên đới khi để xảy ra oan, sai, để xảy ra việc bức cung, dùng nhục hình, bỏ lọt tội phạm, bao che cho cán bộ do mình quản lý có hành vi sai phạm trong hoạt động tố tụng hình sự.
V. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ Nghị quyết số 96/2015/QH13, Quyết định số 1681/QĐ-TTg ngày 30/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung đã đề ra.
2. Công tác báo cáo, thống kê việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm bảo đảm kịp thời, chính xác, phục vụ cho việc đánh giá, xây dựng kế hoạch tiếp theo. Định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để tập hợp báo cáo Chính phủ. Thời gian thống kê số liệu báo cáo hàng năm được tính từ ngày 01/10 năm trước đến 30/9 của năm báo cáo.
3. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện kế hoạch này; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ đúng quy định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 845/KH-UBND năm 2016 về triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Kế hoạch 2220/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Bộ luật tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2016 về triển khai thi hành Bộ luật tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 96/2015/QH13 về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do tỉnh Phú Yên ban hành
- 5Kế hoạch 4991/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1681/QĐ-TTg về Chương trình thực hiện Nghị quyết 96/2015/QH13 về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do tỉnh Gia Lai ban hành
- 6Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 7Kế hoạch 587/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1681/QĐ-TTg về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do tỉnh An Giang ban hành
- 8Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phòng chống oan sai và nâng cao hiệu quả công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 3Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 48-CT/TW năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị quyết 37/2012/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013 do Quốc hội ban hành
- 6Kết luận 64-KL/TW năm 2013 tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Hiến pháp 2013
- 8Nghị quyết 63/2013/QH13 tăng cường biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm do Quốc hội ban hành
- 9Nghị quyết 96/2015/QH13 tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do Quốc hội ban hành
- 10Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 11Kế hoạch 845/KH-UBND năm 2016 về triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 12Kế hoạch 2220/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Bộ luật tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 13Kế hoạch 65/KH-UBND năm 2016 về triển khai thi hành Bộ luật tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 14Quyết định 1681/QĐ-TTg năm 2016 về Chương trình thực hiện Nghị quyết 96/2015/QH13 về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 96/2015/QH13 về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do tỉnh Phú Yên ban hành
- 16Kế hoạch 4991/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1681/QĐ-TTg về Chương trình thực hiện Nghị quyết 96/2015/QH13 về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do tỉnh Gia Lai ban hành
- 17Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 18Kế hoạch 587/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1681/QĐ-TTg về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự do tỉnh An Giang ban hành
- 19Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; phòng chống oan sai và nâng cao hiệu quả công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Kế hoạch 90/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết về tăng cường biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị hại trong hoạt động tố tụng hình sự do tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 90/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định