- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 3Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 1420/BTP-TGPL năm 2022 thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý theo Quyết định 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Bộ Tư pháp ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/KH-UBND | Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Văn bản số 1420/BTP-TGPL ngày 05/05/2022 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023 - 2025, như sau:
1. Mục tiêu
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý; nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; nhất là trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố.
- Bảo đảm công bằng trong tiếp cận công lý của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng các mô hình điểm giúp đồng bào kịp thời tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gặp vướng mắc, tranh chấp pháp luật.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động trong kế hoạch bám sát nội dung theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 và Văn bản số 1420/BTP-TGPL ngày 05/05/2022 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố.
- Các nội dung trợ giúp pháp lý phải được tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác để tạo thuận lợi, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả.
Hàng năm tổ chức từ 20 đến 25 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật trực tiếp cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc Thành phố; Các Hội, đoàn thể; Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các buổi truyền thông về trợ giúp pháp lý và phổ biến pháp luật được thực hiện; người dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi biết về trợ giúp pháp lý và cách thức để thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý.
Hoạt động 1: Mỗi năm tổ chức từ 03 đến 05 cuộc tập huấn về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chuyên đề, chuyên sâu cho người làm công tác trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức, năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý được nâng cao.
Hoạt động 2: Mỗi năm tổ chức từ 03 đến 05 cuộc tập huấn điểm về các kỹ năng phối hợp thông tin điểm về trợ giúp pháp lý tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tập huấn về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý điểm cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để có khả năng thông tin, giải thích về trợ giúp pháp lý cho người dân và giới thiệu người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh thuộc Trung tâm khi gặp vướng mắc pháp luật, làm cầu nối giữa người dân với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh thuộc Trung tâm.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước)
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân xã, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức; già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các tổ chức và cá nhân có liên quan hiếu về trợ giúp pháp lý và giới thiệu người dân thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh thuộc Trung tâm.
3. Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số và miền núi.
Xây dựng các chương trình trên các báo, đài truyền hình, truyền thanh, trang thông tin, phim tài liệu, các chương trình, phóng sự về trợ giúp pháp lý hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc Thành phố; Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình Thành phố; các Báo của Thành phố, Ủy ban nhân dân các huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông như chương trình truyền hình, truyền thanh, các phóng sự, tin, bài,...; nâng cao khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người dân tộc thiểu số và miền núi.
Hoạt động 1: Tổ chức từ 03 đến 05 đợt chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ thuộc các cơ quan có liên quan.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước)
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các đợt chuyên đề được tổ chức.
Hoạt động 2: Tổ chức từ 03 đến 05 đợt chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm cho cán bộ cơ sở, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước)
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân các xã, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các đợt chuyên đề được tổ chức.
Biên soạn, in ấn, phát hành các ấn phẩm có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như bảng thông tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB, tờ gấp trợ giúp pháp lý, sách bỏ túi trợ giúp pháp lý, cẩm nang pháp luật trợ giúp pháp lý, sổ tay trợ giúp pháp lý và các ấn phẩm tài liệu trợ giúp pháp lý khác.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước)
- Đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc Thành phố; Các Hội, đoàn thể; Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Người dân thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp cận các ấn phẩm có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Ban Dân tộc Thành phố và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả đầu ra: Các văn bản hướng dẫn, kết quả kiểm tra.
7. Trao đổi, học tập kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố.
Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố khác về trợ giúp pháp lý cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Các báo cáo kết quả học tập kinh nghiệm.
Ủy ban nhân dân Thành phố giao Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn địa phương để học tập kinh nghiệm; quyết định thành lập Đoàn công tác, thời gian tổ chức học tập kinh nghiệm.
1. Nguồn kinh phí
- Kinh phí thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được bảo đảm từ nguồn ngân sách của Thành phố, từ các chương trình, đề án có liên quan khác.
- Kinh phí đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí
- Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước lập dự toán kinh phí ngân sách hàng năm để thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023 - 2025.
- Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023 - 2025 theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
1. Sở Tư pháp
- Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức triển khai nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023 - 2025 theo Kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hiệu quả theo tiến độ thời gian.
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả gửi Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
2. Ban Dân tộc Thành phố
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan điều tra, thống kê, rà soát, tổng hợp số lượng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố;
- Phối hợp với Sở Tư pháp đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện trợ giúp pháp lý có hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn, đề nghị cơ quan báo chí Hà Nội, các báo Trung ương có Chương trình phối hợp công tác với Thành phố, hệ thống thông tin cơ sở xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, các phóng sự, tin, bài,... tuyên truyền về Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Sở Tài chính
- Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2023 - 2025, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch;
- Hướng dẫn chế độ chi, thanh quyết toán đối với các đơn vị liên quan được giao tại Kế hoạch này theo đúng quy định.
5. Ủy ban nhân dân các huyện
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn;
- Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện được trợ giúp pháp lý, có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước nếu họ có nhu cầu.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Tư pháp tổng hợp) để chỉ đạo giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Báo cáo 102/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2013 và chương trình công tác trọng tâm 3 tháng cuối năm 2013 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Kế hoạch 01/KH-UBND về tổ chức thăm, tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp Tết Đinh Dậu năm 2017
- 3Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2023 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021–2025
- 4Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lai Châu
- 5Quyết định 540/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình
- 6Quyết định 983/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa
- 7Kế hoạch 82/KH-UBND thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 8Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2023 thực hiện nội dung giúp pháp lý tại Nghị quyết 01/NQ-CP do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 3Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 1420/BTP-TGPL năm 2022 thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý theo Quyết định 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Bộ Tư pháp ban hành
- 5Báo cáo 102/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2013 và chương trình công tác trọng tâm 3 tháng cuối năm 2013 do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 01/KH-UBND về tổ chức thăm, tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp Tết Đinh Dậu năm 2017
- 7Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2023 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021–2025
- 8Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lai Châu
- 9Quyết định 540/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình
- 10Quyết định 983/QĐ-UBND năm 2023 công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Trợ giúp pháp lý thuộc thẩm quyền giải quyết Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa
- 11Kế hoạch 82/KH-UBND thực hiện chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 lĩnh vực Thông tin và Truyền thông do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 12Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2023 thực hiện nội dung giúp pháp lý tại Nghị quyết 01/NQ-CP do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2023 thực hiện nội dung về trợ giúp pháp lý của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025
- Số hiệu: 89/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 15/03/2023
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định