Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

 Đồng Tháp, ngày 25 tháng 4 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG LAO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030 TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt là Kế hoạch) như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, nguy hiểm đối với tính mạng cũng như sức khoẻ người mắc bệnh, nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian.

Hiện nay bệnh lao vẫn là một bệnh có nguy cơ mắc và tử vong cao nhất. Ước tính mỗi năm có khoảng 180 nghìn người mắc mới, trong số đó có hơn 5% bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV, khoảng 6000 bệnh nhân lao kháng đa thuốc và trên 20 nghìn người tử vong do lao.

Theo nghiên cứu, mỗi bệnh nhân lao sẽ mất trung bình 3-4 tháng lao động, làm giảm 20-30% thu nhập bình quân của gia đình.

Năm 2012, theo Tổ chức Y tế thế giới có khoảng 1/3 dân số thế giới đã nhiễm lao; 12 triệu người hiện mắc lao; 8,8 triệu người mới mắc lao; 13% số mắc lao có đồng nhiễm HIV; 1,45 triệu tử vong do lao và 650.000 người mắc lao đa kháng thuốc. Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp.

Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc bệnh lao cao, đứng thứ 12 trong 22 nước, đồng thời đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Theo thống kê của Chương trình Chống lao Quốc gia, bệnh lao ở Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ nhưng Đồng Tháp đang có số mắc ở mức cao. Tuy nhiên, kinh phí từ Chương trình Chống lao Quốc gia, các dự án đầu tư cho Đồng Tháp đang bị cắt giảm. Công tác phòng, chống lao của tỉnh còn nhiều khó khăn, về tài chính, nhân lực, tình hình dịch tễ, lao kháng thuốc, lao/HIV...

Chính vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là cần thiết.

II. TÌNH HÌNH DỊCH TỄ

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Long An và Campuchia, phía đông giáp Tiền Giang và Long An, phía tây giáp An Giang và Cần Thơ, phía nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ. Diện tích tự nhiên 3.374 km2, dân số 1.680.300 người. Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thị xã, 2 thành phố, 144 xã phường, thị trấn, trong đó có 8 xã biên giới, 52 xã vùng sâu nằm rải rác trong 9 huyện, thị xã. Cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn do 80% dân số sống bằng nghề nông. Phương tiện giao thông đi lại thuận tiện; các trạm y tế xã đạt 89,6% chuẩn quốc gia, 100% trạm y tế có bác sĩ.

Trong những năm qua, Đồng Tháp là tỉnh có tỉ lệ mắc lao cao, đứng thứ 2 (sau An Giang) trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 7 trong 63 tỉnh, thành phố. Tỷ lệ mới mắc giảm nhưng không đáng kể. Tỷ lệ tử vong giảm do điều kiện sống của người dân càng ngày được cải thiện, nhận thức của người dân được nâng cao, vấn đề chăm sóc bệnh nhân lao được coi trọng. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của công tác chống lao tại Đồng Tháp là sự gia tăng tỷ lệ lao kháng đa thuốc và đồng nhiễm lao/HIV.

1. Số người thử đàm phát hiện (Phụ lục 1):

Trung bình mỗi năm số người thử đàm đạt 1,16% trên dân số.

2. Số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới (Phụ lục 2):

Trung bình hàng năm số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới chiếm 93,2/100.000 dân giảm 7% so với năm 2012, do mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi nên khó phát hiện được lao phổi AFB (+).

3. Thu nhận bệnh nhân lao các thể vào điều trị (Phụ lục 3):

Trung bình phát hiện lao các thể thu dung vào điều trị 158,4/100.000 dân, có xu hướng giảm nhẹ 3% năm 2013 so với năm 2012.

Trung bình bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV là 1,77%/năm (Phụ lục 4).

4. Kết quả điều trị:

a. Lao phổi AFB (+) mới (Phụ lục 5):

Bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới, trung bình đạt tỷ lệ khỏi bệnh 93,49% cao hơn nhiều so với quy định của CTCL là ≥ 85%.

b. Lao phổi AFB (+) tái phát (Phụ lục 6):

Bệnh nhân lao phổi AFB (+) tái phát, trung bình đạt tỷ lệ khỏi bệnh 90,18%.

c. Lao phổi AFB (+) thất bại (Phụ lục 7):

Bệnh nhân lao phổi AFB (+) thất bại, trung bình đạt tỷ lệ khỏi bệnh 72,72%.

d. Lao phổi AFB (-) mới (Phụ lục 8):

Bệnh nhân lao phổi AFB (-) mới, trung bình đạt tỷ lệ hoàn thành điều trị 93,22%.

e. Lao ngoài phổi mới (Phụ lục 9):

Bệnh nhân lao ngoài phổi mới, trung bình đạt tỷ lệ hoàn thành điều trị 91,51%.

g. Tổng số bệnh nhân lao chết (Phụ lục 10):

Tỷ lệ tử vong có khuynh hướng tăng dần qua giai đoạn 2008-2012 và lên đỉnh điểm năm 2012 với tỷ lệ 5,25%.

Tỷ lệ tử vong chung các thể: 8/100.000 dân.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu hết năm 2015:

+ Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống <155 người/100.000 dân.

+ Giảm số người chết do bệnh lao xuống < 8 người/100.000 dân.

+ Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc < 8% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.

+ Tỷ lệ dân số được xét nghiệm đờm: 0.9%.

+ Tăng tỷ lệ phát hiện, thu nhận và quản lý điều trị: 1.632 bệnh nhân có AFB (+) (tức 90/100.000 dân) và 2.719 bệnh nhân lao các thể (tức 150/100.000 dân).

+ Tỷ lệ điều trị khỏi > 93.2%.

- Mục tiêu đến hết năm 2020:

+ Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống <150 người/100.000 dân.

+ Giảm số người chết do lao còn < 5 người/100.000 dân.

+ Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỉ lệ < 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.

- Mục tiêu đến năm 2030:

+ Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng < 20/100.000 dân.

+ Hướng đến mục tiêu người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao.

2. Các chỉ tiêu cơ bản (Phụ lục 11)

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống lao; tuyên truyền về bệnh lao và công tác phòng, chống lao để người dân hiểu, không mặc cảm, kỳ thị đối với bệnh nhân lao, chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.

- Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, người bệnh, người nhà bệnh nhân tham gia tích cực tuyên truyền về bệnh lao để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chủ động phòng, chống lao.

2. Đảm bảo nguồn lực

- Kinh phí phòng, chống lao được đảm bảo từ: ngân sách nhà nước của tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế đồng thời tăng cường huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho công tác phòng, chống lao.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa, cập nhật kiến thức phòng, chống bệnh lao cho các thầy thuốc đa khoa và chuyên khoa khác, kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.

- Có cơ chế phối hợp giữa các cơ sở chữa bệnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe với chương trình phòng, chống lao, trong việc chuyển đúng tuyến điều trị đối với bệnh nhân lao, đặc biệt là bệnh nhân lao phổi AFB (+).

3. Công tác quản lý

- Duy trì và mở rộng công tác phối hợp y tế công tư (Public-Private Mix), huy động sự tham gia hỗ trợ của các phòng khám tư, cơ sở y tế tư, các nhà thuốc để phát hiện người nghi lao, giới thiệu đến các cơ sở khám lao.

- Nâng cao năng lực quản lý về phòng, chống bệnh lao cho cán bộ quản lý các cấp thông qua các chương trình đào tạo, tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm.

- Tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả công tác chống lao tại các trại giam. Khám phát hiện sàng lọc bệnh lao tại các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội, tiến tới mở rộng tại các trại tạm giam. Mỗi năm, tiến hành sàng lọc lao cho các học viên, phạm nhân ở các trung tâm, trại giam một lần.

- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, y tế học đường và cơ sở y tế trong việc quản lý bệnh lao ở trẻ em. Tổ chức tập huấn về công tác phòng, giám sát, quản lý bệnh lao cho giáo viên, nhân viên y tế học đường.

- Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác phòng, chống lao.

4. Tăng cường và duy trì tiếp cận phổ cập với các dịch vụ phòng, chống lao chất lượng

- Tiêm vắc xin phòng, chống lao cho 100% trẻ sơ sinh thông qua Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Dự phòng Isoniazid cho 50% đối tượng là người bị nhiễm HIV, trẻ em dưới 5 tuổi có tiếp xúc thường xuyên với nguồn lây - người thân là bệnh nhân lao phổi.

- Lồng ghép hoạt động phòng, chống lao với các hoạt động khác trong cộng đồng.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao.

- Đưa hoạt động phòng, chống lao vào nhà trường thông qua các buổi học ngoại khóa, các giờ sinh hoạt tập thể.

5. Đảm bảo tiếp cận nhanh và sử dụng tối ưu các kỹ thuật, trang thiết bị, thuốc men và công thức điều trị mới

- Ưu tiên phát hiện bệnh nhân lao phổi AFB (+) bằng xét nghiệm soi đờm trực tiếp kết hợp với các kỹ thuật khác như: chụp X-quang phổi, nuôi cấy vi khuẩn lao, kháng sinh đồ... và các kỹ thuật khác để xác định các bệnh lý kèm theo.

- Cử cán bộ tiếp cận các kỹ thuật mới, tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh lao.

- Áp dụng các thành tựu nghiên cứu, phương pháp chẩn đoán xác định để phát hiện sớm các trường hợp lao phổi (-), lao ngoài phổi, lao/HIV, lao đa kháng thuốc, lao trẻ em.

- Triển khai kịp thời công thức điều trị lao mới, lao kháng đa thuốc ngắn ngày hơn, sử dụng thuốc có hàm lượng khác nhau tùy từng bệnh nhân.

6. Tăng cường theo dõi, đánh giá hoạt động phòng, chống lao, điều tra, giám sát tình hình bệnh lao

- Kết hợp giữa hình thức “phát hiện chủ động” và “phát hiện thụ động” nhằm phát hiện được nhiều bệnh nhân lao trong cộng đồng.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát xác định các nhóm nguy cơ để có biện pháp can thiệp hiệu quả.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông về công tác phòng, chống lao.

- Theo dõi chặt chẽ, báo cáo kịp thời về tình hình bệnh lao và công tác phòng, chống lao, đặc biệt là tuyến cơ sở, xã, phường.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí dự toán đến năm 2020: 9.427.799.000 đồng (Phụ lục 12).

Trong đó:

- Kinh phí dự toán năm 2015: 1.550.843.000 đồng (Phụ lục 13). Bao gồm:

+ Kinh phí Trung ương cấp: 735.633.000 đồng.

+ Kinh phí địa phương đối ứng: 815.210.000 đồng.

- Kinh phí dự toán giai đoạn 2016 – 2020: 7.876.956.000 đồng

+ Dự kiến kinh phí Trung ương là: 5.862.273.000 đồng.

+ Dự kiến kinh phí địa phương hỗ trợ là: 2.014.683.000 đồng.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác. Tuỳ nguồn kinh phí Trung ương cấp hàng năm, địa phương sẽ đối ứng phần còn lại để đảm bảo cơ bản cho hoạt động phòng, chống lao.

- Hàng năm, căn cứ khung Kế hoạch, tình hình thực tế số bệnh nhân thu nhận, tỷ lệ điều trị, Sở Y tế đề xuất kinh phí thực hiện gửi về Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch; định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực và bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống lao.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ nhân lực cho Bệnh viện Phổi theo Hướng dẫn của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước; đề xuất các chế độ thu hút, đãi ngộ cho cán bộ làm công tác phòng, chống lao các tuyến.

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh đề xuất cơ chế sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế cho công tác phòng, chống lao, đặc biệt là chi phí khám, chữa bệnh lao đối với người có thẻ bảo hiểm y tế.

- Chỉ đạo giám sát và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đối với người mắc bệnh lao.

- Thực hiện việc đào tạo, thu hút, bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống lao theo đúng quy định.

- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố bố trí đủ nhân lực cho tổ phòng, chống lao huyện, thị xã, thành phố theo Quyết định số 2357/QĐ- BYT ngày 05/7/2011 của Bộ Y tế về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng, chống lao và bệnh phổi giai đoạn từ 2011 đến 2020; chỉ đạo các cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động phòng, chống lao theo Thông tư số 02/2013/TT-BYT ngày 15/01/2013 của Bộ Y tế quy định về việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ kế hoạch triển khai công tác phòng, chống lao và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu UBND tỉnh kinh phí thực hiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan đề xuất giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư cho công tác phòng, chống lao, xây dựng bổ sung các khoa, phòng đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên, triển khai các kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh lao và bệnh lao đa kháng thuốc.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan triển khai hướng dẫn việc thực hiện các quy định hướng dẫn phòng, chống lao cho người lao động tại nơi làm việc, đối tượng lao động nữ, nhóm lao động di biến động dễ bị tổn thương và các chính sách hỗ trợ người lao động bị mắc bệnh lao.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, giám sát và kiểm tra thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ người mắc bệnh lao là người lao động trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống lao tại các đơn vị trực thuộc, trong đó chú trọng đến công tác phòng, chống lao trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức khám sàng lọc bệnh lao; thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân, trại viên, học viên trường giáo dưỡng thuộc ngành quản lý.

- Phối hợp với Sở Y tế mở rộng hoạt động mô hình quân dân y kết hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống lao, triển khai khám phát hiện và điều trị cho người dân tại các khu vực biên giới, những khu vực có điều kiện khó khăn.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài địa phương phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông phòng, chống lao.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung phòng, chống lao trong các chương trình ngoại khoá của nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục về phòng, chống lao cho học sinh, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống lao thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; qua tác phẩm văn hóa, nghệ thuật để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện và chủ động phòng, chống lao.

9. Sở Nội vụ

Phối hợp Sở Y tế đề xuất biên chế, các chế độ thu hút, đãi ngộ cho cán bộ làm công tác phòng, chống lao các tuyến.

10. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Kiện toàn Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khoẻ nhân dân cấp huyện. Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh lao của tỉnh, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương.

- Xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống lao trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đảm bảo nguồn ngân sách dự phòng cho công tác phòng, chống lao tại địa phương trong trường hợp cần thiết.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

Chỉ đạo các tổ chức thành viên tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch tùy theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; phối hợp với Sở Y tế giám sát thực hiện Kế hoạch.

Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế trước ngày 31/11 để tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để xem xét, điều chỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NC/VX.Ntn.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thái

 

PHỤ LỤC 1

SỐ NGƯỜI THỬ ĐÀM PHÁT HIỆN

Số TT

Đơn vị

Dân số năm 2009

Số người phát hiện theo các năm

2009

2010

2011

2012

2013

01

TP Cao Lãnh

156.330

1.563

1.107

1.084

1.741

1.780

02

TP Sa Đéc

105.568

1.056

810

761

1.007

1.094

03

Tân Hồng

93.475

934

423

455

689

686

04

Hồng Ngự

 

231.001

 

2.310

971

1.409

1.575

1.566

05

TX Hồng Ngự

943

1.011

1.192

1.076

06

Tam Nông

106.319

1.063

1.217

846

1.029

1.022

07

Thanh Bình

166.046

1660

1.517

1.187

1.186

1.176

08

Cao Lãnh

212.470

2.125

1.149

1.199

1.040

974

09

Lấp Vò

187.347

1.873

1.832

1.695

1.608

1.669

10

Tháp Mười

137.912

1.379

1.283

1.282

1.348

1.310

11

Lai Vung

168.932

1.689

1.417

1.605

1.690

1.636

12

Châu Thành

169.967

1.700

910

1.040

1.436

1.572

13

BVĐ khu vực Hồng Ngự

 

 

406

524

413

441

14

BVĐ Sa Đéc

 

 

1.041

898

967

1.067

15

BVĐ khu vực Tháp Mười

 

 

575

637

375

357

16

BVĐ Đồng Tháp

 

 

2.923

2.673

1.398

1.185

17

Phòng khám lao tỉnh

 

 

1.155

469

 

 

18

Xã Tân Bình, huyện Thanh Bình

 

 

 

521

616

602

19

Xã An Long, huyện Tam Nông

 

 

 

249

219

203

20

Xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò

 

 

 

132

346

328

18

Bệnh viện Phổi

 

 

 

953

2.609

3.025

19

Trại giam Cao Lãnh

 

 

 

 

 

40

Số người

1.735.367

17.352

19.679

20.630

22.484

22.809

Tỷ lệ % dân số

 

0,99

1,12

1,16

1,25

1,26

 

PHỤ LỤC 2

SỐ BỆNH NHÂN LAO PHỔI AFB (+) MỚI

Số TT

Đơn vị

Dân số năm 2013

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

01

TP Cao Lãnh

162.731

156

54

53

129

108

02

TP Sa Đéc

112.190

111

73

107

97

101

03

Tân Hồng

96.495

125

87

99

62

75

04

Hồng Ngự

162.488

297

102

94

95

95

05

TX Hồng Ngự

80.523

216

189

180

138

06

Tam Nông

109.190

131

72

70

75

60

07

Thanh Bình

172.422

144

129

82

91

86

08

Cao Lãnh

219.042

179

108

86

37

44

09

Lấp Vò

193.853

159

150

160

139

116

10

Tháp Mười

141.009

113

44

76

80

52

11

Lai Vung

172.727

170

123

141

151

137

12

Châu Thành

173.785

149

85

90

125

116

13

BVĐ khu vực Hồng Ngự

 

 

86

88

75

75

14

BVĐ Sa Đéc

 

 

198

124

114

127

15

BVĐ khu vực Tháp Mười

 

 

52

42

31

34

16

BVĐ Đồng Tháp

 

 

248

236

77

58

17

Phòng khám lao tỉnh

 

 

294

145

 

 

18

Xã Tân Bình, huyện Thanh Bình

 

 

 

17

27

21

19

Xã n Long, huyện Tam Nông

 

 

36

31

30

15

20

Xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò

 

 

8

 

13

11

18

Bệnh viện Phổi

 

 

 

205

518

551

19

Trại giam Cao Lãnh

 

 

 

 

 

2

 

Tổng cộng

1.796.455

1.734

2.165

2.135

2.146

2.022

 

/100.000 dân

 

99

96

93

100

93

 

PHỤ LỤC 3:

THU NHẬN BỆNH NHÂN LAO CÁC THỂ VÀO ĐIỀU TRỊ

Số TT

Đơn vị

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

01

TP Cao Lãnh

283

237

225

286

299

02

TP Sa Đéc

195

208

231

225

235

03

Tân Hồng

189

173

189

150

156

04

Hồng Ngự

470

332

318

301

304

05

TX Hồng Ngự

179

177

186

177

06

Tam Nông

203

174

162

195

183

07

Thanh Bình

240

263

204

247

239

08

Cao Lãnh

311

263

267

306

288

09

Lấp Vò

262

278

280

304

271

10

Tháp Mười

178

163

167

198

202

11

Lai Vung

249

255

245

269

254

12

Châu Thành

244

230

210

260

249

Tổng cộng lao các thể

2.824

2.755

2.675

2.927

2.857

Dân số

1.756.994

1.756.994

1.769.298

1.787.517

1.796.455

/100.000 dân

161

157

151

164

159

 

PHỤ LỤC 4:

SỐ LƯỢNG BỆNH NHÂN LAO/HIV

Năm

Lao phổi AFB (+)

Lao phổi AFB (-)

Lao ngoài phổi

Tổng cộng

Tỷ lệ % đồng nhiễm

Mới

Tái phát

Thất bại

Lao khác

2009

27

 

 

 

12

15

54

1,91

2010

15

02

01

03

09

10

40

1,45

2011

27

02

 

 

08

15

52

1,94

2012

18

01

01

 

14

17

51

1,74

2013

33

02

01

01

13

12

52

1,82

TC

120

07

03

04

56

66

259

1,77

 

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ ĐIỀU TRI LAO PHỔI AFB (+) MỚI

Năm /Tỷ lệ %

Tổng số đánh giá

Khỏi

Hoàn thành

Chết

Thất bại

Bỏ trị

Chuyển đi

Loại

2008

1.714

1.598

05

68

13

13

17

 

 

93,23

0,29

3,96

0,75

0,75

0,99

 

2009

1.734

1.624

06

55

18

19

12

 

 

93,65

0,34

3,17

1,03

1,09

0,69

 

2010

1.689

1.571

09

71

13

13

07

05

 

93,01

0,54

4,31

0,76

0,76

0,41

0,29

2011

1.644

1.545

01

61

19

08

09

01

 

93,97

0,06

3,71

1,15

0,48

0,54

0,06

2012

1.786

1.672

01

77

22

04

09

01

 

93,66

0,05

4,31

1,23

0,22

0,50

0,05

TC

8.567

8.010

22

332

85

57

54

07

% TB

 

93,49

0,25

3,87

0,99

0,66

0,63

0,08

 

PHỤ LỤC 6

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI AFB (+) TÁI PHÁT

Năm /Tỷ lệ %

Tổng số đánh giá

Khỏi

Hoàn thành

Chết

Thất bại

Bỏ trị

Chuyển đi

Loại

2008

201

178

04

12

04

02

01

 

 

88,55

1,99

5,97

1,99

0,99

0,49

 

2009

225

205

02

10

04

04

 

 

 

91,11

0,88

4,44

1,77

1,77

 

 

2010

222

202

04

12

01

03

 

 

 

90,99

1,80

5,40

0,45

1,35

 

 

2011

219

194

01

16

04

02

01

01

 

88,58

0,45

7,20

1,80

0,90

0,45

0,45

2012

172

158

 

12

02

 

 

 

 

91,86

 

6,97

1,16

 

 

 

TC

1.039

937

11

62

14

11

02

01

% TB

 

90,18

1,05

5,96

1,34

1,05

0,19

0,09

 

PHỤ LỤC 7

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI AFB (+) THẤT BẠI

Năm / Tỷ lệ %

Tổng số đánh giá

Khỏi

Hoàn thành

Chết

Thất bại

Bỏ trị

Chuyển đi

Loại

2008

10

08

 

01

01

 

 

 

 

80,00

 

10,00

10,00

 

 

 

2009

17

12

03

 

02

 

 

 

 

70,58

17,64

 

11,76

 

 

 

2010

Không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2011

21

14

01

 

01

05

 

 

 

66,66

4,76

 

4,76

23,80

 

 

2012

18

14

 

03

01

 

 

 

 

77,77

 

16,66

5,55

 

 

 

TC

66

48

04

04

05

05

 

 

% TB

 

72,72

6,06

6,06

7,57

7,57

 

 

 

PHỤ LỤC 8

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO PHỔI AFB (-) MỚI

Năm /Tỷ lệ %

Tổng số đánh giá

Khỏi

Hoàn thành

Chết

Thất bại

Bỏ trị

Chuyển đi

Loại

2008

417

 

386

23

 

06

02

 

 

 

92,56

5,51

 

1,43

0,47

 

2009

408

 

375

24

02

07

 

 

 

 

91,91

5,88

0,49

1,71

 

 

2010

380

 

362

15

 

01

02

 

 

 

95,26

3,94

 

0,26

0,52

 

2011

391

 

358

26

01

05

01

 

 

 

91,56

6,64

0,25

1,27

1,27

 

2012

410

 

389

18

 

02

01

 

 

 

94,87

4,39

 

0,48

0,48

 

TC

2.006

 

1.870

106

03

21

06

 

% TB

 

 

93,22

5,28

0,14

1,04

0,29

 

 

PHỤ LỤC 9

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LAO NGOÀI PHỔI MỚI

Năm /Tỷ lệ %

Tổng số đánh giá

Khỏi

Hoàn thành

Chết

Thất bại

Bỏ trị

Chuyển đi

Loại

2008

466

 

422

30

 

08

06

 

 

 

90,55

6,43

 

1,71

1,28

 

2009

421

 

387

23

 

07

04

 

 

 

91,92

5,46

 

1,66

0,95

 

2010

430

 

400

21

 

07

02

 

 

 

95,01

4,88

 

1,62

0,46

 

2011

376

 

351

19

01

03

02

 

 

 

93,35

5,05

0,26

0,79

0,53

 

2012

500

 

447

40

 

06

07

 

 

 

89,40

8,00

 

1,20

1,40

 

TC

2.193

 

2.007

133

01

31

21

 

% TB

 

 

91,51

6.06

0,04

1,41

0,95

 

 

PHỤ LỤC 10

TỔNG SỐ BỆNH NHÂN LAO CHẾT

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng số thu dung

2.824

2.755

2.675

2.927

2.857

Tổng số chết

137

112

125

122

150

Tỷ lệ %

4,85

4,06

4,67

4,16

5,25

 

PHỤ LỤC 11

CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN VỀ BỆNH LAO

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Dân số ước tính ( Tăng tự nhiên 0,98% )

1.813.846

1.831.621

1.849.571

1.867.697

1.886.000

1.904.483

Số người xét nghiệm đờm

16.324

16.484

16.646

16.809

15.088

15.235

Tỷ lệ xét nghiệm đờm / dân số

0.9

0.9

0.9

0.9

0.8

0.8

Tiêu bản đàm

37.536

37.904

38.272

38.640

39.031

39.422

Số lao phổi AFB (+) mới (0.9‰)

1.632

1.648

1.664

1.680

1.697

1.714

Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới / 100.000 dân

90

90

90

90

90

90

Số lao phổi AFB (+) tái trị

245

248

249

252

255

257

Số lao phổi AFB âm tính

435

440

442

448

453

458

Số lao ngoài phổi

408

413

414

420

425

429

Tổng số BN lao các thể

2.719

2.749

2.769

2.800

2.830

2.858

Tỷ lệ BN các thể / 100.000 dân

150

150

149

150

150

150

Tỷ % lệ tầm soát HIV/BN lao

95

96

96

96

97

98

Tỉ lệ bệnh nhân lao các thể/HIV(+)

<2%

<2%

< 2%

<2%

<1,5%

1,2%

Tỷ lệ điều trị khỏi lao AFB (+) mới (%)

93,20

93,25

93,40

93,60

94,00

94,10

Tỷ lệ tử vong do lao/100.000 dân

≤ 8

≤7

≤7

≤7

≤7

≤5

Tỉ lệ lao đa kháng/tổng số lao

<5%

<5%

<5%

<5%

<5%

<5%

 

PHỤ LỤC 12

TỔNG KINH PHÍ DỰ TOÁN 2015 - 2020

ĐVT: 1.000 đồng

Nội dung

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

Chi bồi dưỡng theo TT 113

572.490

629.739

692.713

761.985

838.185

922.004

4.417.116

Truyền thông giáo dục sức khỏe và đào tạo

42.503

188.980

207.878

228.666

251.533

276.687

1.196.247

Kiểm tra giám sát

60.640

75.504

83.055

91.361

100.498

110.548

521.606

In ấn,trang thiết bị, sửa chữa, vận chuyển.

60.000

66.000

72.600

79.860

87.846

96.631

462.937

Thuốc lao, vật tư xét nghiệm

815.210

330.000

363.000

399.300

439.230

483.153

2.829.893

Tổng cộng

1.550.843

1.290.223

1.419.246

1.561.172

1.717.292

1.889.023

9.427.799

 

PHỤ LỤC 13

DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO NĂM 2015

Số TT

NỘI DUNG CHI

SỐ NGƯỜI

LẦN/THÁNG

ĐỊNH MỨC

THÀNH TIỀN

I

Kinh phí CTCMQG do Trung ương cấp

735,633,000

1

Chi phát hiện, quản lý, điều trị BN lao:

572,490,000

1.1

Bồi dưỡng y tế phường xã (mỗi xã 1 người) trực tiếp khám và vận chuyển bệnh nhân tới tổ chống lao

144

12

50,000

86,400,000

1.2

Bồi dưỡng cán bộ tuyến huyện làm công tác khám phát hiện nguồn lây chính 2.160 bệnh nhân của 12 huyện, thị và BV.

2,160

1

30,000

64,800,000

1.3

Chi hỗ trợ cán bộ y tế trực tiếp cấp phát thuốc, kiểm tra, giám sát 2.856 bệnh nhân lao trong thời gian 8 tháng điều trị tại cộng đồng.

 

 

 

421,270,000

 

Vùng sâu khoảng 55 % BN

1,571

1 đợt

170,000

267,070,000

 

Vùng cạn khoảng 45 % BN

1,285

1 đợt

120,000

154,200,000

2

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:

42,503,000

2.1

In tờ bướm, tờ rơi các loại

Tờ

20,000

1,200

24,000,000

2.2

In áp pích các loại

Tờ

500

20,000

10,000,000

2.3

Băng rol kích thước 4 m x 0,8 m

Cái

25

200,000

5,000,000

2.4

Thực hiện phóng sự phát trên đài truyền hình Đồng tháp

 

 

 

3,503,000

3

Kiểm tra chấm điểm quý Tổ chống lao huyện và các khoa lao Bệnh viện tuyến tỉnh

 

3.1

Công tác phí ( 4 lần /năm x 6 người x 12 huyện )

24

12

70,000

20,160,000

3.2

Xăng cho tuyến tỉnh đi 12 huyện/ 4 lần/ năm

235 lít

4

15,500

14,560,000

3.3

Huyện giám sát hỗ trợ chuyên môn phường xã trên địa bàn thành phố ( 144 FX x 1 quý /lần x 12 huyện)

144

4

30,000

17,280,000

4

Chi hỗ trợ cán bộ y tế giám sát dịch tễ

 

 

 

8,640,000

 

Tỉnh hỗ trợ chuyên môn huyện định kỳ ( 4 lần /năm x 6 người x 12 huyện )

24

12

30,000

8,640,000

5

Tổ chức và tham gia hội thảo tuyến trên :

 

 

 

50,000,000

5.1

Tham dự 2 lượt hội thảo, hội nghị tuyến Trung ương

4

2 đợt

4,100,000

32,800,000

5.2

Nước uống cho đại biểu 4 lượt hội thảo, hội nghị tại tỉnh

70

4 đợt

20,000

5,600,000

5.3

In ấn tài liệu hội thảo

70

4 đợt

20,000

5,600,000

5.4

Thuê mướn hội trường

1

4

1,500,000

6,000,000

6

Vận chuyển thuốc:

 

 

 

10,000,000

 

Thuê mướn vận chuyển thuốc, TTB, lam, lọ, hoá chất từ TPHCM về tỉnh quý/lần

Xe tải

4

2,500,000

10,000,000

II

Kinh phí địa phương cấp đối ứng

 

 

 

815,210,000

A

Mua thuốc lao, vật tư tiêu hao, dụng cụ cho xét nghiệm tuyến tỉnh

 

 

 

769,890,000

1

Găng tay tiệt trùng

Đôi

400

4,500

1,800,000

2

Găng tay thường

50cái/ Hộp

80

65,000

5,200,000

3

Khẩu trang N95

Cái

200

60,000

12,000,000

4

Khẩu trang thường

Cái

4000

1,000

4,000,000

5

Bông gòn

Kg

12

160,000

1,920,000

6

Nước pha hóa chất

Bình(20lit)

60

20,000

1,200,000

7

Bọc nilong

Kg

30

50,000

1,500,000

8

Cồn 90 độ

Lít

50

27,000

1,350,000

9

Giấy thấm mềm

Cây

60

30,000

1,800,000

10

Dung dịch rửa tay

Chai

30

40,000

1,200,000

11

Bình tia nhựa

Cái

20

300,000

6,000,000

12

Test HIV

Test

3000

40,000

120,000,000

13

Công XN

Mẫu

3,000

15,000

45,000,000

14

Công vận chuyển

Mẫu

100

300,000

30,000,000

15

Ống nghiệm

Ống

3000

1,000

3,000,000

16

Bơm kim tiêm

Cái

3000

900

2,700,000

17

Pipet

Cái

3000

700

2,100,000

18

Tủ An toàn sinh học cấp 1

Cái

01

30,000,000

30,000,000

19

Tủ An toàn sinh học cấp 2

Cái

01

190,000,000

190,000,000

20

Vortex

Cái

01

8,000,000

8,000,000

21

Kính Hiển vi Olympus

Cái

02

22,000,000

44,000,000

22

Kính hiển vi Huỳnh quang

Cái

01

180,000,000

180,000,000

23

Acid HCL

Lít

10

200,000

2,000,000

24

Fuchsin bột

Kg

0,2

10,000,000

2,000,000

25

Phenol

Kg

05

3,600,000

18,000,000

26

Tủ lạnh (365 L )

Cái

01

10,000,000

10,000,000

27

Tủ ấm ( 260 L )

Cái

01

35,000,000

35,000,000

28

Tủ mát ( 340 L )

Cái

01

10,000,000

10,000,000

B

Cấp cho các phòng xét nghiệm tuyến huyện

 

 

 

 

1

cid cồn

Lít

484

30,000

14,520,000

2

Bóng đèn cực tím 0,9 m

Bóng

24

150,000

3,600,000

3

Bóng đèn cực tím 0,45 m

Bóng

84

120,000

10,080,000

4

Giấy lau kính

Tập

92

100,000

9,200,000

5

Giấy lọc

Tờ

2,580

2,000

5,160,000

6

Khuyên cấy

Cây

23

120,000

2,760,000

 

Tổng cộng: ( mục I+mục II )

Một tỷ năm trăm năm mươi triệu tám trăm bốn mươi ba ngàn đồng

 

 

 

1,550,843,000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2015 triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại tỉnh Đồng Tháp

  • Số hiệu: 89/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 25/04/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Trần Thị Thái
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/04/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản